Lớp thảm mục rừng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 65)

- Gió ả/h đến hình thái của CT 6.3.7 Môi trường đất và côn trùng

3) Lớp thảm mục rừng

Lớp thảm mục rừng là nguồn TA và là nơi cư trú của nhiều loài CT như; bọ hung, gián, kiến, mối, dế

Một số loài CT thường vào nhộng hoặc qua đông trong đất có nhiều thảm mục. Nơi có nhiều mùn, tơi xốp thì mật độ sâu dưới đất cao hơn.

T/c lý hoá đất: ả/h chủ yếu đến sự phân bố và số lượng CT

- Về lý tính: đa số CT thích hợp với đất cát pha hoặc thịt nhẹ. Tỷ lệ sâu xám

phâ n bố ở đất cát pha là 53,3 % còn ở đất cát là 15,6 % . Đất thịt nặng, đất cát và đất mặn thường không thuận lợi cho đa số côn trùng.

- Về hoá tính (chủ yếu là độ chua pH). Đa số côn trùng thích sống ở trong đất trung tính . ( pH : 6-7,5 )

6.3.8. Thức ăn và côn trùng

Thức ăn được coi là một nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong các yếu tố sinh học, vì TA cần cho CT STPT cá thể, bù đắp lại năng lượng mất đi trong hoạt động sống và dự trữ dinh dướng cho sinh sản

CT chỉ ăn các chất hữu cơ sẵn có và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau: thực vật, động vật, xác thực, động vật, ăn phân

Căn cứ vào tính ăn của CT , người ta chia thành 3 loại:

Loại đa thực (Polyphaga) bao gồm các loại CT ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như: châu

chấu, sâu xám, bọ hung...

Loại đơn thực (Monophaga) gồm những loài chỉ ăn một loại thức ăn như: ong Pseudaphiacus

malinus Gah chỉ ký sinh lên rệp sáp Pseudococcus comstocki. Loại này rất hiếm.

Loại hẹp thực (Oligophaga) gồm những loài CT chỉ ăn các cây thuộc cùng một giống hay một

họ như: sâu róm thông chỉ ăn các loài thông thuộc giống Pinus. Song việc phân chia như trên chỉ có T/c tương đối mà thôi

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w