C. Điều tra tỷ mỉ ở rừng tự nhiên * Nội dung điều tra
1. Sử dụng gia cầm gia súc
9.1.3. Một số loài sâu thường gặp a Sâu xám nhỏ (Agrostis ypsilon Root)
a. Sâu xám nhỏ (Agrostis ypsilon Root) * Phân loại, phân bố và tình hình phá hại
- Là loài sâu hại phổ biến và phân bố ở khắp mọi nơi trên Thế giới. ở nước ta sâu xám nhỏ phân bố từ bắc đến nam.
- Thuộc nhóm CT đa thực, phá hoại nhiều loài cây trồng nông, lâm nghiệp. - Cây nông nghiệp như lạc đậu, rau các loại, bông...
- Cây lâm nghiệp như: mỡ, hồi, trám lát, bạch đàn, thông...
Sâu xám nhỏ (Agrostis ypsilon Root)
1.Trưởng thành; 2.Trứng; 3.Sâu non; 4.Nhộng
* Tập tính sinh hoạt :
- Ở nước ta sâu xám nhỏ mỗi năm có 5- 7 lứa, thời gian phát triển của mỗi giai đoạn như sau: Trứng từ 4- 5 ngày , sâu non 25-31 ngày, nhộng 9- 13 ngày, sâu trưởng thành 3- 5 ngày.
- Sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm, có tính xu quang, xu hoá.
Ban ngày lẩn tránh trong các kẽ hở của đất, dưới lớp cỏ, sau hoàng hôn bay ra hoạt động, đẻ trứng ở bờ bụi cỏ, luống gieo.
- Sâu non thường phá hại cây con vào ban đêm, tuổi 1, tuổi sống trên cây. Từ tuổi
3 trở đi chui xuống đất. Ban ngày nằm trong đất sâu 5-7cm quanh gốc cây, ban đêm trèo lên cắn ngang thân cây kéo rút xuống đất để ăn. ở tuổi lớn chúng hoá nhộng ở trong lớp đất mặt. Đất thịt nhẹ, cát pha mật độ sâu xám ca, phá hoại nghiêm trọng
- Những nơi có nhiều cỏ dại chúng phá hoại càng nặng, trong năm những lứa đầu phá hoại mạnh hơn những lứa sau. Thời gian phá hoại mạnh hất trong năm là tháng 12 – 1 năm sau .
* Biện pháp phòng trừ sâu xám nhỏ
- Cũng như các loài sâu xám khác, đối với sâu xám nhỏ chúng ta cần chú ý những biện pháp sau :
- Trong kinh doanh cần chú ý chọn và quản lí tốt vườn ươm không để đất dính chặt và nhiều cỏ dại, tăng cường bón phân hoai.
+ Những nơi có đủ nguồn nước trước khi gieo ươm có thể dẫn nước vào ngâm 2 - 3 cho chết sâu non, nhộng.
+ Cuốc cỏ dại diệt sâu non, xới xáo giết nhộng qua đông trong đất. + Bẫy đèn bắt sâu trưởng thành vao ban đêm.
+Vào lúc sáng sớm tìm bắt sâu non để bắt giết. + Làm mồi dẫn dụ sâu xám vào chiều tối.
+ Làm bả độc bằng nước đường lên men để bẫy sâu non và STT.
+ Phun thuốc hoá học: có thể phun Dipterex nồng độ 0.5 %, liều lượng 0.3 - 0.5lít /m2.
+ Thuốc thảo mộc: Lá Kim ngân, lá thanh hao, lá khổ sâm: 1kg giã nhỏ thêm 3- 5lít nước lọc tưới/phun
Tỏi củ, hành củ:1kg giã nhỏ thêm 3l nước giải ngâm 5-7 ngày pha thêm nước lã thành 10lít tưới vào đất
b, Nhóm dế.
* Phân loại, phân bố và tác hại:
- Dế có rất nhiều loại: dế mèn nâu lớn, nâu nhỏ, nâu đen, dế dũi, thuộc 2 họ: Họ dế dũi và họ dế mèn, bộ cánh thẳng, kiểu BTKHT
- Chúng phân bố ở khắp mọi nơi trên Thế giới. Thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ưa đất cát pha hoặc thịt nhẹ nhiều mùn.
- Phá hại cả cây trồng Nông lâm nghiệp 1. Dế dũi
2. Dế mèn nâu lớn; 3. Dế mèn nâu nhỏ