4.4.2.1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng
Các yếu tố về kinh tế - xã hội (biến độc lập) của du khách đến viếng thăm địa điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn để xem xét mức độ ảnh hƣởng đến giá trị WTP (biến phụ thuộc) bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số nhân khẩu trong gia đình, thu nhập và chi phí đã bỏ ra cho các loại hình dịch vụ giải trí tại địa điểm tham quan Gáo Giồng. Các yếu tố này đƣợc kỳ vọng sẽ có mối quan hệ chặt chẽ đối với sự biến động của mức giá mà du khách sẵn lòng bỏ ra để thành lập quỹ bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trong thời gian tới.
Giả thuyết quan trọng của hàm hồi quy tuyến tính là phƣơng sai sai số phải đồng đều thì mô hình hồi quy mới có ý nghĩa thống kê và đƣợc sử dụng để giải thích giá trị các biến số. Do vậy, để tránh hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi thì hàm hồi quy logarit - tuyến tính đƣợc sử dụng để biểu thị mối liên hệ giữa giá trị WTP và các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tƣợng tham gia phỏng vấn. Hàm logarit - tuyến tính có tác dụng rút ngắn khoảng cách trong sự biến động độ lớn giữa các biến số trong mô hình. Dạng hàm hồi quy đƣợc xác định theo công thức sau:
Log(WTP) = α + β1AGE + β2MALE + β3EDU + β4GEN + β5I + β6TC Trong đó α: Hệ số chặn của mô hình, biểu thị sự tác động của các yếu
tố khác chƣa đƣợc đề cập đến
β1, β2, β3, β4, β5, β6: Hệ số tƣơng ứng thể hiện mối liên hệ của các yếu tố kinh tế - xã hội và chi phí
89
Bảng 4.26: Mô tả các biến số của mô hình kinh tế lƣợng
Tên biến Ký hiệu Mô tả
Giá sẵn lòng trả Log(WTP) Giá trị đóng góp cho công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm
Tuổi AGE Tuổi của các đáp viên tham gia phỏng vấn Giới tính MALE Bằng 1 nếu là “Nam”, bằng 0 nếu là “Nữ” Trình độ học
vấn
EDU Bằng 1 nếu là “Cao đẳng, đại học trở lên”, bằng 0 cho các trƣờng hợp còn lại
Số nhân khẩu GEN Số ngƣời đang sinh sống cùng đáp viên Thu nhập I Thu nhập hàng tháng của đáp viên
(đồng/tháng)
Chi phí TC Tổng chi tiêu tại khu du lịch Gáo Giồng
Nguồn: Theo quy ước của tác giả
4.4.2.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy
Mô hình logarit - tuyến tính cho ta kết quả hồi quy ổn định hơn và tổng quát hơn so với mô hình OLS. Kết quả hồi quy giữa giá trị WTP và các yếu tố kinh tế - xã hội của đáp viên đƣợc thể hiện trong bảng 4.27 nhƣ sau:
Bảng 4.27: Kết quả mô hình kinh tế lƣợng
Biến Logarit - tuyến tính
Hệ số β Sai số chuẩn Chỉ số t Hằng số 9,327231*** 0,251181 37,13 Tuổi -0,007392 0,007045 -1,05 Giới tính 0,240361 0,149429 1,61 Trình độ học vấn 0,247137 0,176505 1,40 Số nhân khẩu 0,130996** 0,056075 2,34 Thu nhập 3,090000E-8 6,220000E-8 0,50 Chi phí 1,190000E-6*** 4,060000E-7 2,94
Số quan sát 99,0000
R2 0,2161
R2 điều chỉnh 0,1650
Chỉ số Prob > F 0,0008
Nguồn: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của tác giả
Ghi chú: ***, **: lần lượt biểu diễn các hệ số tương ứng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%
90
Phân tích hồi quy cho thấy, giá trị Prob > F = 0,0008 < 5% chứng tỏ mô hình có ý nghĩa thống kê. Hệ số R2
= 0,2161 cho thấy các biến độc lập có trong mô hình giải thích đƣợc 21,61% sự biến động của biến phụ thuộc (WTP).
4.4.2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến WTP
Trong số 6 biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình thì có 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Có thể giải thích sự biến động của mức giá sẵn lòng chi trả cho công tác bảo tồn hệ sinh thái Gáo Giồng và các yếu tố kinh tế - xã hội này nhƣ sau:
+ Số nhân khẩu (GEN): biến số nhân khẩu hộ gia đình có tác động thuận chiều đến mức giá WTP mà đáp viên sẵn sàng chi trả. Có thể họ nhận thức đƣợc nếu họ đóng góp cho quỹ bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm thì họ và ngƣời thân của họ vẫn có thể đƣợc thƣởng thức những giá trị mà sinh cảnh tự nhiên mang đến trong thời gian tới. Hay khoản đóng góp này sẽ mang lại lợi ích cho chính con cháu của họ sau này. Bên cạnh đó, có thể đáp viên đang sinh sống với nhiều thế hệ mà những ngƣời này đều có công việc ổn định nên việc chăm lo cho chi tiêu trong gia đình không phải là một vấn đề lớn. Những đáp viên có nhiều nhân khẩu trong gia đình sẽ sẵn sàng đƣa ra mức giá WTP cao hơn. Với độ tin cậy 95%, nếu số nhân khẩu trong gia đình của đáp viên tăng thêm 1 ngƣời thì giá mà họ sẵn lòng chi trả (WTP) cho công tác bảo tồn sẽ tăng thêm 13,1% (nếu các yếu tố khác không đổi).
+ Chi phí tại địa điểm (TC): biến số này có ảnh hƣởng thuận chiều với giá trị WTP. Những ngƣời có khoản chi tiêu cho các dịch vụ tại địa điểm nhiều hơn sẽ có mức giá sẵn lòng trả cho công tác bảo tồn lớn hơn. Mức chi tiêu cao thể hiện sự tham gia nhiều vào các hoạt động dịch vụ và sự yêu thích của họ đối với Gáo Giồng. Có thể họ mong rằng, sự đóng góp cho việc duy trì hệ sinh thái sẽ làm cho lần viếng thăm sau của họ trở nên thú vị hơn. Điều này chứng tỏ họ hiểu đƣợc tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng đối với giá trị giải trí mà họ nhận đƣợc. Với độ tin cậy 99%, nếu chi tiêu tại địa điểm viếng thăm của du khách tăng lên 1 đồng thì giá sẵn lòng trả (WTP) cho quỹ bảo tồn rừng tràm Gáo Giồng sẽ tăng thêm 0,000119% (nếu các yếu tố khác không đổi).
+ Tuổi (AGE): biến số này có ảnh hƣởng trái chiều đối với mức giá WTP mà họ lựa chọn để chi trả. Nếu các yếu tố khác không đổi, đáp viên tăng thêm 1 tuổi thì mức giá cho công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng sẽ giảm đi 0,74%. Tuy nhiên, biến tuổi không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
91
Dựa vào kết quả điều tra, ta nhận thấy Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng không chỉ là điểm đến lý thú, thu hút sự quan tâm của ngƣời cao tuổi mà còn là một lựa chọn giải trí lý thú cho những đáp viên trung niên và thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, sự đánh giá về vẻ đẹp hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng là tƣơng đối cao thể hiện tầm quan trọng của việc duy trì tài sản môi trƣờng tự nhiên đã đƣợc nhận thức rất rõ đối với mỗi ngƣời. Đồng thời, các đáp viên tham gia phỏng vấn đa phần là những ngƣời có độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên vì thế nhìn chung không có sự khác biệt về nhận thức và sự sẵn lòng đóng góp cho việc duy trì một dịch vụ môi trƣờng. Vì vậy, biến số “Tuổi” của đáp viên
không có ý nghĩa giải thích cho giá trị WTP trong mô hình. + Giới tính (MALE): biến số này có ảnh hƣởng thuận chiều với giá trị
WTP cho việc duy trì vẻ đẹp tự nhiên. Ta tính giá trị cho biến giả giới tính
e0,240361 = 1,272. Giả sử các yếu tố khác không đổi, giá trị sẳn lòng đóng góp
của đáp viên là nam giới sẽ cao hơn nữa giới khoảng 27,2%. Tuy nhiên biến số này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Dựa vào thống kê từ mẫu điều tra và kết quả kiểm định độ chệch cho thấy không có sự khác biệt lớn về số du khách là nam và nữ. Nhận thấy trong xã hội ngày nay, vai trò và vị trí giữa nam và nữ trong gia đình đã trở nên bình đẳng. Vì thế, phụ nữ hay nam giới đều có quyền nhƣ nhau trong việc ra quyết định gia đình. Điều này phản ánh mức giá sẵn lòng chi trả đƣợc đƣa ra bởi du khách là nam hay nữ đều gần nhƣ nhau và không có sự chênh lệch lớn. Do vậy, giá trị WTP không phụ thuộc vào sự tác động của biến “Giới tính”.
+ Trình độ học vấn (EDU): biến này mang giá trị tham số có ảnh hƣởng thuận chiều với mức giá WTP đƣợc lựa chọn chi trả. Để giải thích hệ số của biến giả trƣớc tiên cần tính e0,247137 = 1,280. Nếu các yếu tố khác không đổi, những đáp viên có trình độ học vấn “Cao đẳng, đại học trở lên” có mức sẵn lòng đóng góp cao hơn 28,0% so với những du khách có trình độ học vấn khác. Tuy nhiên, biến trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Thực tế cho thấy phần đông đáp viên đều có sự cân nhắc trƣớc khi đƣa ra mức giá sẵn lòng chi trả để tìm ra giá trị phù hợp đối với họ dù họ có trình độ ở bậc nào. Bên cạnh đó, hầu hết đáp viên đều nhận thức rõ về lợi ích của việc duy trì một hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng cho thế hệ mai sau. Vì thế giá trị WTP đƣợc lựa chọn dựa trên chính cảm nhận chủ quan và đánh giá của đáp viên về vẻ đẹp hệ sinh thái rừng tràm Gáo Giồng. Do vậy, giá trị WTP không phụ thuộc vào biến “Trình độ học vấn” của đáp viên.
+ Thu nhập của đáp viên (I): có ảnh hƣởng thuận chiều với giá trị WTP. Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập của đáp viên tăng lên 1 đồng thì giá
92
trị WTP cho công tác bảo tồn sẽ tăng 0,00000309%. Nhƣng biến số này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Theo kết quả điều tra mẫu tại Khu du lịch