Giá trị cảnh quan khu du lịch

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 54 - 58)

3.2.2.1 Hệ động vật

Do điều kiện địa hình không bằng phẳng hình thành nên các lung, bƣng biền với hệ thực vật mặt nƣớc tạo nên môi trƣờng sống lý tƣởng cho các loài sinh vật. Rừng tràm Gáo Giồng là nơi trú ngụ của khoảng hơn 15 loài lông vũ nhƣ: cồng cộc, le le, vịt trời, cò mỏ vàng, cò ngà, diệc, vạc, điên điển, trích mồng đỏ,… Nơi đây cũng là điểm dừng chân của loài diệc lửa và nhan điển - hai loài chim quý hiếm đã đƣợc ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam. Đây là hai loài chim với số lƣợng cá thể không nhiều, hiện tại đang có nguy cơ tuyệt chủng nên cần phải đƣợc bảo vệ.

+ Diệc lửa: loài chim đặc trƣng với chiếc mỏ dài, mào phƣợng, má đỏ, toàn thân mọc toàn lông màu đen xen cam đỏ. Phần cổ có những chiếc lông dài rũ xuống nhƣ lá liễu, thân dài khoảng 80 cm. Diệc lửa có dáng vẽ thanh cao, trông giống với cò trắng nên còn đƣợc gọi là cò đỏ. Môi trƣờng sống của loài này thƣờng là những nơi ẩm ƣớt nhƣ các đầm nƣớc hay ven sông, suối. Thức ăn chính của diệc lửa là các loài châu chấu, ếch, nhái, cá nhỏ, ốc đồng,… Loài chim này thƣờng sinh sống riêng biệt từng cá thể, ít di chuyển theo đàn lớn. Diệc lửa thƣờng sinh sản vào tháng 5 hằng năm, mỗi mùa sinh sản chỉ từ 3 đến 4 quả trứng nên loài này rất hiếm vì có số lƣợng cá thể tồn tại không

44

nhiều. Do đặc tính này mà có một số ngƣời ví diệc lửa là “Đông phƣơng bảo thạch” - hòn đá quý của phƣơng Đông.

Nguồn: Câu lạc bộ chim cảnh Lan Anh <http://lananhbirds.com/diendan/showthread.

php?t=1881>

Hình 3.4 Diệc lửa

+ Nhan điển: đây là loài chim có khả năng bay cao, bay xa, bơi rất tài, lặn rất sâu. Về cƣ ngụ ở rừng tràm và từ lâu nó đã trở thành biểu tƣợng cho Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp. Với chiếc cổ thon dài, chiếc mỏ màu hồng nhạt, bộ lông trắng với phần cánh có những chiếc lông dài màu đen. Đôi chân cao, đây là điều kiện lí tƣởng để kiếm ăn nơi mặt nƣớc nông. Thức ăn ƣa thích của nhan điển là các loài cua, ốc, tép, ếch, nhái, cá nhỏ,…

Nguồn: Con người và Thiên nhiên. Net <http://www.thiennhien.net/2011/07/25/vuon-chim-

nam-can-dang-bi-xam-hai/>

Hình 3.5 Nhan điển

Bên cạnh hai loài đặc hữu là diệc lửa và nhan điển, khu sinh thái Gáo Giồng đƣợc mệnh danh là vƣờn cò lớn của vùng Đồng Tháp Mƣời với số lƣợng loài cò trắng chiếm ƣu thế lên đến hàng nghìn con. Đặc biệt là vào lúc bình minh và chiều tà. Đây là thời điểm thú vị nhất trong câu chuyện kể về nhịp sống của tự nhiên sinh thái Gáo Giồng. Từng đàn chim tung bay, chao lƣợn trắng xóa cả một góc trời hòa cùng tiếng gọi bầy vang vọng của hàng trăm con trích mồng đỏ. Tất cả âm thanh nhƣ cùng nhau dạo nên một khúc

45

nhạc hòa tấu mang hơi thở của thiên nhiên hoang dã. Chính điều đấy đã làm nên nét riêng, nét độc đáo níu chân du khách khi đến với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.

Là một vùng đất nổi tiếng với cảnh chim trời, cá nƣớc do đó không thể không nhắc đến các loại cá nƣớc ngọt mang đậm sắc thái miền sông nƣớc nhƣ: cá lóc, cá trê, cá trạch, cá rô, cá sặc, thát lát, lƣơn, rắn, rùa, trăn đất,… Hệ thống sông ngòi chằng chịt, kết hợp với các cánh rừng rộng lớn đƣợc duy trì và bảo vệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài. Đặc biệt hơn, cứ vào mùa nƣớc lũ dâng cao khoảng tháng 8 đến tháng 10 là mùa cá linh từ biển hồ Campuchia rủ nhau về Đồng Tháp. Đây là loại cá đặc sản của vùng sông nƣớc Nam Bộ bởi độ tƣơi ngon và màu trắng bạc trông thích mắt và chỉ xuất hiện vào mùa nƣớc nổi.

Có thể nói, Gáo Giồng nhƣ một Đồng Tháp Mƣời thu nhỏ và là nơi dừng chân trú ngụ của rất nhiều loài chim, cá và bò sát hình thành nên hệ sinh thái vô cùng đa dạng của một vùng đất ngập nƣớc. Đây là tiềm năng, thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế. Đặc biệt là dịch vụ du lịch.

3.2.2.2 Hệ thực vật

Mang đặc trƣng tự nhiên của một trong những vùng đất phèn và ngập sâu của tỉnh Đồng Tháp, tràm trở thành loại cây trồng chủ lực và chiếm ƣu thế trong hệ sinh thái Gáo Giồng.

Nguồn: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng <http://www.dichvudulich.com/du-lich/kham-pha- du-lich/681-khu-du-lich-sinh-thai-gao-giong.html>

Hình 3.6 Cây tràm

Tràm chủ yếu ở đây là tràm lá dài hình mũi mác, thuộc chi thực vật có hoa trong họ tràm Melaleuca, thân cây cao từ 2 - 30 m, vỏ thân cây dễ tróc. Lá tràm thƣờng xanh, mọc so le, dài 1 - 8 cm, phiến lá rộng từ 0,5 - 7 cm. Mép lá chẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám. Hoa tràm thơm có màu trắng, hạt tràm nhỏ không có cọng. Đây là loại cây có nhiều lợi ích trong cuộc sống cũng nhƣ

46

trong y học. Thân tràm dùng trong xây dựng, vỏ tràm làm chất đốt rất nhạy. Trong lá và cành non của cây tràm có tinh dầu giúp sát trùng, trị bệnh hô hấp. Tinh dầu từ lá tràm có tác dụng thay đổi sự bài tiết của khí quản và làm lỏng đờm.

Bên cạnh đó, tuy chiếm tỷ lệ sinh khối không lớn so với cây tràm nhƣng một số thực vật ƣa nƣớc khác cũng đang phát triển mạnh ở Gáo Giồng nhƣ: gáo, bần, lau, sậy, điên điển, lục bình, bèo tai chuột,… Trong đó, không thể bỏ qua một loài thực vật mà từ lâu đã gắn liền với mãnh đất, với vẻ đẹp thiên nhiên và con ngƣời Đồng Tháp đó là hoa sen. Cứ vào mùa nƣớc nổi, sen vƣơn mình trỗi dậy nhƣ những đốm lửa hồng nhẹ trôi trên dòng nƣớc. Sắc hồng của hoa sen, hoa súng hòa quyện cùng sắc vàng của những hàng điên điển. Nét đẹp đó nhƣ đƣợc điểm xuyết thêm bởi màu xanh mênh mông của rừng tràm. Tất cả nhƣ cùng nhau vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Phải chăng, đó là một nét đặc trƣng hiếm có mà chính bàn tay tạo hóa đã ban tặng cho con ngƣời. Nó quyến luyến, thấm dần vào từng hơi thở, từng nhịp sống của làng quê yên bình. Sen không chỉ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân mà còn góp phần làm giàu thêm cho nét văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Những món ăn làm từ sen là một sự kết hợp độc đáo, mang hƣơng vị của đất, của trời và của con ngƣời. Không những thế, tim sen còn là một trong những vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc. Vì thế, sen còn có tác dụng chữa bệnh và đƣợc sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền dân tộc.

Nguồn: Đất việt flower. com

<http://datvietflower.com/vietnam/4/194/hoa- sen---lotus-flower>

Hình 3.7 Hoa sen

Hệ thực vật Gáo Giồng tuy không đa dạng về số lƣợng loài nhƣng chúng đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động sống của nhiều loài sinh vật. Rừng góp phần điều hòa khí hậu và ngăn chặn những tác động xấu của thiên nhiên đối với cuộc sống con ngƣời. Đồng thời, rừng tràm

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gáo Giồng còn cung cấp nơi trú ngụ cho rất nhiều loài động vật, hình thành nên một hệ sinh thái tự nhiên đa dạng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng.

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 54 - 58)