C. Điều tra tỷ mỉ ở rừng tự nhiên * Nội dung điều tra
8.2.1. Biện pháp kiểm dịch
* Khái niệm: Phương pháp kiểm dịch là hàng loạt các biện pháp nhằm kiểm tra và phát hiện các mầm mống sâu hại có trong các loại hàng hoá như hạt giống, cây con, hoa quả hay các lâm sản khác khi vận chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc từ nước này sang nước khác.
* Các loại kiểm dịch:
Có 2 loại kiểm dịch: KD đối nội và KD đối ngoại.
Kiểm dịch đối nội ( KD trong nước ) được thực hiện theo chế độ và pháp lệnh ban hành trong nước để ngăn chặn sâu hại lan tràn từ vùng này sang vùng khác.
Đối tượng kiểm dịch đối nội là: sâu hại phân bố hẹp không nguy hiểm, sâu đến vùng mới gây hại nghiêm trọng, các sâu hại có trong hạt giống, cây trồng và các lâm sản khác vận chuyển đến vùng khác.
Kiểm dịch đối ngoại ( KD quốc tế ) được thực hiện bởi các hiệp định hợp tác quốc tế để ngăn chặn sâu hại lan tràn từ nước này sang nước khác, đó là nhiệm vụ của các cơ quan kiểm dịch dưới sự chỉ đạo của bộ ngoại thương được đặt ở các bến cảng hải quan, bến xe, sân bay quốc tế…
Đối tượng kiểm dịch đối ngoại là các loài sâu trong danh lục quốc tế, sâu hại nguy hiểm chưa phát hiện hoặc ít phân bố ở nước kiểm dịch.
* Nhiệm vụ của công tác kiểm dịch thực vật.
- Ngăn ngừa sâu bệnh nguy hiểm xâm nhập lan tràn. - Bao vây sâu bệnh hại ở một vùng nhất định để tiêu diệt.
- Lúc đã phát sinh sâu bệnh ở một vùng mới phải được cô lập và tiêu diệt kịp thời, triệt để.
*Các biện pháp Kiểm dịch thực vật
- Cấm nhập các loại hàng hoá và nguyên liệu, lâm sản từ các vùng đang có đối tượng kiểm dịch nguy hiểm.
- Chỉ cho nhập những loại hàng hoá và lâm sản khi đã được kiểm dịch cẩn thận theo đúng quy định.
- Với các đối tượng khó phát hiện chỉ được nhập sau khi đã được gieo ươm thử một thời gian mà không bị sâu bệnh hại.
*Ưu khuyết điểm của phương pháp Kiểm dịch
* Ưu điểm: Ngăn chặn sâu hại lây lan, đảm bảo cho hàng hoá, nguyên liệu, lâm sản... có chất lượng đáp ứng yêu cầu
* Nhược điểm: hạn chế tốc độ lưu thông hàng hoá và cây trồng…