Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với ban quản lý Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nhƣ sau:
+ Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng nên kết hợp giữa công tác bảo tồn, tôn tạo cảnh quan gắn với phát triển du lịch sinh thái. Phát triển du lịch không phải là làm gia tăng số lƣợng du khách mà là nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch. Do đó, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng nên đào tạo thêm kiến thức cho những nhân viên thuộc bộ phận bơi xuồng để họ hiểu biết sâu hơn về các loài động, thực vật tại Gáo Giồng nhƣ mua sách từ điển về động, thực vật Việt Nam cho họ tham khảo. Từ đó, họ có thể là ngƣời hƣớng dẫn, giới thiệu
96
và cung cấp nhiều thông tin hơn cho du khách trong chuyến đi vào sân chim. Vì vậy, họ có thể là những ngƣời tạo nên sự hứng khởi cho du khách, tránh tình trạng thụ động nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, Gáo Giồng nên tạo thêm một số hình thức giải trí mới. Hiện tại, phía sau khu ẩm thực có thể mở thêm các quầy bán quà lƣu niệm hoặc các hoạt động đan lát, chế tác với các sản phẩm làm từ tre vì khu này đƣợc trồng rất nhiều tre. Song song đó, nên trồng thêm các loại sen, súng,… với nhiều màu sắc tại các hồ góp phần tạo thêm cảnh quan tự nhiên cho du khách chiêm ngƣỡng, chụp ảnh nhằm kéo dài thời gian lƣu trú của khách du lịch. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động du lịch phải đƣợc xây dựng trên nền tảng không gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.
+ Một số cơ sở hạ tầng phục vụ du khách đang bị xuống cấp nhƣ nhà hàng, khu nghỉ ngơi,… cần đƣợc cải thiện lại. Đồng thời, khu vui chơi cho trẻ em vẫn chƣa đƣợc hình thành (khu vui chơi đã cũ và ngƣng hoạt động từ rất lâu). Vì thế, trẻ em đến đây ít có cơ hội tham gia nhiều hoạt động lý thú (ngoài đi dạo hoặc ăn uống là chính). Do vậy, khu du lịch nên sửa chữa lại khu vui chơi cho trẻ đã có sẵn, đồng thời mua sắm thêm một số thiết bị, trò chơi mới để bố trí cho khu này. Trong tƣơng lai, nên có kế hoạch xây dựng một số nhà nghỉ qua đêm cho du khách để có thể tăng thời gian lƣu trú của khách du lịch khi đến với Gáo Giồng. Riêng đối với khía cạnh ẩm thực, cần lựa chọn và kiểm tra lại nguồn nguyên liệu hằng ngày để loại bỏ những nguyên liệu không còn sử dụng đƣợc. Thêm vào đó, rác thải phải đƣợc xử lý đúng nơi quy định và có hình thức thu gom thƣờng xuyên tại các ao, hồ do du khách để lại nhằm tránh gây ô nhiễm nƣớc. Để hạn chế rác thải không tập trung, ban quản lý có thể bố trí thêm nhiều biển cấm vứt rác và bố trí ngay sọt nhựa tại các khu vực này nhằm nhắc nhở ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng của du khách.
+ Với mục tiêu nâng cao nhận thức của du khách khi đến với sinh thái Gáo Giồng, ban quản lý nên tạo cơ hội cho du khách đƣợc tiếp cận nhiều với các giá trị sinh thái bằng các hoạt động nhƣ: giăng lƣới bắt cá vào mùa nƣớc nổi; xây dựng khu nuôi, trồng một số loài động, thực vật để du khách có thể tận mắt chứng kiến. Một mặt vừa tạo thêm nhiều cảnh quan du lịch cho Gáo Giồng với những trải nghiệm thú vị, mặt khác tác động vào tâm hồn yêu thiên nhiên của du khách.
+ Nên có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Khu du lịch sinh thái và chính quyền địa phƣơng nhằm giảm bớt áp lực phát triển kinh tế cho các hộ gia đình hiện đang sinh sống xung quanh sinh cảnh Gáo Giồng. Đề ra nhiều hình thức giúp ngƣời dân tham gia trực và gián tiếp vào các hoạt động du lịch hay bảo tồn thiên nhiên nhƣ: mở rộng mô hình đan lát thủ công phục vụ du lịch; phối
97
hợp với ngƣời dân địa phƣơng hƣớng dẫn cho du khách tham gia những hoạt động trải nghiệm thực tế nhƣ: giăng lƣới, bắt cá, tát mƣơng, cấy mạ,… giúp ngƣời dân cũng có thể cung cấp các dịch vụ du lịch. Chính sách này vừa tạo thu nhập, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài sản môi trƣờng của họ. Tránh các tác động xấu đến hệ sinh thái Gáo Giồng.
+ Nên xem xét lại mức giá vé vào cổng hiện tại (10.000 đồng/ngƣời). Theo tính toán, du khách sẵn lòng chấp nhận đóng góp cho quỹ bảo tồn bằng cách tăng mức giá vé vào cổng lên 30.000 đồng/ngƣời. Tuy nhiên, ban quản lý khu du lịch không nên áp dụng mức phí giữ xe 2.000 đồng/xe nhƣ hiện tại vì rất nhiều du khách không sẵn lòng để chi cho giá vé giữ xe do họ nghĩ họ đã bỏ tiền để mua vé vào tham quan. Vì thế, trách nhiệm giữ phƣơng tiện thuộc nhiệm vụ của ban quản lý khu du lịch. Thêm vào đó, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng cần có một cán bộ để trông coi và sắp xếp phƣơng tiện của du khách một cách trật tự. Ngoài ra, nhà xe cần phải đƣợc cải thiện thêm phần mái che đủ rộng để tạo cảm giác an tâm cho du khách khi vào tham quan.