3.2.3.1 Thực trạng
Du lịch sinh thái là một thể loại khá mới đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Vì thế, loại hình du lịch này đang dần dần đƣợc hình thành và phát triển bên cạnh các cảnh quan du lịch do con ngƣời tạo ra. Du lịch sinh thái Gáo Giồng đƣợc nhiều ngƣời biết đến vì có hệ sinh thái tự nhiên vô cùng phong phú và độc đáo. Mỗi ngày, nơi đây đón tiếp khoảng 70 - 100 lƣợt khách đến viếng thăm. Trong đó, số du khách quốc tế dao động từ 20 - 40 khách/tháng. Với giá vé vào cổng chỉ 10.000 đồng/ngƣời (chƣa kể phí dịch vụ), du khách đã có thể tham quan toàn cảnh khu du lịch theo ý thích. Chính vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời có thu nhập thấp vẫn có thể thụ hƣởng đƣợc lợi ích dịch vụ sinh thái tự nhiên. Những năm gần đây, số lƣợng du khách đến với Gáo Giồng ngày càng tăng do hệ thống đƣờng bộ đã đƣợc nâng cấp, tạo điều kiện nối liền thông thƣơng giữa các địa phận hành chính trong khu vực. Xe khách dƣới 25 chỗ ngồi có thể đến tận nơi một cách dễ dàng. Hiện khu du lịch có 30 nhân viên bao gồm tiếp tân, quản lý, phục vụ và đội bơi xuồng tham quan. Theo chị Nguyễn Thị Thanh Trúc (nhân viên tiếp tân của khu du lịch) cho biết: “Chị làm ở đây đã đƣợc 6 năm, lƣơng tháng tùy theo từng ngƣời nhƣng trung bình khoảng 2 triệu đồng. Thời gian làm việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, ít đƣợc nghỉ trong các dịp lễ, Tết”. Vì thế, ban quản lý có chính sách khen thƣởng và phát quà cho các nhân viên để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.
Ngày 20/7/2013, ban lãnh đạo đã xây dựng và đƣa vào hoạt động Làng ẩm thực Gáo Giồng để phục vụ các món ăn Nam Bộ cho thực khách nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Làng ẩm thực có khả năng tiếp đón khoảng 600 du khách một ngày. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ đƣợc tổ chức vào dịp lễ, Tết, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Cũng trong thời gian này, Gáo Giồng đƣợc bình chọn là một trong mƣời địa điểm du lịch đƣợc nhiều ngƣời biết đến qua Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp. Nhờ vậy, Gáo Giồng dần trở thành điểm tham quan lý tƣởng cho nhiều du khách muốn thƣởng thức nét đặc sắc của vùng quê Nam Bộ.
Hiện tại khu du lịch có một bảo vệ riêng, kết hợp với lực lƣợng ban quản lý rừng tràm ở 5 chốt canh gác luôn tuần tra, kiểm soát nhằm duy trì hệ sinh
48
thái tự nhiên, tránh tình trạng săn bắt trái phép. Cũng nhờ đó mà rừng tràm Gáo Giồng chƣa xảy ra bất cứ vụ cháy nghiêm trọng nào, bảo vệ nguyên vẹn sinh cảnh rừng tràm, tạo nên tiềm năng phát triển du lịch bền vững cho xã Gáo Giồng.
3.2.3.2 Lượng khách du lịch đến tham quan
Theo thống kê từ Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng, lƣợng khách đến đây tham quan có xu hƣớng tăng qua từng năm. Số liệu thống kê về lƣợng khách du lịch hằng năm đƣợc thể hiện trong bảng 3.6:
Bảng 3.6: Thống kê số lƣợt khách đến với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng giai đoạn 2007 - 2013 Đơn vị tính: Lƣợt ngƣời Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng lƣợng du khách 24.551 26.220 36.559 38.447 48.731 51.039 55.980 Tăng so với năm trƣớc đó 8.872 1.669 10.339 1.888 10.284 2.308 4.941 Số lƣợt khách trong nƣớc 24.410 26.068 36.294 38.094 48.249 50.501 55.411 Số lƣợt khách quốc tế 141 152 265 353 482 538 569
Nguồn: Số liệu thống kê từ Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng, 2007 - 2013.
Nhìn một cách tổng quan, số lƣợt khách trong nƣớc và quốc tế đến với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng tăng liên tục qua từng năm. Cụ thể, tổng số lƣợt khách năm 2007 đến tham quan ở Gáo Giồng là 24.551 lƣợt ngƣời trong khi con số này vào năm 2013 là 55.980 lƣợt ngƣời (tăng 2,3 lần so với năm 2007). Trong đó, lƣợng khách trong nƣớc là 24.410 lƣợt ngƣời (năm 2007) và tăng đều lên 55.411 lƣợt ngƣời (năm 2013). Lƣợng khách quốc tế tìm đến Gáo Giồng ngày càng tăng. Trong năm 2013, số lƣợng khách tăng lên gần 4,03 lần so với năm 2007. Điều đó có thể chứng minh rằng sinh thái Gáo Giồng ngày càng trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch muốn thƣởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên. Riêng hai năm 2009 và 2011 có số lƣợt du khách tăng mạnh nhất. Năm 2009 tăng 10.339 lƣợt (so với năm 2008) và năm 2011 tăng 10.284 lƣợt khách (so với năm 2010). Có đƣợc thành quả này là kết quả của công tác triển khai và xây dựng các tuyến đƣờng nông thôn tạo thành hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc đƣa, rƣớc khách. Ngoài việc di chuyển bằng tắc ráng, du khách vẫn có thể di chuyển bằng xe máy, xe khách để đến khu du lịch. Bên cạnh việc cải thiện chất lƣợng các tuyến đƣờng lộ nông thôn, Công
49
ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng còn phát hành các poster bằng tiếng Anh. Tạo điều kiện cho du khách nƣớc ngoài vẫn có cơ hội tìm hiểu trƣớc thông tin về các loại hình dịch vụ tại đây. Từ đó, hé mở cho du khách một sự lựa chọn mới cho điểm đến tham quan sắp tới. Với phƣơng châm đánh vào thị giác, những hình ảnh trên poster quảng cáo đƣợc sử dụng một cách khéo léo và có chọn lọc. Chúng thu hút ngƣời xem từ cái nhìn đầu tiên với các hoạt động giải trí và ẩm thực khá thú vị. Hơn thế nữa, khu du lịch đã thành lập một website riêng làm cơ sở quảng bá hình ảnh của mình khiến nó càng trở nên gần gũi hơn với tất cả những ai yêu nét đẹp của thiên nhiên. Bằng cách này, ban quản lý có thể nhận đƣợc một số ý kiến phản hồi từ du khách để tiếp tục phát huy thế mạnh và cải thiện lại những khía cạnh còn hạn chế. Từ đó thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo sự hài lòng của khách tham quan khi đến với Gáo Giồng. “Tiếng lành đồn xa” góp phần nâng cao tỷ lệ viếng thăm của du khách đến với Gáo Giồng trong thời gian tới.
Từ thống kê về số lƣợt khách tham quan hằng năm trên, ta có thể xây dựng đƣợc biểu đồ thể hiện rõ hơn về sự tăng trƣởng này:
Hình 3.8 Đồ thị thể hiện lƣợng khách du lịch hằng năm đến với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng giai đoạn 2007 - 2013
Theo số liệu thống kê từ Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng, tính đến tháng tháng 8 năm 2014 thì đã có hơn 45.000 lƣợt khách đến tham quan và sử dụng các dịch vụ du lịch. Đây là tín hiệu đáng mừng về sự tiếp tục tăng trƣởng của lƣợng du khách trong thời gian tới.
3.2.3.3 Doanh thu từ hoạt động du lịch
Nhờ sự tăng trƣởng của lƣợng khách du lịch hằng năm, doanh thu đạt đƣợc từ hoạt động du lịch cũng có sự tăng trƣởng khá trong giai đoạn năm
50
2007 - 2013. Cụ thể, năm 2007 doanh thu đạt đƣợc là 1.529 triệu đồng và liên tục tăng trƣởng qua các năm lên đến 5.106 triệu đồng vào năm 2013. Trong đó, riêng hai năm 2009 và 2011 là những năm có lƣợng khách du lịch tăng vọt khi đến Gáo Giồng vì thế doanh thu trong hai năm này có sự tăng trƣởng mạnh nhất. Năm 2009 tăng 902 triệu đồng (tăng 42,0% so với năm 2008). Trong năm 2011, du lịch sinh thái Gáo Giồng thu thêm 1.648 triệu đồng (tăng 54,1% so với danh thu năm 2010).
Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Gáo Giồng qua từng năm đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.7: Doanh thu từ hoạt động du lịch Gáo Giồng giai đoạn 2007 - 2013
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu (triệu đồng) 1.529,0 2.147,0 3.049,0 3.049,0 4.697,0 4.703,0 5.106,0 Tăng so với năm trƣớc đó (triệu đồng) - 618,0 902,0 0,0 1.648,0 6,0 403,0 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) - 40,4 42,0 0,0 54,1 0,1 8,6
Nguồn: Số liệu thu thập từ Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng, 2007 - 2013.
Bên cạnh đó, lợi nhuận có đƣợc từ việc khai thác hệ sinh thái vào du lịch năm 2012 là 90 triệu đồng và con số này đã tăng lên 97 triệu đồng vào năm 2013. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gáo Giồng, tính đến tháng 8 năm 2014 doanh thu đạt đƣợc 3,2 tỷ đồng. Trừ đi các khoản chi phí thì lợi nhuận thu đƣợc là 54 triệu đồng. Ta thấy rằng, các hoạt động dịch vụ trong Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đều có mức giá tƣơng đối thấp, phù hợp với rất nhiều đối tƣợng du khách nên mặc dù lƣợng khách trung bình hằng năm khoảng 40.218 lƣợt nhƣng doanh thu là không lớn. Thêm nữa, khoản chi phí để duy trì hoạt động của các loại hình dịch vụ vẫn còn khá cao và chƣa đƣợc quản lý tốt nên lợi nhuận đạt đƣợc không nhiều.
3.2.3.4 Các loại hình dịch vụ du lịch tại Gáo Giồng
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng là một vùng đất ngập sâu mang những nét sinh thái hoang sơ đặc trƣng của vùng Đồng Tháp Mƣời. Nếu đến đây bằng đƣờng bộ, du khách sẽ có dịp tận mắt thƣởng thức những cảnh sắc của một làng quê sông nƣớc thơ mộng với lũy tre làng nghiêng nghiêng nép mình bên con đƣờng nhựa quanh co. Những cánh đồng lúa phản chiếu ánh nắng vàng lúc bình minh vừa ló dạng nhƣ một tấm lụa trãi dài đến ngút ngàn pha
51
cùng màu xanh của những cánh rừng tràm. Từ tỉnh lộ 844, rẽ vào con đƣờng nhỏ Gáo Giồng khoảng 4 - 5 km là đến nơi. Tại đây, du khách có thể tận hƣởng những khoảnh khắc đáng nhớ để trãi mình với hơi thở của tự nhiên.
Đầu tiên khi đến Gáo Giồng, du khách đƣợc mời vào khu tiếp tân để đƣợc thƣởng thức những ngụm trà sen mát ngọt và nhâm nhi vài hạt sen ran. Tất cả hoàn toàn miễn phí. Hãy thử tƣởng tƣợng xem vị đắng của trà quyện sánh cùng hƣơng thơm tinh khiết của loài hoa “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Vừa nếm, vừa cảm nhận đƣợc cái nét mộc mạc, chân chất của ngƣời dân miền đồng bằng mênh mông sông nƣớc. Không những thế, du khách còn đƣợc tìm hiểu sơ lƣợc về mảnh đất và con ngƣời nơi đây thông qua một đoạn băng hình ngắn giới thiệu về khu sinh thái Gáo Giồng. Tại đây, du khách có thể đặt cơm trƣa và mua vé xuồng để đi vào sân chim hoặc có thể di chuyển bằng xe đạp.
Sau đó, khách tham quan đƣợc mời đến đài quan sát cao 18 m để có đƣợc cái nhìn toàn cảnh về Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
Nguồn: Ảnh chụp của tác giả
Hình 3.9 Một góc nhìn Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng từ trên đài quan sát
Từ đây, chúng ta có thể ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên nhƣ đƣợc thu vào tầm mắt. Cảm nhận đƣợc những làn gió nhẹ cùng với hƣơng tràm thoang thoảng bị cuốn đi rồi dần dần tan biến vào trời mây. Lúc bình minh và chiều tà là thời điểm hiếm hoi cho những tay săn ảnh có thể ghi nhận lại vẻ đẹp của thiên nhiên với từng đàn chim tung bay nhƣ dệt nên nền trời xanh thẫm. Khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện trên khoảng không gian mênh mông phía chân trời thì cũng là lúc báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu với chim muôn. Ánh nắng ấm áp, pha vào đấy là màu trắng của mây trời, của những cánh cò no gió. Tiếng ríu rít gọi bầy nhƣ xé tan cả không gian, tạo nên nhịp sống hối hả của tự nhiên. Và khi ánh sáng vừa khuất dạng, nhƣờng chỗ cho màn đêm buông xuống, những cánh chim lại vội vã rủ nhau bay về làm huyên náo cả
52
một góc trời. Cái không gian yên lặng lúc chiều buông bỗng vỡ òa trong tiếng vọng của những đàn chim rừng kéo nhau về tổ.
Chỉ nhìn xa thôi chƣa đủ, nếu di chuyển bằng xuồng composit vào sân chim thì chúng ta có thể quan sát đƣợc những loài chim quý ở khoảng cách gần. Hiện tại, số lƣợng xuồng tại Gáo Giồng là 10 chiếc. Vào lúc cao điểm số lƣợng xuồng đƣợc tăng lên 15 chiếc. Xuồng bơi nhè nhẹ lƣớt qua những cánh rừng tràm với những cô thôn nữ trong màu áo bà ba truyền thống vừa hiền lành, vừa dân dã đậm chất con ngƣời Nam Bộ. Muốn thử sức mình, du khách có thể mƣợn dầm bơi cùng hay rủ nhau bơi đua trong rất thú vị. Chuyến đi giúp du khách có đƣợc cơ hội ngắm nhìn rất nhiều loài hoa mang nét đẹp mạnh mẽ vƣơn mình lên mặt nƣớc nhƣ: hoa súng, hoa sen, điên điển,… nhƣ góp phần làm phong phú thêm sắc màu của tự nhiên. Xuồng bơi khoảng 30 phút là đến sân chim. Nơi đây, du khách có thể ngắm nhìn những đàn cò hàng nghìn con đang chăm chỉ tìm mồi nhƣ những bông hoa lau trắng. Thỉnh thoảng, hàng trăm con trích mồng đỏ thi nhau biểu diễn những vũ điệu tuyệt vời hay thƣ thả nhổ những cọng năng tƣơi ngon. Đồng nƣớc tuy vắng vẻ nhƣng vẫn rộn ràng tiếng chim ca khiến tâm hồn khách phƣơng xa trở nên tĩnh lặng, thanh thản hơn. Bao nhiêu bộn bề của cuộc sống dần dần tan biến. Bên cạnh đó, những chiếc xe đạp đôi có thể dẫn du khách trở về với những kỷ niệm đáng nhớ của thuở còn cấp sách đến trƣờng bên nhánh phƣợng. Từng cụm tre già soi mình trên mặt nƣớc tỏa bóng mát che phủ các lối mòn. Tất cả cho ta một cảm giác thƣ thái, an nhàn lan tỏa vào tận tâm hồn.
Chuyến đi bằng xuồng vào sân chim kéo dài khoảng 45 phút đến 1 giờ đồng hồ cho cả lƣợt đi và về. Sau một chuyến hành trình dài, nếu du khách đã thấy thấm mệt thì không có vui thú nào bằng việc có thể thƣởng thức ngay những món ngon mang đặc trƣng của vùng sông nƣớc tại khu nhà hàng với các món ăn dân dã nhƣ: cá rô kho tộ, canh chua bông điên điển, cá lóc nƣớng cuốn lá sen non, lẩu mắm ăn kèm với rau đồng, canh chua cá linh nấu với cơm mẻ (chỉ phục vụ vào mùa nƣớc nổi),… Tất cả nhƣ xua tan đi bao lo toan, bao muộn phiền của cuộc sống thƣờng nhật. Hầu hết các món ăn đƣợc phục vụ ở đây đều có thành phần chế biến và bày trí theo phong cách của hoa sen, lấy màu sắc của sen hồng làm chủ đạo. Trong đó, phải kể đến hai món ăn chính đƣợc xếp vào hàng đặc sản mà một khi đến đây, du khách không thể nào cƣỡng lại đƣợc sự hấp dẫn của chúng. Đó là món cá lóc nƣớng trui và cơm sen nấu bằng gạo huyết rồng. Đây đƣợc xem nhƣ những món ăn dân dã, rất đặc sắc của vùng sông nƣớc Nam Bộ nói chung và ngƣời dân Đồng Tháp Mƣời nói riêng.
53
Có thể thấy, cá lóc nƣớng đƣợc xem là món ăn đã xuất hiện từ rất lâu đời và xuất phát từ cái thuở khai hoang. Khi ấy, ông cha ta đã tận dụng rơm, cỏ khô để nƣớng cá và ăn kèm với ít rau đồng. Chính vì vậy mà có lẽ cái hƣơng vị đồng quê đã hòa quyện vào từng thớ thịt, góp phần làm nên hƣơng vị riêng cho món ăn. Da cá thơm giòn, thịt cá ngọt dùng kèm với lá sen non thay cho bánh tráng, kết hợp một ít mắm me pha chế cho vừa miệng quả là sự khám phá đầy thú vị đối với thực khách xa gần. Không chỉ vậy, cơm huyết rồng đƣợc nấu từ loại gạo huyết rồng cao sản từ lâu đã nổi danh vì độ hiếm của loại gạo này. Gạo có màu đỏ hồng, mùi thơm nhẹ và có độ dẻo ngon với giá một gói cơm huyết rồng tại đây chỉ 18.000 đồng đủ cho hai thực khách. Tạo điều kiện cho những ai đến với Gáo Giồng đều có đƣợc cơ hội thƣởng thức món ngon. Gạo đặc sản huyết rồng hòa quyện cùng vị ngọt của hạt sen và độ béo của mè đen càng ăn càng ngon, ăn hoài không thấy no. Vừa ăn, vừa nghe đƣợc những