Đặc điểm kinh tế xã hội các đối tƣợng tham gia phỏng vấn

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 69 - 74)

Đề tài áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp từng du khách khi họ đã thực hiện xong một chuyến tham quan Gáo Giồng và đang ra về. Lúc này, chi phí mà họ bỏ ra cho chuyến đi và cách nhìn nhận về giá trị của hệ sinh thái Gáo Giồng tƣơng đối đầy đủ. Hình thức phỏng vấn này đƣợc xem là thuận lợi cho việc giải thích một cách thấu đáo những thắc mắc của đáp viên xoay quanh nội dung các câu hỏi khảo sát mà họ chƣa rõ nên kết quả của cuộc phỏng vấn có thể đáng tin cậy.

Thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên 150 khách du lịch và thu đƣợc 116 phiếu có thể sử dụng trong quá trình phân tích. Số phiếu điều tra có chất lƣợng sử dụng trong nghiên cứu là không lớn do giới hạn về thời gian và nguồn lực trong quá trình thực hiện. Tuy vậy, mẫu khảo sát có thể đáng tin cậy bởi hình thức phỏng vấn trực tiếp giúp thu thập thông tin đầy đủ từ đáp viên. Những đặc điểm về kinh tế - xã hội của du khách luôn đƣợc quan tâm vì chúng có thể ảnh hƣởng đến kết quả của mô hình phân tích.

4.1.2.1 Về tuổi và giới tính của đáp viên

Kết quả tổng hợp và phân tích bảng câu hỏi phỏng vấn cho ta cái nhìn tổng quát về các đặc điểm kinh tế - xã hội của đáp viên. Đầu tiên, ta tiến hành phân tích yếu tố giới tính và độ tuổi của các đối tƣợng tham gia phỏng vấn tại Gáo Giồng.

Trong tổng số 116 phiếu điều tra thì có 66 du khách là nam và 50 du khách là nữ. Số du khách là nam chiếm tỷ trọng 56,9%, trong khi số du khách là nữ chỉ chiếm 43,1% trong tổng số mẫu thu đƣợc. Thông qua việc ƣớc lƣợng chênh lệch bằng công cụ Bitest trong phần mềm thống kê Stata, kết quả cho thấy số các đối tƣợng quan sát (Observed k) là 66 so với đối tƣợng kỳ vọng (Expected k) là 58. Kết quả Pr(k<=50 or k>=66) = 0,163 cho thấy sự khác biệt nhau theo tỷ lệ nam/nữ = 0,5 là không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Hay

59

ở một chừng mực nào đó, chúng ta có thể xem tỷ lệ nam và tỷ lệ nữ trong mẫu khảo sát là bằng nhau.

Bảng 4.1: Kết quả mô hình Bitest

Độ chệch Giá trị Đối tƣợng quan sát k 66,000 Kỳ vọng k 58,000 Pr(k>=66) 0,082 Pr(k<=66) 0,943 Chỉ số so sánh Pr(k<=50 or k>=66) 0,163

Nguồn: Kết quả hồi quy của tác giả

Bên cạnh đó, du lịch sinh thái Gáo Giồng là điểm đến lý thú thu hút phần đông du khách ở lứa tuổi còn trẻ và trung niên. Số khách du lịch có độ tuổi từ 20 - 30 chiếm 48,28%, và những du khách có độ tuổi nằm trong khoảng từ 31 - 40 chiếm 25,86% trong tổng số 116 quan sát. Còn lại khoảng 25,86% gồm: du khách có độ tuổi nằm trong khoảng 41 - 50 (chiếm 9,48%) và >50 tuổi (chiếm 8,62%), độ tuổi <20 (chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 7,76%). Kết quả khảo sát mẫu đại diện đƣợc tính toán và trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.2: Đặc điểm về tuổi và giới tính của du khách tham gia phỏng vấn Đặc điểm Tần số (ngƣời) Phần trăm (%) Giới tính Nam 66 56,90 Nữ 50 43,10 Tổng 116 100,00 Độ tuổi <20 9 7,76 20 – 30 56 48,28 31 – 40 30 25,86 41 – 50 11 9,48 >50 10 8,62 Tổng 116 100,00

60

Đƣợc hình thành dựa trên nền tảng của hệ sinh thái tự nhiên, do đó khu du lịch Gáo Giồng có khoảng không gian rộng rất thích hợp đối với những nhóm đối tƣợng du khách trẻ để gặp gỡ, họp mặt bạn bè. Bên cạnh đó, đối với những khách tham quan cao tuổi thì đây chính là một nơi thật sự yên tĩnh để nghỉ ngơi, thƣ giãn. Thêm nữa, mức giá vé vào cổng tƣơng đối thấp nên Gáo Giồng trở thành một lựa chọn viếng thăm thích hợp đối với du khách ở mọi độ tuổi.

4.1.2.2 Về thu nhập và trình độ học vấn

Mức thu nhập bình quân của du khách đƣợc tổng hợp và thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.3: Thu nhập của đáp viên đƣợc phỏng vấn Thu nhập (triệu đồng/ngƣời/tháng) Tần số (ngƣời) Phần trăm (%) <2 31 26,72 2 - <3 20 17,24 3 - <4 25 21,55 4 - <5 17 14,66 ≥5 23 19,83 Tổng 116 100,00

Nguồn: Số liệu tính toán từ mẫu điều tra

Từ bảng số liệu trên, ta xây dựng đƣợc đồ thị mô tả đặc điểm về thu nhập của các đáp viên tham gia phỏng vấn tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Cụ thể nhƣ sau:

Hình 4.1 Mức thu nhập của những ngƣời đƣợc phỏng vấn

Nhìn chung, các mức thu nhập đƣợc phân phối tƣơng đối đồng đều về số lƣợng các đáp viên khi đƣợc phỏng vấn. Những khách du lịch đến với Gáo

61

Giồng đa phần có mức thu nhập thấp hơn 2 triệu đồng/ngƣời/tháng (chiếm 26,72%). Những ngƣời có mức sống từ 2 - <3 triệu đồng/ngƣời/tháng chiếm 17,24%, mức thu nhập trung bình từ 3 - <4 triệu đồng/ngƣời/tháng xấp xỉ 21,55%. Du khách có mức thu nhập tƣơng đối khá từ 4 - <5 triệu đồng/ngƣời/tháng chiếm tỷ lệ khoảng 14,66% và mức thu nhập từ 5 triệu đồng/ngƣời/tháng trở lên chiếm 19,83% trong tổng số 116 quan sát thu đƣợc. Có thể nói rằng, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng không chỉ là một lựa chọn lý tƣởng mà còn phù hợp với mọi đối tƣợng du khách có thu nhập tƣơng đối thấp, và cả những ngƣời có mức sống cao đến tham quan, nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian sống trong áp lực công việc do mức phí của các loại hình dịch vụ đƣợc nhận xét là khá hợp lý. Vì thế, du khách đến với Gáo Giồng có mức phân bổ thu nhập tƣơng đối đồng đều.

Bên cạnh thu nhập, trình độ học vấn cũng là một yếu tố cần đƣợc xét đến trong mối liên hệ tƣơng quan giữa nhận thức và cầu du lịch sinh thái. Bảng 4.4 thể hiện trình độ học vấn của các đáp viên khi chọn Gáo Giồng làm điểm đến du lịch:

Bảng 4.4: Trình độ học vấn của du khách đến viếng thăm Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng

Trình độ học vấn Tần số (ngƣời)

Phần trăm (%)

Chƣa hoàn thành bậc tiểu học 0 0,00

Tiểu học 7 6,03

Trung học cơ sở 25 21,55

Trung học phổ thông 24 20,69

Cao đẳng, đại học trở lên 60 51,72

Tổng 116 100,00

Nguồn: Số liệu tính toán từ mẫu điều tra

Trình độ học vấn ở cấp độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 51,72%. Điều này chứng tỏ những ngƣời có học vấn cao quan tâm nhiều hơn đến hoạt động du lịch sinh thái. Trình độ học vấn bậc tiểu học chiếm con số khá thấp 6,03%, trung học cơ sở chiếm 21,55% và trung học phổ thông chiếm xấp xỉ 20,69%. Nhìn chung, đại bộ phận dân cƣ đều biết chữ và đã hoàn thành bậc tiểu học trở lên.

Từ số liệu bảng 4.3, ta xây dựng đồ thị mô tả trình độ học vấn của đáp viên nhƣ sau:

62

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của đáp viên

4.1.2.3 Nghề nghiệp và mục đích viếng thăm Gáo Giồng của đáp viên

Kết quả khảo sát du khách viếng thăm sinh cảnh Gáo Giồng về đặc điểm nghề nghiệp hiện tại và mục đích tham quan đƣợc trình bày cụ thể trong bảng 4.5:

Bảng 4.5: Nghề nghiệp hiện tại và mục đích đến Gáo Giồng của đáp viên

Đặc điểm Tần số

(ngƣời)

Phần trăm (%)

Nghề nghiệp hiện tại của đáp viên

Học sinh, sinh viên 22 18,97

Cán bộ công chức 24 20,69

Công nhân 36 31,03

Nông dân 10 8,62

Nội trợ trong gia đình 8 6,90

Khác 16 13,79

Tổng 116 100,00

Mục đích đến Gáo Giồng

Đi du lịch 96 82,76

Thăm ngƣời thân, bạn bè và sẵn tiện ghé qua 9 7,76

Học tập, nghiên cứu 2 1,72

Nằm trong lịch trình du lịch 9 7,76

Tổng 116 100,00

Nguồn: Số liệu tính toán từ mẫu điều tra

Phần lớn nghề nghiệp của du khách đến với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng là công nhân, chiếm 31,03% trong tổng số 116 quan sát. Bên cạnh đó,

63

đáp viên hiện là cán bộ công chức chiếm 20,69% và là học sinh, sinh viên chiếm 18,97%. Đây có thể là một trải nghiệm góp phần giải tỏa những căng thẳng trong công việc và học tập. Những đáp viên có sinh kế chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp (8,62%) và nội trợ trong gia đình (6,90%) chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Hằng ngày, họ không có nhiều thời gian đi du lịch và cảnh quan sinh thái không phải là một điều gì đó xa lạ đối với những du khách sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế mà những du khách là nội trợ trong gia đình và là nông dân chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng số quan sát thu đƣợc.

Song song đó, du khách đến với Gáo Giồng chủ yếu nhằm mục đích tham quan, nghỉ dƣỡng (du lịch) chiếm tỷ trọng cao nhất 82,76% trong tổng số phiếu thu thập. Đối với những du khách từ nơi xa đến, họ thƣờng đến thăm ngƣời thân, bạn bè và sẵn tiện tìm cho mình một nơi giải trí gần đấy (nhƣ Khu

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 69 - 74)