Sâu hại rừng tràm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 132 - 134)

- Sâu róm thông đuôi ngựa

1. Sâu hại rừng tràm

Sâu bệnh hại rừng tràm ở nước ta đang ở mức độ hại nhẹ, chưa có vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ hại bình quân của sâu cuốn lá 75% và chỉ số hại là 14,5%, sâu róm ăn lá tràm, tỷ lệ hại là

75% và chỉ số hại là 15% (mức độ nhẹ). Đây là những loài sâu hại tiềm năng, trong tương lai, tràm được trồng trên quy mô lớn, cần chú ý loài sâu róm ăn lá tràm và sâu cuốn lá, ăn lá ngọn cây tràm.

Sâu cuốn lá nhỏ (Strepsirates sp.)

- Thuộc Họ ngài cuốn lá Totricidae, bộ cánh phấn Lepidoptera, Thường gặp trên

những lô rừng cấp tuổi I và rừng mới trồng, ăn lá và cuốn lá để làm tổ trên những ngọn cây. Mức độ hại < 25% có khả năng lây nhiễm sang khu rừng mới trồng.

- Sâu non có màu xanh, có khả năng bò lùi rất nhanh khi phát hiện kẻ thù. Chúng cuộn lá non của cây trên ngọn với nhau bằng chất tơ tiết ra, sống ở trong bó lá và ăn thịt lá.

Chúng phá hại tràm ở giai đoạn vườn ươm và tràm mới trồng ở cấp tuổi I. - Mùa hại chính trên rừng trồng từ tháng 5 đến tháng 11.

Sâu róm ăn lá tràm (Dasychira sp.)

- Thuộc họ ngài độc Lymantriidae, bộ cánh phấn Lepidoptera.

- Sâu trưởng thành ở dạng ngài, sâu non có những chùm lông ở lưng, có màu vàng xám; nhộng được bao bọc bằng kén; Trứng được đẻ thành ổ trên lá cây tràm.

- Sâu róm ăn lá tràm là loài nguy hiểm nhất hiện nay ở rừng tràm. Khi đã thành dịch, chúng ăn lá tràm đến xơ xác trên diện rộng. Thức ăn chính là lá non đến lá già, thời kỳ xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

- Qua điều tra, chỉ phát hiện sâu ăn qua vết sâu ăn lá, nhưng chưa phát hiện sâu có mật độ cao. Về quy mô bị nhiễm khoảng 15.000ha, mức độ bị hại <25%. Sâu róm ăn lá tràm có khả năng phát triển, nếu thời tiết khô hạn kéo dài trong mùa khô.

- Theo số liệu thống kê, năm 1996 và 1997 loài sâu này có dịch hại nặng nhất vào

tháng 2, 3 khi thời tiết khô hạn, mức độ hại 40 - 60% tập trung ở các lâm, nông trường khu vực rừng tràm U Minh, Trần Văn Thời, Sông Trẹm đến tháng 6 năm 1997 khi mùa mưa mới kết thúc dịch.

- Sâu ăn lá ở rừng tràm gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Thiệt hại về cây chết do sâu không đáng kể, khi mưa xuống cây đâm chồi và lại phát triển.

- Đặc điểm chính để sâu phát triển mạnh thành dịch là thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, nhiệt độ không khí cao. Sâu hại nhất là sâu non ở tuổi 4 - 5.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG HỌC (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w