Tổng giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 103 - 105)

những ngƣời có thu nhập cao đến những đáp viên có mức thu nhập tƣơng đối thấp. Thêm vào đó, mức chi phí cho các dịch vụ tại Gáo Giồng đƣợc đánh giá là tƣơng đối thấp (nhất là đối với mức giá vé vào cổng). Vì thế, đa phần du khách sẵn lòng đóng góp cho giá trị bảo tồn thông qua sự tăng thêm của mức giá vé vào cổng hiện tại. Bên cạnh đó, các mức đóng góp đƣợc đề ra là tƣơng đối thấp so với thu nhập của đáp viên nên họ sẵn lòng chi trả theo sự đánh giá chủ quan của mình. Có thể đáp viên nhận thấy rằng các mức giá đóng góp không ảnh hƣởng nhiều đến thu nhập của họ. Do đó, biến “Thu nhập của đáp

viên” không giải thích đƣợc sự biến động của giá trị WTP.

4.4.3 Tổng giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng Gáo Giồng

4.4.3.1 Mức chi trả trung bình của du khách cho công tác bảo tồn giá trị hệ sinh thái Gáo Giồng

Theo kết quả hồi quy mô hình logarit - tuyến tính (mục 4.4.2.2) về các yếu tố tác động đến giá sẵn lòng trả cho công tác bảo tồn sinh cảnh Gáo Giồng, ta xây dựng hàm số biểu thị mối quan hệ này có dạng:

Log(WTP) = 9,327 + 0,131GEN + 1,190E-6TC

Từ đó, ta suy ra mô hình ƣớc lƣợng giá trị WTP trung bình nhƣ sau: WTP = 9.839,984 + 1.700,349GEN + 0,037TC

Theo đó, giá trị sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, sinh cảnh rừng tràm Gáo Giồng sẽ là:

WTP = 19.948,980 đồng/ngƣời

Vậy mức giá mà mỗi du khách khi đến Gáo Giồng đồng ý đóng góp cho việc thành một quỹ bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm là 19.948,98 đồng/ngƣời. Mức đóng góp này ngụ ý rằng, du khách sẵn lòng chấp nhận mức vé vào cổng tăng lên khoảng 30.000 đồng (từ 10.000 đồng nhƣ trƣớc đây cộng thêm mức giá WTP mà du khách sẵn sàng đóng góp xấp xỉ 20.000 đồng) để duy trì vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã Gáo Giồng trong thời gian tới. Mức giá này đƣợc xem xét là khá phù hợp do sự lựa chọn đóng góp của các đáp viên ở các mức giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong mẫu khảo sát. Bên cạnh đó, mức giá sẵn lòng đóng góp này còn đƣợc tính toán dự trên trọng số sự tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội và chi phí mà du

93

khách chi trả cho các dịch vụ tại địa điểm nghiên cứu đến việc ra quyết định lựa chọn giá sẵn lòng chi trả của đáp viên. Vì thế, giá trị WTP trở nên hợp lý và đáng tin cậy.

4.4.3.2 Tồng giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn sinh cảnh rừng tràm Gáo Giồng

Tổng giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn một tài sản môi trƣờng chính là giá trị phi sử dụng của tài sản môi trƣờng đƣợc đề cập. Giá trị này phụ thuộc vào thái độ và nhận thức của du khách về tầm quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên mang lại. Do vậy, không phải tất cả du khách đến viếng thăm đều hài lòng và sẵn sàng chi ra một khoản đóng góp cho công tác bảo tồn sinh cảnh Gáo Giồng. Vì thế, giá trị phi sử dụng phải đƣợc ƣớc tính dựa trên các mức giá mà những du khách thật sự đồng ý đóng góp cho công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Gáo Giồng. Trong tổng số 116 mẫu phỏng vấn, có 99 mẫu đáp viên trả lời “Có” khi đƣợc hỏi về giá trị WTP tăng thêm. Vì thế tỷ lệ (hay xác suất) trả lời “Có” của đáp viên cho việc duy trì đa dạng sinh cảnh là khoảng 85,34% (Pj).

Theo phân tích trên, mức giá sẵn lòng chi trả trung bình của mỗi du khách cho sự bảo tồn (WTP) là 19.948,98 đồng/ngƣời. Căn cứ vào số du khách viếng thăm hằng năm đến Gáo Giồng (Vj) là 40.218 lƣợt ngƣời, ta có thể tính toán tổng giá sẵn lòng trả cho công tác bảo tồn của khách du lịch nhƣ sau:

TWTP = WTP x Vjx Pj = 684.689.713,46 (đồng/năm)

Vậy tổng giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng hằng năm đóng góp khoảng 684.689.713,46 đồng/năm. Giá trị này rất lớn, nó phản ánh vai trò của một chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên đối với cuộc sống của con ngƣời. Kết quả tính toán này cho thấy, du khách đánh giá cao giá trị của sinh thái Gáo Giồng và nếu có thể làm rõ đƣợc mục đích sử dụng của khoản đóng góp này thì du khách trong nƣớc hoàn toàn có khả năng đánh giá một cách tƣơng đối đúng đắn về giá trị tài sản môi trƣờng mà sinh thái Gáo Giồng mang lại.

94

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 103 - 105)