bảo tồn giá trị sinh thái rừng tràm Gáo Giồng
Mỗi cá nhân đƣợc giả định rằng họ đều hiểu đƣợc giá trị mà hệ sinh thái Gáo Giồng mang lại cho thế hệ hiện tại và cả tƣơng lai vì đa phần du khách đều đƣợc giới thiệu đôi nét về hệ sinh thái tự nhiên tại hội trƣờng Gáo Giồng trƣớc khi thực hiện chuyến tham quan. Nếu một cá nhân sẵn lòng chi trả cho việc duy trì hệ sinh thái tự nhiên thì tổng giá trị này phản ánh giá trị phi sử dụng của tài sản môi trƣờng. Việc thu thập mức giá sẵn lòng trả của những ngƣời đƣợc phỏng vấn đối với hàng hóa môi trƣờng có thể sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ trò chơi đấu giá hay đƣa ra một câu hỏi mở. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp đƣa ra các mức chi trả để đáp viên lựa chọn. Phƣơng pháp này nhìn chung là khá thích hợp đối với những du khách đến Gáo Giồng vì đa phần họ vẫn chƣa quen với phƣơng pháp phỏng vấn nhƣ thế này trƣớc đây. Bên cạnh đó, du khách không cần dành nhiều thời gian để suy nghĩ ra đáp án cho mình và ngƣời thực hiện cuộc khảo sát đƣợc gặp trực tiếp đối tƣợng phỏng vấn nên có thể giải thích để ngƣời trả lời hiểu và lựa chọn một giá trị phù hợp với họ.
Trong tổng số 116 phiếu thu thập, có 99 phiếu đồng ý trả lời “Có” cho việc đóng góp để thành lập quỹ bảo tồn thông qua sự tăng thêm của giá vé vào cổng. Trong số các mức đóng góp đƣợc đề ra, mức giá 5.000 đồng cho số phiếu trả lời thấp nhất (chiếm 2,02%) chứng tỏ đại bộ phận du khách đã có một nhận thức và cái nhìn nhất định đối với Gáo Giồng. Điều đó thể hiện sự đánh giá cao giá trị mà hệ sinh thái rừng mang lại cho con ngƣời, và cũng nhƣ họ luôn mong muốn có một dịch vụ bảo tồn rừng tràm Gáo Giồng trong thời gian tới. Song song đó, các mức giá từ 10.000 - 20.000 đồng đƣợc phần lớn du khách lựa chọn. Đây đƣợc xem là mức giá khá hợp lý, phù hợp với thu nhập
87
và chi tiêu của mỗi du khách. Riêng mức giá từ 50.000 - 100.000 đồng, đây là các mức tăng thêm khá cao nhƣng vẫn có nhiều đáp viên đƣợc phỏng vấn sẵn sàng lựa chọn mức giá này (cả hai mức giá đều chiếm 12,12%). Kết quả khảo sát về sự sẵn lòng chi trả cho quỹ bảo tồn rừng tràm đƣợc thể hiện nhƣ sau: Bảng 4.24: Các mức giá WTP cho việc thành lập một quỹ bảo tồn hệ sinh thái
Gáo Giồng Mức giá (đồng) Số ngƣời đồng ý chi trả (ngƣời) Tỷ lệ (%) 5.000 2 2,02 10.000 21 21,21 15.000 22 22,22 20.000 20 20,20 30.000 10 10,10 50.000 12 12,12 100.000 12 12,12 Tổng 99 99,99*
Nguồn: Số liệu tính toán từ mẫu điều tra Ghi chú: *: Các chữ số đã được làm tròn
Tuy vậy, một số du khách vẫn còn tỏ ra ngần ngại, không sẵn sàng đƣa ra các mức đóng góp cho việc bảo vệ sinh cảnh rừng tràm Gáo Giồng. Bảng câu hỏi xây dựng 4 lý do chủ yếu khiến các đáp viên không sẵn lòng đóng góp. Các lý do giải thích cho việc không sẵn lòng đóng góp mà đáp viên lựa chọn đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.25: Các nguyên nhân dẫn đến câu trả lời “Không” cho WTP
Nguyên nhân Số
ngƣời trả lời
Tỷ lệ (%)
Vấn đề bảo tồn là nhiệm vụ của ban quản lý rừng tràm 11 64,71 Số tiền đóng góp không đƣợc sử dụng đúng mục đích 4 23,53 Không cần thiết phải duy trì hệ sinh thái rừng tràm 1 5,88 Ngƣời khai thác nguồn lợi từ rừng tràm phải trả tiền 1 5,88
Tổng 17 100,00
88
Kết quả phân tích số liệu cho thấy, có 64,71% đáp viên không sẵn sàng đóng góp cho quỹ bảo tồn vì vấn đề bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên Gáo Giồng là trách nhiệm thuộc về ban quản lý rừng tràm. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều du khách ngần ngại về khoản tiền của mình không đƣợc sử dụng đúng mục đích cho công tác bảo tồn nhƣ đã đề xuất các hoạt động trong thị trƣờng giả định (chiếm 23,53%). Lý do “Không cần thiết phải duy trì hệ sinh thái rừng tràm” và “Ngƣời khai thác nguồn lợi từ rừng tràm phải trả tiền” có số lƣợng đáp viên đồng tình là thấp nhất (cả hai lý do đều chiếm 5,88%) trong tổng số 17 mẫu khảo sát không chấp nhận đóng góp do giá trị sinh thái rừng mang lại vẫn đƣợc đánh giá cao và rất khó để xác định ra ngƣời gây tác động tiêu cực phải trả tiền. Thêm nữa, có thể họ cũng là một trong những ngƣời đã và đang khai thác nguồn lợi từ tự nhiên Gáo Giồng nên lo ngại việc đóng góp của mình sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động sinh kế sau này.