Các bƣớc đo lƣờng giá sẵn lòng trả bằng phƣơng pháp đánh giá ngẫu

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 39)

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG

2.4.1 Khái niệm về phƣơng pháp CVM

Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên có thể đƣợc dùng để lƣợng hóa giá trị kinh tế của tất cả các hệ sinh thái và môi trƣờng tự nhiên. Đây đƣợc xem là một phƣơng pháp hữu ích trong việc định giá tài nguyên môi trƣờng (giá trị sử dụng và phi sử dụng của hàng hóa). Phƣơng pháp đƣợc hình thành và dựa trên nền tảng lý thuyết của S.V. Ciriacy Wantrup (1947). Sau đó, phƣơng pháp đƣợc Davis áp dụng vào năm 1973 trong nghiên cứu của mình về việc ƣớc tính giá trị mà thợ săn và du khách có đƣợc khi đến với một môi trƣờng đặc biệt hoang dã.

Các nhà kinh tế sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) khi dữ liệu trên thị trƣờng không đáng tin cậy hoặc không có sẵn cho việc phân tích. Bằng cách xây dựng một thị trƣờng giả định, các cá nhân từ đó phát biểu sự ƣa thích của mình thông qua mức giá sẵn lòng chi trả (WTP) cho sự cải thiện hoặc giá trị sẵn lòng chấp nhận (WTA) cho việc chấp nhận sự suy giảm chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng nào đó. Đây là phƣơng pháp phụ trong nghiên cứu nhằm thành lập một quỹ bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng trong thời gian tới.

2.4.2 Các bƣớc đo lƣờng giá sẵn lòng trả bằng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên giá ngẫu nhiên

Để ƣớc lƣợng đƣợc giá sẵn lòng trả của từng cá nhân cho sự thay đổi trong việc cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ môi trƣờng, ta thực thiện theo trình tự các bƣớc nhƣ sau:

22

2.4.2.1 Bước 1: Xây dựng thị trường giả định

Một thuận lợi thú vị của phƣơng pháp CVM là nó có thể dùng để suy ra giá trị của một tài nguyên mà cá nhân chƣa từng sử dụng, thấy hoặc viếng thăm tài nguyên thiên nhiên đó. Thị trƣờng giả định giúp cho các đáp viên có thể hình thành ý tƣởng về hàng hóa thông qua các dữ kiện về thuộc tính, cấu tạo, công dụng,… Bên cạnh đó, ta cũng có thể mô tả bằng hình ảnh minh họa. Đây là bƣớc quan trọng, có ảnh hƣởng đến kết quả tính toán sau này. Nội dung của một thị trƣờng giả định bao gồm các yếu tố sau:

+ Mô tả đặc điểm của đối tƣợng cần nghiên cứu: việc mô tả chi tiết về đối tƣợng nghiên cứu giúp hình thành cái nhìn đầu tiên về tầm quan trọng của chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng trong suy nghĩ của đáp viên. Đối với Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, thị trƣờng giả định đƣợc xây dựng thông qua sự đa dạng của hệ sinh thái rừng tràm. Sự đa dạng này đƣợc thể hiện bằng cách đƣa ra số lƣợng ƣớc tính tƣơng đối của các loài động vật (chim, cá,…) và thực vật (tràm, sen, súng,…) góp phần giúp cho du khách có cái nhìn tổng quan hơn về giá trị sinh cảnh Gáo Giồng mang lại. Bên cạnh đó, chức năng điều hòa khí hậu và giảm nhẹ các tác động xấu của thời tiết cũng đƣợc nhắc đến nhằm nhấn mạnh vai trò của rừng tràm trong cuộc sống con ngƣời.

+ Tình huống giả định đƣợc đặt ra về sự thay đổi chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng cung cấp cho ngƣời đƣợc phỏng vấn về hiện trạng sử dụng và các mối nguy hại đe dọa đến đối tƣợng cần nghiên cứu. Theo đó, bảng câu hỏi phỏng vấn đƣa ra một giả thuyết về việc thành lập một quỹ bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng trong thời gian tới. Quỹ bảo tồn có chức năng quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ sinh cảnh Gáo Giồng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài động vật và thực vật. Các hoạt động bảo tồn đƣợc nêu lên cụ thể trong bảng khảo sát nhƣ: thuê thêm lực lƣợng bảo vệ rừng; xây dựng đê bao bảo vệ xung quanh; đổi mới các trang, thiết bị chữa cháy chuyên dụng;... Kinh phí cho công tác bảo tồn này đƣợc xây dựng từ ngân sách tỉnh Đồng Tháp, phần còn lại do cá nhân đóng góp.

+ Đƣa ra phƣơng tiện thanh toán cho ngƣời đƣợc phỏng vấn. Bao gồm các thông tin: cách thanh toán, thời gian thanh toán, phƣơng tiện thanh toán (thƣờng thông qua thuế, phí, lệ phí),… Để thành lập quỹ bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng, nghiên cứu đƣa ra phƣơng tiện đóng góp cho du khách thông qua việc gia tăng giá vé vào cổng áp dụng từ năm 2015. Hình thức đóng góp thông qua giá vé đƣợc cho là khá phù hợp do mức giá vé vào cổng hiện tại là khá thấp so với các dịch vụ khác. Đây là cách giúp du khách có thể đóng

23

góp trực tiếp sau khi đã viếng thăm Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Thông qua việc xác định mức giá WTP, ta đo lƣờng đƣợc thái độ và nhận thức của các cá nhân trong việc giữ gìn và duy trì giá trị sinh thái rừng tràm Gáo Giồng cho thế hệ tƣơng lai.

2.4.2.2 Bước 2: Xây dựng các mức giá cho WTP

Đây là cơ sở giúp cho việc tính toán các giá trị WTP hoặc WTA để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng trong nghiên cứu.

Cuộc khảo sát nhằm xác định mức giá sẵn lòng trả cao nhất của đối tƣợng phỏng vấn cho những sự thay đổi của chất lƣợng môi trƣờng. Các loại câu hỏi WTA hoặc WTP thƣờng dùng bao gồm:

+ Nhóm câu hỏi mở: “Mức giá cao nhất mà anh (chị) có thể chi trả cho việc thay đổi chất lƣợng hàng hóa môi trƣờng là bao nhiêu…?”. Giá trị trả lời cho câu hỏi này còn tùy thuộc vào mức độ đánh giá ban đầu của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng thị trƣờng giả định.

+ Nhóm câu hỏi đấu giá: ta tăng dần mức giá sẵn lòng trả cho các đáp viên đến khi họ không thể trả thêm đƣợc nữa - “Anh (chị) có sẵn lòng trả thêm…” và nếu câu trả lời là “Không” cuộc phỏng vấn kết thúc.

+ Nhóm câu hỏi đóng đơn: hỏi một lần, nếu đáp viên trả lời đồng ý hoặc không đồng ý chi trả đều ngƣng phỏng vấn. Và lấy mức giá đó để tính toán cho giá trị WTP hoặc WTA.

+ Nhóm câu hỏi đóng kép: với câu hỏi này ta thực hiện hai lần khảo sát. Nếu đáp viên đồng ý chi trả ở mức giá đầu tiên đƣa ra thì tăng mức giá lên. Nếu đáp viên không sẵn lòng chi trả thì giảm mức giá xuống.

+ Nhóm câu hỏi liệt kê: trực tiếp đƣa ra các mức giá cụ thể để đáp viên lựa chọn. Hình thức này nhằm gợi ý về câu trả lời cho những ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Nhận thấy du khách dành nhiều thời gian tham quan tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng và thƣờng ra về vào buổi chiều. Do đó, nhóm câu hỏi liệt kê đƣợc lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu này để tránh làm mất thời gian của du khách khi ra về và hạn chế sự phiền toái gây ra cho những ngƣời tham gia phỏng vấn. Các mức giá từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng đƣợc cho là khá hợp lý trong việc tăng giá vé vì nếu mức tăng thêm quá cao, du khách sẽ không sẵn lòng chi trả. Thêm vào đó, các mức giá nhƣ một gợi ý về câu trả lời cho WTP giúp đáp viên không phải suy nghĩ nhiều và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình phỏng vấn.

24

Bên cạnh các câu hỏi về WTP hoặc WTA cần phải đƣa ra các câu hỏi liên quan tiếp theo để phát hiện ra những động cơ phía sau nhằm loại bỏ các câu trả lời phản đối và không hợp lý. Bảng câu hỏi khảo sát đƣa ra một số nguyên nhân khiến đáp viên không sẵn sàng đóng góp cho công tác bảo tồn sinh cảnh Gáo Giồng nhƣ: việc bảo tồn là nhiệm vụ của ban quản lý rừng tràm, ngƣời hƣởng lợi từ việc khai thác tài nguyên của rừng tràm phải trả tiền,… để đáp viên lựa chọn.

2.4.2.3 Bước 3: Xác định các yếu tố tác động đến giá trị WTP

Trong việc phân tích kinh tế nhƣ hiện nay, có rất nhiều mô hình khác nhau đƣợc các nhà kinh tế sử dụng để lập chính sách. Tính đa dạng của các mô hình tuy góp phần tạo nên sự phong phú trong quá trình phân tích nhƣng điều đó lại làm cho việc giải thích ý nghĩa các hệ số thống kê trong mô hình trở nên phức tạp hơn. Trong đó, mô hình logarit ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi do nó có thể khắc phục đƣợc các khuyết tật về phƣơng sai giữa các biến trong mô hình. Góp phần làm cho việc ƣớc lƣợng đƣợc ổn định và tổng quát.

Phân tích hồi quy dựa trên phần mềm thống kê Stata về các yếu tố tác động đến mức giá sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng của từng đáp viên. Trong đó, giá trị WTP (biến phụ thuộc) đƣợc giải thích sự biến động thông qua các đặc điểm kinh tế - xã hội (biến độc lập) của đối tƣợng tham gia phỏng vấn. Do giá trị một số biến giải thích trong mẫu khảo sát tại Gáo Giồng lớn hơn rất nhiều so với giá trị của các biến còn lại. Vì thế để có đƣợc phƣơng sai sai số đồng nhất giữa các biến số, ta sử dụng mô hình logarit - tuyến tính tổng quát có dạng:

WTPjG jXj uj

Log    (2.8) Trong đó α: Hệ số chặn của mô hình

G: Biến giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

β: Hệ số hồi quy của biến giả G Xj: Các biến số có giá trị liên tục λj: Hệ số hồi quy của biến Xj uj: Sai số ngẫu nhiên

Mô hình bán logarit phản ánh sự thay đổi của giá sẵn lòng trả (WTP) theo sự tác động của các biến liên tục Xj. Cụ thể, khi Xj tăng lên 1 đơn vị (theo đơn vị tính của biến Xj) thì giá trị WTPj sẽ tăng lên thêm λj% (nếu các yếu tố khác không đổi).

25

Tuy nhiên, đối với một số mô hình logarit - tuyến tính có chứa các biến giả thì việc giải thích sự tác động của các biến số này làm cho mô hình trở nên phức tạp hơn. Gọi k là sự biến động giá trị WTP theo biến giải thích G. Theo Halvorsen - Palmquist (1980) và Kennedy (1981), để xác định sự biến động của biến phụ thuộc (WTP) khi G = 1 đƣợc tính toán dựa vào công thức:

  0

1 1 

    G

G k WTP

WTP (2.9) + Từ công thức (2.9), ta thực hiện thao tác lấy logarit hai vế nhƣ sau: Log(WTPG=1) = Log((1 + k) x WTPG=0)

 Log(WTPG=1) = Log(1 + k) + Log(WTPG=0)  Log(WTPG=1) - Log(WTPG=0) = Log(1 + k) (*) + Bên cạnh đó, theo công thức (2.8) ta có:

Log(WTPG=1) = α + β + λjXj + uj Log(WTPG=0) = α + λjXj + uj

 Log(WTPG=1) - Log(WTPG=0) = β (**) Từ (*) và (**) => β = Log(1 + k)

=> k = eβ - 1 (2.10) Ta có, logarit tự nhiên cơ số e với giá trị e = 2,718. Nhƣ vậy, để xác định ảnh hƣởng của biến giả đến sự biến động của giá trị WTP (k) trong mô hình logarit - tuyến tính ta cần tính giá trị eβ và sau đó trừ đi 1.

Mô hình hồi quy cho ta các hệ số tác động về giá sẵn lòng trả WTP cho công tác bảo tồn sinh cảnh Gáo Giồng với đặc điểm kinh tế - xã hội của đáp viên. Từ đó, ta xác định đƣợc mức giá WTP trung bình của khách du lịch sẵn lòng đóng góp để duy trì sự đa dạng của sinh cảnh Gáo Giồng làm cơ sở tính toán cho tổng giá trị phi sử dụng mà hệ sinh thái rừng tràm mang lại cho ngƣời dân xã Gáo Giồng.

2.4.2.4 Bước 4: Kết quả phân tích

Tổng hợp dữ liệu là quá trình chuyển từ giá trị trung bình của mẫu nghiên cứu sang cho tổng thể. Khi có đƣợc giá trị WTP (hay WTA) trung bình, ta nhân giá trị này cho số ngƣời bị ảnh hƣởng để suy rộng cho giá trị tổng thể. Đối với Gáo Giồng, số ngƣời bị ảnh hƣởng ở đây đƣợc đại điện bằng số lƣợt du khách đến tham quan trung bình hằng năm. Tổng giá sẵn lòng trả để

26

thành lập quỹ bảo tồn phản ánh giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng. Giá trị này đƣợc ƣớc tính theo công thức:

j

j P

V WTP

TWTP   (2.11) Trong đó TWTP: Tổng giá sẵn lòng trả cho quỹ bảo tồn hệ sinh thái

rừng tràm Gáo Giồng

WTP: Giá sẵn lòng trả thêm cho công tác bảo tồn của từng du khách

Vj: Số lƣợt khách trung bình hằng năm đến viếng thăm địa điểm j

Pj: Tỷ lệ (hay xác suất) trả lời “Có” của đáp viên cho mức giá thứ j

2.4.2.5 Bước 5: Đánh giá phương pháp CVM

Kết quả CVM phục thuộc rất nhiều vào chất lƣợng của quá trình phỏng vấn mẫu nghiên cứu. Đo đó, để đánh giá một CVM có thành công hay không nên dựa vào các hƣớng dẫn của NOAA (Văn phòng cơ quan Quản lý Đại dƣơng và Khí quyển quốc gia Mỹ) về các nguyên tắc cần đƣợc tuân theo khi thực hiện CVM gồm:

+ Việc lấy mẫu xác suất là rất cần thiết cho một cuộc khảo sát sử dụng để đánh giá. Mẫu xác suất giúp ngƣời nghiên cứu tiết kiệm đƣợc thời gian nếu số lƣợng tổng thể là quá lớn. Do đó, kết quả khảo sát trở nên đáng tin cậy và có thể đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu, đánh giá. Đối với Gáo Giồng, đề tài sử dụng công thức xác suất đơn giản của Yamane (1967 - 1986) để tìm ra số lƣợng mẫu đại diện cần thu thập.

+ Giảm thiểu các biến không có sự phản hồi: nếu giá trị này quá cao sẽ làm cho kết quả khảo sát không đáng tin cậy. Biến số này phản ánh nhận thức của những đối tƣợng tham gia phỏng vấn và khả năng giải thích, truyền đạt của ngƣời phỏng vấn. Cần tạo cho đáp viên sự tin tƣởng nhất định thông qua thái độ và cách ứng xử của ngƣời phỏng vấn trong quá trình nêu ra câu hỏi khảo sát. Nếu mẫu khảo sát không đầy đủ thông tin, nghiên cứu sẽ tiến hành loại bỏ để không gây ảnh hƣởng đến kết quả tính toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ CVM cần đƣợc bắt đầu bằng kịch bản diễn tả chính xác, dễ hiểu về các tác động của một chƣơng trình đối với môi trƣờng. Đôi khi đáp viên đƣợc hỏi không nắm bắt đƣợc đầy đủ thông tin. Do đó, vấn đề đặt ra là phải cung cấp đầy đủ tƣ liệu trong giới hạn cho phép của cuộc điều tra để giúp cho họ có cái

27

nhìn tổng quan hơn về đặc điểm của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, đánh giá. Đối với du khách tại Gáo Giồng, bảng câu hỏi xây dựng kịch bản cho một quỹ bảo tồn thiên nhiên Gáo Giồng sau khi đã thu thập đƣợc các thông tin về chi phí của đáp viên.

+ Việc phỏng vấn trực tiếp cho ta giá trị đáng tin cậy hơn phỏng vấn qua điện thoại hoặc gửi thƣ. Mặt đối mặt phỏng vấn thƣờng thích hợp hơn (mặc dù cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc thƣ từ thì ít tốn kém hơn). Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp giúp ta quan sát đƣợc thái độ của các đối tƣợng tham gia phỏng vấn. Từ đó có thể giải thích thêm hay loại bỏ các câu trả lời không hợp lý có thể ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu. Theo đó, cuộc khảo sát đƣợc tiến hành tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng với những du khách đã tham quan xong và đang ra về. Du khách tham gia phỏng vấn trả lời trực tiếp theo các câu hỏi đƣợc nêu ra bởi ngƣời phỏng vấn. Hình thức phỏng vấn này tạo điều kiện cho việc giải thích những thắc mắc của đáp viên, giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung của các câu hỏi nghiên cứu.

+ Một cuộc khảo sát thử nghiệm cần đƣợc thực hiện trƣớc khi tiến hành lấy mẫu nhằm kiểm tra những sai sót trong bảng câu hỏi điều tra. Phỏng vấn thử giúp ngƣời nghiên cứu có thêm kinh nghiệm trong quá trình đặt câu hỏi và điều chỉnh vị trí, trật tự và cấu trúc bảng câu hỏi sao cho phù hợp và thuận lợi nhất cho cả ngƣời hỏi và ngƣời trả lời phỏng vấn.

+ Nên tính toán giá trị WTP thay vì WTA. Giá trị WTA sẵn lòng chấp nhận chịu đựng thiệt hại xảy ra để đƣợc bồi thƣờng vì có quyền sở hữu. Do vậy các cá nhân thƣờng đƣa ra mức WTA cao để nhận đƣợc bồi thƣờng. Thêm vào đó, do giới hạn ngân sách của ngƣời chi trả cho WTP làm cho giá trị này

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 39)