Đặc điểm dân cƣ xã hội

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 49)

3.1.2.1 Đặc điểm dân cư

Do điều kiện địa hình, chế độ dòng chảy và mực nƣớc sông theo hai mùa nên dân cƣ xã Gáo Giồng tập trung thƣa thớt trên vùng đất cao ven các nhánh sông dần dần hình thành nên chợ và các khu dân cƣ vƣợt lũ. Theo số liệu thống kê của UBND xã Gáo Giồng giai đoạn 2010 đến 2013, số hộ dân đến sinh sống tại Gáo Giồng có sự biến động.

32

Bảng 3.2: Thống kê số hộ gia đình và nhân khẩu xã Gáo Giồng giai đoạn 2010 2013

Nguồn: Thống kê dân số của UBND xã Gáo Giồng, 2010 - 2013.

Nhìn chung, số hộ và số nhân khẩu xã Gáo Giồng trong 4 năm qua có sự biến động khá rõ nét. Có thể phân thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 2010 - 2012: đây là thời điểm số hộ và số nhân khẩu đều tăng lên. Năm 2011 là 1.784 hộ gia đình, tăng thêm 39 hộ so với thời điểm năm 2010 là 1.745 hộ. Có thể nói năm 2012 là thời điểm có sự gia tăng cao nhất của số hộ gia đình lên con số 2.137 hộ, tăng 353 hộ so với năm 2011. Bên cạnh đó, số nhân khẩu cũng có xu hƣớng tăng lên so với năm 2010 là 270 ngƣời, nâng số nhân khẩu vào năm 2011 đạt 8.676 và năm 2012 là 8.708. Ta thấy giai đoạn này, dân cƣ xã Gáo Giồng có sự phát triển là do kết quả xuất phát từ các hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Là một trong 30 xã điểm thực hiện chƣơng trình nông thôn mới, Đảng bộ xã Gáo Giồng càng vững tin trên con đƣờng làm thay đổi bộ mặt của một vùng nông thôn sâu. Báo cáo tổng kết năm 2010 của UBND xã đã đề xuất mục tiêu dài hạn đến năm 2015, xã Gáo Giồng sẽ đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Vì thế trong giai đoạn này, xã đã gấp rút đầu tƣ và đƣa vào phục vụ các công trình công cộng, tập trung phát triển đời sống dân sinh và đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ kinh tế cho các hộ nghèo vƣơn lên có cuộc sống ổn định. Đặc biệt hơn, các tuyến đƣờng lộ nông thôn đã đƣợc nâng cấp và mở rộng tạo sự thuận lợi trong việc di chuyển và giao thƣơng với các vùng phụ cận.

+ Giai đoạn 2012 - 2013: ta có thể nhận thấy số hộ gia đình và số nhân khẩu có xu hƣớng giảm rõ nét trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2013 số lƣợng hộ dân sinh sống giảm 187 hộ xuống còn 1.950 hộ so với năm 2012. Chính vì lý do đó mà số nhân khẩu cũng giảm xuống chỉ còn 8.307 hộ so với năm 2012. Có nhiều khía cạnh để gây ra tình trạng trên. Nhƣng nguyên nhân chính có lẽ là do dân số tăng nhƣng diện tích đất sản xuất, khai phá đƣợc vẫn không tăng vì diện tích phần đất vùng lõi chủ yếu là đất nhiễm phèn rất khó canh tác. Thêm vào đó, diện tích đất này lại thuộc ban quản lý rừng tràm nên bị cấm không cho khai thác. Do vậy, số hộ mới chuyển đến đa phần sống bằng nghề

Năm 2010 2011 2012 2013

Số hộ gia đình (hộ) 1.745 1.784 2.137 1.950 Tăng so với năm trƣớc (hộ) - 39 353 -187 Số nhân khẩu (ngƣời) 8.406 8.676 8.708 8.307 Tăng so với năm trƣớc (ngƣời) - 270 32 -401

33

làm thuê và họ có xu hƣớng di chuyển sang các tỉnh khác hay lên TP. Hồ Chí Minh tìm việc. Mặt khác, ban lãnh đạo xã đã mở các lớp đào tạo nghề chuyên môn cho ngƣời dân để từng bƣớc hoàn thành các chỉ tiêu trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Năm 2012, ban quản lý Dự án Nông thơn mới đã ký đƣợc 4 hợp đồng lao động và cung ứng khoảng 600 lao động cho các công ty, xí nghiệp trong và ngoài xã (theo Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã Gáo Giồng, 2012).

Dân cƣ xã Gáo Giồng đến thời điểm hiện tại (tháng 8/2014) ƣớc tính là 1.906 hộ gia đình với 8.277 nhân khẩu và có thể vẫn còn biến động.

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

+ Trong lĩnh vực trồng trọt

Vốn là vùng ngập sâu của tỉnh Đồng Tháp, dân cƣ tập trung chủ yếu ven các nhánh sông hình thành nên những vùng chuyên canh sản xuất lúa và hoa màu trên đất phù sa. Gáo Giồng là một xã thuần nông với hơn 85% dân cƣ sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc trƣng khí hậu và thổ nhƣỡng nơi đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nƣớc - một loại cây vốn là thế mạnh của vùng. Theo số liệu thống kê UBND xã Gáo Giồng năm 2013, diện tích gieo trồng lúa nƣớc cả năm đạt 10.289 hecta vƣợt cả con số thống kê năm 2012 (7.039 hecta). Diện tích gieo trồng tăng dẫn đến sản lƣợng thu hoạch đƣợc nhiều hơn (65.112 tấn). Riêng đối với cây công nhiệp ngắn ngày và hoa màu thì diện tích gieo trồng đã thực hiện đƣợc 107 hecta, tăng so với kế hoạch 4 hecta và so với năm 2012 là 7 hecta (Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong lĩnh vực trồng trọt xã Gáo Giồng, 2013).

Kết quả trên có đƣợc là nhờ vào công tác khuyến nông rộng khắp các địa bàn xã đã có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Trong năm 2013, xã đã phối hợp trạm khuyến nông và trạm BVTV tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác ngay từ đầu vụ trên địa bàn 6 ấp với 100 hộ dân tham gia. Song song đó, lãnh đạo địa phƣơng không ngừng triển khai thực hiện mô hình cánh đồng liên kết trong sản xuất lúa. Trong năm 2013, xã đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH MTV Lƣơng thực Tân Hồng giải quyết khâu tiêu thụ cho 310 hộ nông dân. Bên cạnh đó, công tác phòng chống lụt bão cũng đƣợc chú trọng. Nhờ vậy, các tuyến đê bao đã đƣợc gia cố đảm bảo cho lịch xuống giống đúng thời điểm. Trong đó, cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng đã nâng cấp bờ bao tuyến kênh Ranh dài 890 m (tổng kinh phí 81 triệu đồng), ô Út Quang - Bảy Thƣớc dài 2,9 km (tổng kinh phí 2,1 tỷ đồng) mang lại sự yên tâm cho ngƣời dân trong quá trình sản xuất.

34

Theo kế hoạch phát triển nông nghiệp của UBND xã Gáo Giồng trong năm 2014, diện tích xuống giống lúa mùa là 9.320 hecta, năng suất ƣớc đạt 6,258 tấn/hecta; sản lƣợng đạt 24.918 tấn. Trong đó, diện tích giống lúa chất lƣợng cao là 7.929 hecta. Đồng thời thực hiện liên kết cánh đồng mẫu lớn là 2.100 hecta cho cả ba vụ lúa (đông xuân, hè thu, thu đông) mỗi vụ 700 hecta. Cùng với phƣơng hƣớng sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu cũng đƣợc quan tâm mở rộng diện tích. Cụ thể, tổng diện tích xuống giống là 160 hecta, tập trung vào các loại cây trồng phù hợp với thổ nhƣỡng địa phƣơng nhƣ: bầu, bí, dƣa hấu, đậu xanh, sen,…

+ Trong lĩnh vực chăn nuôi

Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là một trong những thế mạnh của vùng do có diện tích mặt nƣớc lớn (đặc biệt là vào mùa nƣớc nổi). Nhằm đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh tế hộ gia đình, xã còn mở thêm một số lớp tập huấn chăn nuôi. Từ đó, những tiến bộ kỹ thuật mới đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý dịch bệnh trên con giống. Góp phần không nhỏ trong công tác phòng ngừa rủi ro, thất thoát trƣớc và trong quá trình thu hoạch. Nhờ đó mà cuộc sống ngƣời dân địa phƣơng có nhiều nét khởi sắc. Theo số liệu thống kê diện tích và sản lƣợng trong lĩnh vực chăn nuôi xã Gáo Giồng năm 2013, diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 384,54 hecta, vƣợt trên kế hoạch đã đề ra là 9,54 hecta. Trong đó, cá và tôm là hai loại thủy sản đƣợc chú trọng phát triển. Diện tích nuôi cá chiếm 100% sản lƣợng thủy sản. Ƣớc đạt 2.427,5 tấn vào năm 2013. Diện tích nuôi tôm chiếm 0% trong sản lƣợng thủy sản do việc đào ao nuôi tôm vấp phải một trở ngại lớn về độ phèn tầng đất. Vì thế, tôm thƣờng bị bệnh và chết nhanh nên chỉ tiêu phát triển 10 hecta nuôi tôm không thể đạt đƣợc. Tuy diện tích mặt nƣớc đƣợc sử dụng để nuôi cá vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhƣng sản lƣợng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu là 5.180 tấn. Nguyên nhân chủ quan là do ngƣời dân chƣa nắm bắt đƣợc kỹ thuật trong việc chăm sóc và quản lý mầm bệnh trong quá trình nuôi nên số lƣợng hao hụt khi cá còn non là khá đáng kể. Mặt khác, thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi con giống chỉ vào những tháng nƣớc nổi để tránh hiện tƣợng xả phèn và dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật từ đồng ruộng xuống các kênh, rạch.

Đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, xã chủ trƣơng phát triển ba đối tƣợng chăn nuôi chính đó là heo, bò và gia cầm (trong đó vịt chạy đồng chiếm số lƣợng lớn nhất). Kết quả đạt đƣợc qua cuộc khảo sát từ UBND xã Gáo Giồng trong năm 2013 hết sức khả quan, số lƣợng đàn heo và đàn bò đều đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. Công tác phát triển đàn heo hoàn thành 100% kế

35

hoạch (1.740 con). Xây dựng số lƣợng đàn bò ban đầu là 130 con. Trong đó, gia cầm có lẽ là thế mạnh phát triển của vùng do có diện tích đồng ruộng rộng lớn thuận lợi cho phát triển đàn vịt chạy đồng. Chỉ tiêu đặt ra để phát triển đàn gia cầm là 105.890 con nhƣng kết quả lại vƣợt ngoài mong đợi 101,43% (107.400 con).

Phát huy những kết quả đạt đƣợc, xã Gáo Giồng phấn đấu và đề ra các tiêu chí thực hiện trong năm 2014 về chăn nuôi và thủy sản nhƣ sau: ổn định nạc hóa đàn heo 747 con, đàn bò 111 con, phát triển đàn gia cầm 104.558 con. Mở rộng mô hình nuôi thủy sản tại địa phƣơng theo hƣớng thâm canh: cá 371 hecta, tôm 10 hecta và ƣớc sản lƣợng đạt 3.550 tấn (Kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2014).

3.1.2.3 Thu nhập và mức sống dân cư

Đƣợc chọn làm xã thí điểm phát triển mô hình nông thôn mới, cán bộ và nhân dân xã Gáo Giồng quyết tâm thực hiện và triển khai sâu rộng đến từng xóm, ấp. Mô hình nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí:

+ Quy hoạch và thực hiện quy hoạch: sử dụng đất, hạ tầng thiết yếu cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng theo tiêu chuẩn mới. Đồng thời phát triển và phục hồi các khu dân cƣ theo hƣớng văn minh.

+ Giao thông: nhựa hóa hoặc bê tông hóa các tuyến đƣờng liên xã theo chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải.

+ Thủy lợi: hệ thống thủy lợi đƣợc kiên cố hóa và phục vụ tốt dân sinh. + Điện: hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện.

+ Trƣờng học: trƣờng học các cấp phải đạt chuẩn Quốc gia.

+ Cơ sở vật chất văn hóa: nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

+ Chợ nông thôn: đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.

+ Bƣu điện: có điểm phục vụ viễn thông và internet đến các thôn, xóm. + Nhà ở dân cƣ: đạt chuẩn Bộ Xây dựng, không còn nhà tạm.

+ Thu nhập: thu nhập bình quân so với tỉnh (1,3 lần). + Số hộ nghèo: tỷ lệ hộ nghèo 7%.

36

+ Hình thức tổ chức sản xuất: có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

+ Giáo dục: phổ cập giáo dục trung học (100%), học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học (80%), lao động qua đào tạo (lớn hơn 20%).

+ Y tế: tỷ lệ ngƣời dân có bảo hiểm 20%, y tế xã đạt chuẩn Quốc gia. + Văn hóa: 70% xã, thôn đạt chuẩn văn hóa theo quy định.

+ Môi trƣờng: tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch (75%), các cơ sở sản xuất kinh doanh hợp vệ sinh, không có hoạt động suy giảm môi trƣờng, nghĩa trang đƣợc xây dựng đúng quy định và rác thải đƣợc thu gom, xử lý.

+ Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. + An ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững.

Trong năm 2013, xã đã đạt đƣợc 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, vẫn còn 5 tiêu chí chƣa đạt đƣợc là: giao thông nông thôn, môi trƣờng, trƣờng học, hệ thống chính trị và y tế. Dự kiến đến năm 2014 sẽ phấn đấu đạt thêm 3 tiêu chí nữa đó là: tiêu chí 5 (trƣờng học), tiêu chí 15 (y tế) và tiêu chí 18 (hệ thống chính trị). Nhờ việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông thôn mới mà cuộc sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao và có bƣớc phát triển đáng kể. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu ngƣời xã Gáo Giồng giai đoạn 2010 - 2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Thu nhập bình quân (triệu đồng) 16,4 19,3 22,1 29,5 Tỷ lệ gia tăng thu nhập (%) - 17,6 14,5 33,5

Nguồn: Số liệu Báo cáo tổng kết tình hình KT - XH xã Gáo Giồng, 2010 - 2013.

Từ bảng số liệu trên ta xây dựng đƣợc đồ thị thể hiện sự tăng trƣởng thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm của xã Gáo Giồng nhƣ sau:

Hình 3.3 Đồ thị thể hiện sự tăng trƣởng thu nhập bình quân đầu ngƣời xã Gáo Giồng, 2010 - 2013.

37

Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu ngƣời của dân cƣ xã Gáo Giồng ngày càng đƣợc nâng cao qua các năm. Cụ thể, thu nhập tăng từ 16,4 triệu đồng/ngƣời/năm (2010) lên 19,3 triệu đồng/ngƣời/năm (2011). Dựa trên nền tảng đó, thu nhập tiếp tục tăng trƣởng từ 22,1 triệu đồng/ngƣời/năm (2012) lên 29,5 triệu đồng/ngƣời/năm (2013). Tốc độ tăng trƣởng thu nhập trung bình giai đoạn khá cao đạt 21,87%. Có đƣợc thành quả nhƣ vậy là nhờ vào chính sách hỗ trợ và phát triển của ban lãnh đạo huyện Cao Lãnh nói chung và cán bộ xã Gáo Giồng nói riêng. Lãnh đạo xã đã kết hợp với ngƣời dân địa phƣơng mở thêm nhiều lớp tập huấn dạy nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động lúc nông nhàn. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo và nâng cao sinh kế cho đại bộ phận các hộ gia đình không có đất sản xuất.

Ta thấy rằng, mức sống của dân cƣ xã Gáo giồng ngày càng đƣợc nâng cao và ổn định hơn. Hiện toàn xã có 6 trạm cấp nƣớc theo quy chuẩn Việt Nam phục vụ cho 1.130/1.906 hộ đạt 59,29%. Còn lại 776 hộ sử dụng nƣớc sinh hoạt từ các nguồn khác. Bên cạnh đó, với chính sách thấp sáng đƣờng quê đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình vùng sâu đƣợc sử dụng điện trong sinh hoạt hằng ngày góp phần hạn chế tình trạng trộm cấp và an ninh trật tự đƣợc giữ vững.

Bên cạnh phát triển kinh tế nông hộ, xã Gáo Giồng còn chăm lo đời sống cho các hộ nghèo bằng cách hỗ trợ hàng tháng với số tiền trợ cấp là 500.000 đồng/hộ/tháng. Nhằm giúp cho ngƣời nghèo cũng đƣợc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, xã Gáo Giồng đã tổ chức chƣơng trình cấp phát miễn phí bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thêm vào đó, chính sách trợ cấp tiền điện với mức hỗ trợ 1,368 tỷ đồng (chỉ tính riêng đến tháng 8 năm 2014) giúp cho các hộ dân nghèo vẫn có điện thấp sáng, cải thiện chất lƣợng cuộc sống.

Bảng 3.4: Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Năm 2012 2013 8 - 2014

Số hộ nghèo đƣợc hỗ trợ (hộ) 125 191 238

Số tiền hỗ trợ (nghìn đồng) 45.000 68.760 1.368.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết của UBND xã Gáo Giồng, tháng 8 năm 2014.

Kết hợp với chƣơng trình xóa nhà tre lá nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện chất lƣợng lao động và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân lúc

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 49)