Xác định các thành phần chi phí du lịch của khách tham quan

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 88)

Mỗi du khách khi đến với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đều phải chấp nhận bỏ ra ba khoản chi phí. Những chi phí đó gồm: chi phí di chuyển đến địa điểm, chi phí thời gian và chi phí sử dụng các dịch vụ giải trí tại Gáo Giồng. Các khoản chi phí này đƣợc ƣớc tính riêng biệt và chúng đƣợc ví nhƣ một trong những bộ phận cấu thành giá trị của sinh cảnh Gáo Giồng.

4.2.3.1 Chi phí di chuyển đến Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Dựa theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Deshazo về Vƣờn quốc gia Chao Yai ở Thái Lan (1997), chi phí di chuyển đến địa điểm tham quan gồm:

+ Chi phí mua vé tàu, xe hay;

+ Chi phí mua nhiên liệu cho phƣơng tiện di chuyển (nếu du khách sử dụng xe riêng để viếng thăm khu giải trí).

Số liệu khảo sát tại địa điểm nghiên cứu cho thấy có bốn loại phƣơng tiện chính đƣợc sử dụng bao gồm: xe máy, xe ô tô, xe khách và tắc ráng đã đƣợc du khách lựa chọn để đi đến địa điểm nghiên cứu. Kết quả thống kê phƣơng tiện cho thấy, có đến 63,79% du khách di chuyển bằng xe máy và 19,83% du khách sử dụng xe ô tô cá nhân để đến khu du lịch sinh thái. Có thể

72

nói, đây là hai loại phƣơng tiện thích hợp nhất cho việc di chuyển do chất lƣợng đƣờng đi lại còn hạn hẹp và không thích hợp đối với những phƣơng tiện chuyên chở quá lớn. Do đó, chi phí di chuyển phụ thuộc vào khoảng cách và phƣơng tiện mà du khách đã lựa chọn để đến Gáo Giồng. Vùng 1 và 2 có vị trí liền kề, tiếp giáp với Gáo Giồng nên di chuyển bằng xe máy là chủ yếu. Riêng vùng 3 và 4 có khoảng cách trung bình đến Gáo Giồng phải di chuyển khá xa nên lựa chọn phƣơng tiện di chuyển chính là ô tô và xe khách. Đối với tắc ráng thì chỉ đƣợc áp dụng cho đoàn đến viếng thăm từ 50 ngƣời trở lên (do xe khách chỉ từ 25 chỗ ngồi trở xuống mới vào đƣợc Gáo Giồng).

Đặc điểm phƣơng tiện di chuyển của đáp viên đƣợc tổng hợp nhƣ sau: Bảng 4.11: Thống kê phƣơng tiện di chuyển của du khách đến Gáo Giồng

Phƣơng tiện di chuyển Tần số (ngƣời) Phần trăm (%) Ghi chú Xe máy 74 63,79 Du khách vùng 1,2 Xe ô tô 23 19,83 Du khách vùng 3,4 Xe khách 11 9,48 Du khách vùng 3,4 Xe khách + xe máy 5 4,31 Du khách vùng 2,4 Xe khách + tắc ráng 3 2,59 Du khách vùng 2 Tổng 116 100,00

Nguồn: Số liệu tính toán từ mẫu điều tra

Để xem xét mức độ khả dụng của mẫu khảo sát, ta tiến hành ƣớc lƣợng chi phí di chuyển của du khách đến với Gáo Giồng theo: hƣớng tiếp cận 1 dựa trên số liệu thứ cấp theo thống kê về kỹ thuật của các phƣơng tiện vận chuyển đƣờng bộ và hƣớng tiếp cận 2 dựa trên số liệu sơ cấp từ mẫu điều tra. Tính toán chi phí phƣơng tiện di chuyển theo hai hƣớng tiếp cận nhƣ sau:

+ Hƣớng tiếp cận 1: Sử dụng chi phí nhiên liệu của các phƣơng tiện di chuyển đƣờng bộ để đo lƣờng. Chi phí này đƣợc xác định thông qua mức giá nhiên liệu (chi phí tiền xăng) và định mức kỹ thuật của các phƣơng tiện giao thông hiện hành. Tính đến cuối tháng 9/2014, giá xăng trung bình hiện nay là khoảng 24.000 đồng/lít (Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, 2014). Theo Cục Vận tải ô tô Việt Nam (văn bản số 104/KT, 1998), mức độ tiêu hao nhiên liệu của một số loại phƣơng tiện đƣợc ghi nhận và ƣớc tính nhƣ sau: đối với xe ô tô 5 chỗ ngồi thì mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 13,0 lít xăng/100 km vận chuyển; xe khách 7 chỗ ngồi khoảng 14,0 lít xăng/100 km; xe khách 12 chỗ ngồi khoảng 15,5 lít xăng/100 km; xe khách 24 chỗ ngồi khoảng 24,5 lít xăng/100

73

km và xe khách từ 24 chỗ ngồi trở lên tiêu hao khoảng 27,0 lít xăng/100 km. Riêng đối với xe máy, lƣợng nhiên liệu tiêu hao trung bình tính toán cho 100 km đối với lộ trình đƣờng bộ là khoảng 2,5 lít xăng (theo tƣ vấn của công ty TNHH sản xuất thƣơng mại dịch vụ cơ khí Thành Đạt, TP. HCM). Theo đó, ta tiến hành tính toán chi phí nhiên liệu của các phƣơng tiện nhƣ sau:

Bảng 4.12: Chi phí nhiên liệu của một số phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ Loại phƣơng tiện Số lít xăng

trên 100 km (lít)

Giá cho mỗi lít xăng (đồng) Chi phí nhiên liệu (đồng/km) Xe máy 2,5 24.000 600 Xe ô tô (5 chỗ ngồi) 13,0 24.000 3.120 Xe khách 7 chỗ ngồi 14,0 24.000 3.360 Xe khách 12 chỗ ngồi 15,5 24.000 3.720 Xe khách 24 chỗ ngồi 24,5 24.000 5.880 Xe khách >24 chỗ ngồi 27,0 24.000 6.480

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

+ Hƣớng tiếp cận 2: Sử dụng toàn bộ chi phí mà du khách đã bỏ ra trong quá trình đi chuyển đến địa điểm nghiên cứu (kể cả chi phí hƣ hỏng, hao mòn phƣơng tiện,…). Đặc biệt, đối với những du khách có mục đích viếng thăm không phải chỉ để đi du lịch thì chi phí này chỉ đƣợc xem xét bằng ½ trong chi phí tính cho phƣơng tiện di chuyển từ điểm xuất phát đến KDLST Gáo Giồng.

Kết quả tính toán chi phí di chuyển theo hai hƣớng tiếp cận nhƣ sau: Bảng 4.13: Chi phí di chuyển của du khách theo hai hƣớng tiếp cận

Vùng xuất phát Khoảng cách (km) Chi phí di chuyển (đồng/ngƣời) Theo hƣớng tiếp cận 1 Theo hƣớng tiếp cận 2 1 0 – 90 56.332,90 108.406,75 2 90 – 180 96.536,90 145.588,53 3 180 – 250 257.306,11 172.921,05 4 1.830 – 1.870 2.439.230,91 578.454,55

Nguồn: Theo kết quả tính toán của tác giả

Chi phí di chuyển theo hƣớng tiếp cận 1 đối với vùng 1 và 2 đều thấp hơn mức chi phí tƣơng ứng theo hƣớng tiếp cận 2. Riêng đối với vùng 3 và

74

vùng 4, hƣớng tiếp cận 1 lại có chi phí di chuyển trong chuyến đi cao hơn so với cách tính toán theo hƣớng tiếp cận 2. Vì thế, ta sẽ lựa chọn mức chi phí mà khi xây dựng hàm hồi quy đƣờng cầu có hệ số tƣơng quan là lớn nhất.

4.2.3.2 Chi phí thời gian hay chi phí cơ hội của chuyến đi

Chƣa có công cụ nào để có thể đo lƣờng một cách chính xác đối với loại chi phí này. Tuy nhiên, nhiều ngƣời có cùng quan điểm sử dụng tiền lƣơng để đo lƣờng chi phí cơ hội về thời gian. Để thực hiện chuyến tham quan, du khách phải bỏ ra một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, họ phải đánh đổi giữa thời gian dành cho chuyến đi với việc sử dụng nó để kiếm thêm thu nhập. Đa phần, du khách sẵn sàng dành cả ngày để thực hiện một chuyến đi du lịch. Do đó, nghiên cứu sử dụng 1 ngày lƣơng của du khách để tính toán chi phí thời gian. Tuy nhiên, đối với những du khách đến Gáo Giồng không phải chỉ có một mục đích là du lịch thì chi phí cơ hội về thời gian sẽ sử dụng ½ giá trị một ngày lƣơng để đo lƣờng (theo tiến sĩ Ekin Birol trong bài giảng kinh tế môi trƣờng). Nghiên cứu tiếp cận chi phí thời gian theo hai hƣớng:

+ Hƣớng tiếp cận 1: chi phí thời gian tính bằng thu nhập bình quân đầu ngƣời trung bình của các tỉnh trong mỗi vùng. Theo số liệu báo cáo thống kê kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh/thành phố trong năm 2013, thu nhập bình quân theo từng vùng đƣợc tính toán trong bảng sau: Bảng 4.14: Mức lƣơng tối thiểu của du khách phân theo vùng xuất phát

Vùng Các tỉnh/thành phố Thu nhập bình quân (triệu đồng/ngƣời/năm) Thu nhập bình quân (đồng/ngƣời/ngày) 1 Đồng Tháp, An Giang,

Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Long An

38,97 106.764,08

2 Bạc Liêu, Trà Vinh,

Bến Tre, TP. HCM, Bình Dƣơng, Tây Ninh

45,97 125.945,21

3 Cà Mau, Bà Rịa - Vũng

Tàu, Đồng Nai, Bình Phƣớc

59,58 163.219,18

4 Sơn La, Hà Nội, Phú

Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dƣơng

41,80 114.532,29

75

+ Hƣớng tiếp cận 2: tính toán chi phí thời gian cho du khách dựa trên thu nhập bình quân có đƣợc từ số liệu khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Thu nhập này đƣợc tính toán nhƣ mức lƣơng tối thiểu mà mỗi du khách có đƣợc hàng tháng tƣơng ứng với nghề nghiệp hiện tại của họ.

Nhƣ vậy, chi phí cơ hội về thời gian mà du khách đã bỏ ra cho chuyến du lịch sinh thái Gáo Giồng phân theo vùng xuất phát đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.15: Chi phí thời gian theo vùng của du khách đƣợc tính toán theo hai hƣớng tiếp cận

Vùng Thời gian của

chuyến đi (ngày)

Chi phí thời gian (đồng/ngƣời) Hƣớng tiếp cận 1 Hƣớng tiếp cận 2 1 0,950 101.397,63 94.790,88 2 0,922 116.105,74 107.065,97 3 0,850 138.736,30 86.666,67 4 0,682 78.090,20 97.727,27

Nguồn: Theo số liệu tính toán của tác giả

Du khách xuất phát từ các vùng 1 và vùng 2 đều có thời gian lƣu trú tƣơng đƣơng với khoảng thời gian 1 ngày. Riêng đối với vùng 3 và vùng 4 có thời gian cho chuyến đi đến Gáo Giồng ngắn hơn do họ thƣờng đi du lịch theo tour đã đƣợc định sẵn trong lịch trình viếng thăm. Thêm nữa, hiện tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng vẫn chƣa có chỗ dừng chân qua đêm cho du khách nên khách viếng thăm từ nơi xa thƣờng quay về nhà trong ngày hay đến các địa điểm tham quan khác. Do vậy, chi phí thời gian cho chuyến đi đến Gáo Giồng của du khách tính toán dựa trên hai hƣớng tiếp cận không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, ta sẽ lựa chọn mức chi phí mà tại đó cho ta kết quả tƣơng quan R2

lớn nhất trong mô hình hồi quy đƣờng cầu giải trí (theo Hanley và Spash, 1993).

4.2.3.3 Chi phí tham quan tại địa điểm

Chi phí tại địa điểm du lịch của khách tham quan bao gồm các khoản chi cho dịch vụ giải trí. Chi phí này bao gồm các yếu tố:

+ Phí giữ xe: khoản chi này chỉ áp dụng đối với phƣơng tiện di chuyển là xe máy. Mục đích là để hạn chế tiếng ồn gây ra bởi động cơ từ các phƣơng tiện di chuyển của du khách có thể gây ảnh hƣởng đến sinh cảnh tự nhiên. Vì

76

thế, trƣớc khi vào viếng thăm, du khách phải gửi phƣơng tiện vào bãi đậu xe. Mức phí giữ xe máy hiện nay là 2.000 đồng/xe.

+ Chi phí mua vé vào cổng (không tính giá vé cho trẻ em): du khách đến với Gáo Giồng phải mua vé với mức giá là 10.000 đồng/ngƣời. Bên cạnh đó, khách đi theo đoàn lớn không cần mua vé vào cổng vì họ thƣờng đặt trƣớc thời gian viếng thăm và giá vé sẽ đƣợc tính riêng vào hóa đơn ẩm thực tại nhà hàng.

+ Chi phí cho dịch vụ ẩm thực: đây là khoản chi chiếm phần lớn trong tổng chi phí mà du khách đã bỏ ra tại địa điểm tham quan. Chi phí này phụ thuộc vào thu nhập của từng ngƣời và thời gian lƣu trú của du khách. Bên cạnh đó, nó còn tùy thuộc vào từng loại món ăn mà du khách đã lựa chọn để thƣởng thức.

+ Chi phí thuê xe đạp đôi: đây là một lựa chọn cho những du khách muốn thƣởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên bằng đƣờng bộ. Với mỗi chiếc xe đạp đôi, mức phí thuê hiện tại là 20.000 đồng/giờ.

+ Chi phí đàn ca tài tử: mức giá thuê nhạc công là 50.000 đồng/giờ. Nếu du khách muốn thuê ngƣời hát thì phải trả thêm 250.000 đồng/giờ. Chi phí này còn bao gồm phần thƣởng thêm của du khách cho nhạc công.

+ Chi phí thuê xuồng vào sân chim: giá vé thuê xuồng hiện tại là 12.000 đồng/ngƣời.

+ Chi phí mua quà lƣu niệm.

Bên cạnh đó, còn có một khoản chi phí khác đó là chi phí thuê hƣớng dẫn viên. Nhƣng nhìn chung, chi phí này rất nhỏ do đó nó không có tác động lớn đối với sự thay đổi trong tổng chi phí tại địa điểm của đáp viên. Đa phần du khách thƣờng có hƣớng dẫn viên (nếu đi theo đoàn) hoặc đã đƣợc hƣớng dẫn cụ thể lịch trình du lịch tại quầy tiếp tân. Vì thế, nghiên cứu không đề cập đến chi phí này.

Do giá cả các dịch vụ tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng tƣơng đối phù hợp với mọi du khách nên không có sự chênh lệch quá lớn về mức chi tiêu tại Gáo Giồng giữa những ngƣời có mức sống cao và những ngƣời có thu nhập thấp.

Từ các thông tin thu thập đƣợc thông qua bảng câu hỏi khảo sát thực thế, ta tính toán chi phí tham quan tại địa điểm của du khách theo từng vùng nhƣ sau:

77

Bảng 4.16: Chi phí tại địa điểm tham quan của du khách Vùng Tổng chi phí tại địa

điểm tham quan (đồng/ngƣời)

1 105.903,82

2 126.835,07

3 145.449,56

4 191.318,18

Nguồn: Tính toán từ số liệu mẫu điều tra

4.2.3.4 Ước lượng tổng chi phí du lịch theo từng vùng nghiên cứu

Tổng hợp chi phí di chuyển, chi phí về thời gian và chi tiêu tại địa điểm du lịch cho ta chi phí cho toàn bộ chuyến đi của mỗi du khách. Do chi phí di chuyển và chi phí về thời gian đƣợc tính toán theo hai hƣớng khác nhau nên

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 82 - 88)