Vấn đề bảo tồn thiên nhiên

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 65 - 68)

3.2.4.1 Công tác quản lý và bảo vệ rừng

Diện tích rừng tràm tự nhiên hiện có khoảng 1.657 hecta. Tuy nhiên, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng chỉ mới khai thác khoảng 250 hecta phục vụ nhu cầu khách tham quan. Vì thế, vấn đề bảo vệ rừng phụ thuộc chủ yếu vào Ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng. Hiện tại toàn khu vực rừng sinh thái có 5 chốt canh gác với hơn 30 nhân viên kiểm lâm túc trực ngày đêm. Sẵn sàng giải quyết và ứng phó với mọi tình huống xảy ra có nguy cơ đe dọa đến sinh cảnh rừng tràm.

Bên cạnh đó, nhằm phát huy tinh thần cán bộ và nhân dân cùng chung tay bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên nên ban quản lý còn tiến hành nhiều công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân địa phƣơng về vai trò và vị trí của hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Để hạn chế sự xâm nhập trái phép của các nông hộ trong vùng, ban lãnh đạo rừng tràm kết hợp với UBND xã tiến hành công tác rà soát nắm tình hình các hộ nghèo ở địa phƣơng để có chính sách tạo việc làm. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ kinh tế nông hộ nhƣ cho phép ngƣời dân vào khai thác tràm (có sự quản lý) phục vụ nhu cầu chất đốt hoặc cho phục vụ du lịch sinh thái giúp cải thiện phần nào đời sống dân cƣ. Hằng năm, nguồn lợi từ việc khai thác rừng tràm đóng góp cho ngân sách tỉnh khoảng 4 tỷ đồng. Tuy vậy, quá trình quản lý chỉ có thể hạn chế phần nào chứ không thể giải quyết triệt để việc vào rừng trái phép của các nông hộ xung quanh khu vực sinh thái. Ngày 21/7/2014, ban quản lý rừng tràm và công an xã Gáo Giồng đã bắt đƣợc 4 đối tƣợng đang săn trộm cá bằng xung điện. Hình thức xử lý chủ yếu là phạt hành chính theo mức từ 1 - 1,5 triệu đồng và tịch thu tang vật. Vì vậy, công tác giải quyết việc làm và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của nông hộ cần phải đƣợc quan tâm hơn nữa. Góp phần hạn chế tình trạng xâm nhập và khai thác trái phép tài nguyên của các hộ dân sinh sống quanh khu vực rừng tràm.

55

Song song đó, công tác phòng cháy chữa cháy cũng đƣợc đặt lên hàng đầu. Do khu vực rừng tràm có nhiều điểm tiếp giáp với vùng sản xuất lúa nên sau khi thu hoạch, ngƣời dân thƣờng có thói quen đốt đồng để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao. Không những vậy, hành động tìm mật ong rừng đã và đang trở thành hiểm họa tiềm tàng đối với sinh thái Gáo Giồng. Vì vậy, ban lãnh đạo rừng xem quần chúng nhân dân là lực lƣợng nồng cốt trong công tác phòng cháy chữa cháy. Thành lập tổ phòng cháy chữa cháy chuyên trách và bán chuyên trách với 111 thành viên tham gia. Đồng thời, cung cấp thông tin kịp thời cho các chủ lô khai thác rừng tràm để họ có ý thức hơn về vấn đề phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý chặt chẽ các hoạt động đun nấu của công nhân. Nhờ vậy mà rừng tràm Gáo Giồng vẫn chƣa xảy ra bất kỳ vụ cháy rừng nào. Đảm bảo duy trì tính đa dạng vốn có của hệ sinh thái tự nhiên.

Thời gian gần đây, số lƣợng các loài lông vũ lƣu trú tại sân chim Gáo Giồng đang có xu hƣớng giảm đi do tác động từ hoạt động bơi xuồng du lịch vào nơi trú ngụ của chúng. Đa phần các loài đã chuyển đến cƣ ngụ và làm tổ tại trung tâm khu vực rừng tràm Gáo Giồng. Do vậy, ban quản lý rừng đã đề xuất với Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng nên rút ngắn tuyến đƣờng phục vụ hoạt động bơi xuồng tham quan nhằm mục đích duy trì số lƣợng các loài lông vũ đặc trƣng, tránh phá vỡ cân bằng sinh thái rừng tràm vốn có.

3.2.4.2 Công tác tôn tạo cảnh quan

Khu du lịch hiện có khoảng 7 nhân viên thực hiện công tác vệ sinh các khu vực nhƣ: khu nhà hàng, làng ẩm thực, đài quan sát và các lối mòn dẫn vào sinh cảnh rừng tràm Gáo Giồng. Bên cạnh đó, ban quản lý còn bố trị một nhân viên chuyên trách việc sửa chữa những hƣ hỏng về bàn ghế, xuồng, cầu,… đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho du khách khi sử dụng dịch vụ tại Gáo Giồng. Rác thải từ hoạt động ẩm thực và của du khách đƣợc thu gom và kết hợp với công ty xử lý chất thải vận chuyển đến nơi quy định. Tuy nhiên, một số địa điểm phục vụ du khách đã không còn giữ đƣợc nét đẹp tự nhiên vốn có so với những ngày đầu thành lập.

Vốn là một hình thức du lịch sinh thái nên Gáo Giồng đƣợc thiết kế và xây dựng từ các vật liệu gỗ, tre và lá là chủ yếu. Do đó, trải qua khoảng thời gian hơn 10 năm và dƣới tác động của các điều kiện ngoại cảnh nhƣ: nắng, gió,… nên một số bộ phận đã bị xuống cấp và giảm tính thẩm mỹ đối với du khách khi đến tham quan.

56

Hơn thế nữa, một số địa điểm dừng chân cho du khách chƣa đƣợc bố trí nơi chứa rác hợp lý. Thêm vào đó, một số du khách vẫn còn có thói quen vứt rác bừa bãi tại nơi họ dừng chân khiến công tác thu gom gặp rất nhiều khó khăn và vẫn chƣa có biện pháp xử lý ngƣời vi phạm. Nhìn chung, vấn đề này còn tùy thuộc rất nhiều vào ý thức và thái độ của mỗi ngƣời. Đây có thể là một trong những tác động tiêu cực đầu tiên đến hệ sinh thái có thể nhận thấy rõ nhất khi phát triển loại hình du lịch này.

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả

Hình 3.11 Hiện trạng rác thải tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Song song đó, rác thải chƣa đƣợc xử lý cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễm. Đặc biệt là tại khu vực dành cho du khách câu cá. Một số khách tham quan thƣờng có thói quen vứt chai nhựa, túi nilon,… xuống lòng hồ mặc dù thùng rác đã đƣợc bố trí. Việc nhắc nhở khách tham quan về ý thức bảo vệ môi trƣờng hầu nhƣ vẫn chƣa đƣợc triển khai sâu rộng. Vì thế, một số ít cá nhân không quan tâm đến việc bảo vệ giá trị chất lƣợng môi trƣờng.

Nhằm duy trì hệ sinh thái tự nhiên và tránh những tác động không đáng có từ hoạt động du lịch đối với tài nguyên sinh vật Gáo Giồng nên ban quản lý vẫn chƣa đề ra phƣơng hƣớng phát triển mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí mới lạ khác cho du khách khi đến với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng trong thời gian tới. Chính vì thế mà cảnh quan còn đơn điệu, chƣa đặc sắc để tạo thành nét riêng. Chƣa ghi lại ấn tƣợng khó quên đối với nhiều du khách phƣơng xa. Do vậy, rất khó để có thể giữ chân du khách ở lại lâu và hiện tại cơ sở vật chất cũng chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu nghỉ lại qua đêm của du khách.

57

CHƢƠNG 4

GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI GÁO GIỒNG THUỘC XÃ GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH,

TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 65 - 68)