Các yếu tố tác động đến cầu du lịch

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 90 - 93)

Nhu cầu viếng thăm Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng của du khách có thể phụ thuộc vào sự ảnh hƣởng của một vài yếu tố nhất định. Các yếu tố tác động có thể là:

+ Tuổi: những ngƣời có độ tuổi càng cao có xu hƣớng tìm đến những nơi yên tĩnh để có cuộc sống an nhàn, thƣ thái. Mục đích chính của họ là để đƣợc nghỉ ngơi nhằm giải tỏa mọi căng thẳng. Càng nhiều tuổi, những hình thức du lịch với các hoạt động tạo cảm giác mạnh hay đi đến những nơi đông ngƣời có thể không còn phù hợp. Thay vào đó, một nơi yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên chính là điểm đến lý tƣởng. Ngƣợc lại, giới trẻ thƣờng thích vui chơi với bạn bè và tham gia vào những hoạt động mang tính thể thao. Do đó, du lịch sinh thái có thể là một lựa chọn thích hợp cho những ngƣời cao tuổi. Biến “Tuổi” của đáp viên đƣợc dự đoán là sẽ có ảnh hƣởng cùng chiều với số lần viếng thăm của du khách đến với Gáo Giồng.

+ Giới tính: kết quả kiểm tra độ chệch (Bitest) trong mẫu phỏng vấn cho thấy không có sự chênh lệch nhiều về số lƣợt du khách nam và du khách nữ. Tuy nhiên, điều đó chƣa thể khẳng định rằng biến số “Giới tính” không có ý nghĩa hay có ảnh hƣởng cùng chiều (hoặc trái chiều) với số lần viếng thăm của từng đáp viên. Vì thế, biến số này vẫn chƣa có cơ sở để giải thích cho dù tỷ lệ viếng thăm của du khách là nam giới trong mẫu điều tra có cao hơn nữ giới.

+ Trình độ học vấn: biến số này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng thuận chiều với nhu cầu viếng thăm Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Đa số những du khách đƣợc phỏng vấn đều đến từ các tỉnh, thành phố. Do đó, với những ngƣời có học vấn cao, họ thƣờng sống hay lƣu trú ở các tỉnh (thành phố). Họ phải thƣờng xuyên tiếp xúc với một môi trƣờng khá ồn ào, ít có cơ hội trải nghiệm hay thƣởng thức đƣợc những thú vui tao nhã chốn làng quê. Bên cạnh đó, áp lực công việc thôi thúc họ tìm đến một địa điểm giải trí sinh thái cách xa chốn thị thành.

+ Số nhân khẩu hiện tại trong gia đình: nếu có nhiều ngƣời cùng sinh sống trong một gia đình thì sẽ làm tăng mức chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Do đó, họ thƣờng cắt giảm bớt nhu cầu đi du lịch của mình hoặc họ sẽ lựa

80

chọn những địa điểm du lịch ở gần nơi sinh sống để tiết kiệm chi phí. Vì thế, biến số này đƣợc dự đoán có ảnh hƣởng nghịch chiều với số lần viếng thăm của du khách đến Gáo Giồng.

+ Thu nhập bình quân/tháng: Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng là một địa điểm du lịch thích hợp với mức chi phí dịch vụ đƣợc đánh giá là tƣơng đối thấp. Tuy nhiên cũng giống nhƣ biến số về giới tính, điều đó không đồng nghĩa với việc thành lập cho cơ sở khẳng định rằng thu nhập của nhiều nhóm du khách không ảnh hƣởng hay có ảnh hƣởng cùng chiều (hoặc nghịch chiều) với số lƣợt viếng thăm của du khách. Vì thế, biến số này chƣa có cơ sở chắc chắn để dự đoán.

+ Chi phí du hành: biến này đƣợc mong đợi là sẽ có ảnh hƣởng trái chiều đối với số lần viếng thăm Gáo Giồng của du khách. Nếu chi phí phải bỏ ra để đến Gáo Giồng là quá cao, du khách có khuynh hƣớng tìm đến địa điểm thay thế khác hay thay đổi quyết định đi du lịch. Chi phí càng tăng, số lần viếng thăm càng giảm.

Ngoài những biến số vừa nêu thì vẫn còn một loại chi phí có thể có tác động đến số lƣợt viếng thăm hằng năm của du khách. Đó là chi phí đến địa điểm thay thế. Chi phí này cũng có thể là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định viếng thăm Gáo Giồng của du khách. Nó phản ánh trọng số và sự đánh đổi mà du khách phải lựa chọn đối với việc viếng thăm Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng hay đi đến một địa điểm giải trí khác. Tuy nhiên vẫn không thể đo lƣờng biến số này do các thông tin thu thập đƣợc từ bảng câu hỏi phỏng vấn không đủ để ƣớc lƣợng thành giá trị. Hơn nữa, nhiều du khách vẫn chƣa có một địa điểm thay thế rõ ràng nếu họ không đến viếng thăm Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.

Hàm logarit - tuyến tính tổng quát biểu thị mối quan hệ giữa số lần viếng thăm của du khách với các yếu tố kinh tế - xã hội của đối tƣợng tham gia phỏng vấn đƣợc xác định nhƣ sau:

Log(T) = a + b1AGE + b2MALE + b3EDU + b4GEN + b5I + b6TC

Trong đó a: Hệ số chặn của mô hình, biểu thị sự tác động của các yếu tố chƣa đƣợc đề cập đến.

b1,b2,b3,b4,b5,b6: Hệ số mô tả mối quan hệ ảnh hƣởng thuận chiều (trái chiều) giữa số lần viếng thăm với các yếu tố kinh tế - xã hội và chi phí của du khách.

81

Bảng 4.19: Mô tả các biến kinh tế - xã hội đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy kinh tế lƣợng

Tên biến Ký hiệu biến

Mô tả biến Dấu kỳ

vọng Số lần Log(T) Số lần đến Gáo Giồng của du khách

tham gia phỏng vấn

Tuổi AGE Tuổi của các đáp viên tham gia phỏng vấn

+

Giới tính MALE Bằng 1 nếu là “Nam”, bằng 0 nếu là “Nữ”

+/-

Trình độ học vấn

EDU Bằng 1 nếu “Cao đẳng, đại học trở lên”, bằng 0 cho các trƣờng hợp còn lại

+ Số nhân khẩu GEN Số ngƣời hiện đang sinh sống cùng đáp

viên (ngƣời)

-

Thu nhập I Thu nhập hàng tháng của đáp viên (đồng)

+/-

Chi phí du hành

TC Tổng chi phí cho chuyến đi của từng đáp viên (đồng)

-

Nguồn: Theo quy ước của tác giả

Ghi chú: +:Dấu mong đợi ảnh hưởng thuận chiều

-: Dấu mong đợi ảnh hưởng trái chiều

+/-: Chưa có cơ sở để dự đoán

Kỹ thuật hồi quy tuyến tính (OLS) và logarit - tuyến tính đƣợc thực hiện để kiểm tra các giả thuyết vừa nêu về nhu cầu đến tham quan địa điểm giải trí sinh thái Gáo Giồng phụ thuộc vào những đặc điểm kinh tế - xã hội nào của du khách.

Kết quả hồi quy theo hai phƣơng pháp trên cho thấy hệ số xác định R2 chỉ giải thích đƣợc ở mức độ rất thấp sự biến động của số lần viếng thăm của du khách đến Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng với các đặc điểm kinh tế - xã hội của các đáp viên. Riêng ở hàm logarit - tuyến tính, hệ số R2 chỉ ra rằng kết quả hồi quy logarit - tuyến tính cho giá trị giải thích cao hơn mô hình hồi quy tuyến tính nhƣng giá trị giải thích tăng thêm không đáng kể. Vì thế, các biến độc lập đƣợc sử dụng trong mô hình chỉ giải thích đƣợc khoảng 3,59% (đối với mô hình logarit - tuyến tính) hoặc 3,08% (đối với mô hình hồi quy tuyến tính) về sự biến động của cầu du lịch đến Gáo Giồng. Mức độ phụ thuộc của biến số lần viếng thăm với các đặc điểm kinh tế - xã hội và chi phí du hành của từng đáp viên là rất thấp vì chính độ dao động của biến phụ thuộc trong

82

mẫu khảo sát là thấp (số lần viếng thăm hầu hết của du khách chỉ là 1 hoặc 2 tính đến thời điểm phỏng vấn).

Kết quả hồi quy đƣợc thể hiện trong bảng 4.20. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 4.20: Kết quả hồi quy tuyến tính và logarit - tuyến tính về cầu giải trí

Biến Tuyến tính Logarit - tuyến tính

Hệ số b Sai số chuẩn Chỉ số t Hệ số b Sai số chuẩn Chỉ số t Biến phụ thuộc Số lần Logarit số lần Hằng số 1,7767** 0,3941 4,51 0,5041** 0,1731 2,91 Tuổi 0,0001 0,0109 0,01 -0,0024 0,0048 -0,50 Giới tính 0,1524 0,2339 0,65 0,0324 0,1027 0,32 Trình độ học vấn -0,4194 0,2767 -1,52 -0,1994 0,1215 -1,64 Số nhân khẩu -0,0725 0,0851 -0,85 -0,0260 0,0374 -0,70

Thu nhập 8,1700E-8 1,0300E-7 0,80 3,4600E-8 4,5100E-8 0,77

Chi phí du hành

-1,6100E-7 3,9100E-7 -0,41 -1,1200E-7 1,7200E-7 -0,65

Số quan sát 116,0000 116,0000

R2 0,0308 0,0359

Chỉ số F 0,5800 0,6800

Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của tác giả

Ghi chú: **: Biểu diễn các hệ số tương ứng có ý nghĩa thống kê ở mức1%

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 90 - 93)