Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 42)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Cao Lãnh <http://caolanh.dongthap.gov.vn/wps/portal/hcl>

Hình 3.1 Lƣợc đồ huyện Cao Lãnh

Đƣợc xem nhƣ một trong những vùng đất hoang sơ mà con ngƣời chƣa khai phá hết của vùng Đồng Tháp Mƣời, Gáo Giồng là nơi mang nét đẹp hòa quyện đặc trƣng giữ con ngƣời và cảnh vật. Xã Gáo Giồng trãi dài về phí Bắc của huyện Cao Lãnh, cách trung tâm huyện khoảng 31 km và cách trung tâm tỉnh Đồng Tháp khoảng 28 km. Gáo Giồng là một trong 18 xã, thị trấn của huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp với diện tích tự nhiên là khoảng 5.539,52 hecta. Trong đó diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp và thổ cƣ chiếm 3.530,24 hecta, phần còn lại là diện tích rừng tự nhiên. Về đặc điểm hành chính phân khu, Gáo Giồng đƣợc chia thành 6 ấp (ấp 1, 2, 3, 4, 5, 6). Xã Gáo Giồng đƣợc bao bọc và có quan hệ giao thƣơng kinh tế gắn liền với các đơn vị hành chính của vùng kế cận nhƣ:

+ Phía Đông tiếp giáp với xã Phƣơng Thịnh.

+ Phía Tây nối liền ranh giới với xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình. + Phía Nam giáp với xã Tân Nghĩa và xã Phong Mỹ.

+ Phía Bắc và Tây Bắc giáp với xã Hƣng Thạnh, huyện Tháp Mƣời.

29 + Địa hình

Địa hình khá thấp với phần lớn diện tích là vùng trũng ngập nƣớc. Bề mặt địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt rõ rệt và đƣợc hình thành từ độ cao của hai nhóm đất là đất gò và đất lung. Chênh lệch độ cao trung bình giữa đất gò và đất lung là 50 cm. Bên cạnh đó, nhờ có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với các nhánh rẽ phụ tạo nên nguồn nƣớc dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Lƣu lƣợng nƣớc sông, rạch và cƣờng độ dòng chảy thay đổi theo hai mùa là mùa lũ và mùa cạn. Vì thế có thể lợi dụng triều để tƣới tiêu tự chảy theo hệ thống cống, rãnh hoặc kết hợp với bơm tƣới trong thời gian đỉnh triều thấp. Tuy nhiên, sức nƣớc chảy vào mùa lũ rất mạnh gây xói mòn đất và đê bao, ảnh hƣởng lớn đến các công trình công cộng và diện tích hoa màu đang canh tác.

+ Khí hậu và thủy văn

Cùng với điều kiện địa hình, khí hậu và thủy văn nơi đây là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống. Xã Gáo Giồng mang những đặc trƣng cơ bản của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ tƣơng đối cao và phân bổ đều trong năm. Nắng nhiều và biên độ dao động nhiệt khá ổn định từ 280C đến 330

C (theo Dự án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Gáo Giồng, 2010). Thêm vào đó, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm tƣơng đối lớn. Vì thế, rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ (đặc biệt là đối với cây lúa nƣớc), nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản.

+ Lƣợng mƣa

Lƣợng mƣa bình quân hằng năm thấp và tùy thuộc theo hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11 hằng năm. Đây là khoảng thời gian có lƣợng mƣa chiếm trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Đặc biệt vào các tháng mùa lũ, đây là lúc tần suất các trận mƣa bão xảy ra thƣờng xuyên và làm mực nƣớc ở các sông, rạch dâng cao gây nên tình trạng nƣớc phủ trắng xóa trên các cánh đồng do mƣa lớn.

Bên cạnh đó, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô chiếm chƣa tới 10% lƣợng nƣớc mƣa của cả năm. Trong thời gian này, do hệ thống dẫn nƣớc chƣa đƣợc xây dựng ở một số nơi nên lƣợng nƣớc tƣới tiêu còn hạn chế đối với các vùng nội đồng.

+ Điều kiện thổ nhƣỡng

Đặc điểm vị trí tự nhiên khiến Gáo Giồng là một vùng đa dạng với nhiều nhóm đất. Trong đó ba nhóm đất chiếm ƣu thế về diện tích là đất phù sa, đất nhiễm phèn nhẹ. Nhóm đất bị xáo trộn (nhóm đất này hình thành do quá trình

30

lập liếp trồng trọt của ngƣời dân), đất sông rạch và lòng sông chiếm diện tích không đáng kể. Trong đó, nhóm đất phù sa đƣợc chia làm hai loại đất là đất phù sa đƣợc bồi lắng ven sông và đất phù sa loang lổ đỏ vàng. Điện tích các nhóm đất đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.1: Tài nguyên đất xã Gáo Giồng

Đơn vị tính: Hecta Nhóm đất Diện tích Đất phù sa 3.874,64 Đất phèn nhẹ 1.431,53 Đất bị xáo trộn 106,88 Đất sông rạch và lòng sông 126,47 Tổng 5.539,52

Nguồn: Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Gáo Giồng, 2010.

Dựa vào bảng số liệu về diện tích đất tự nhiên trên, ta xây dựng biểu đồ thể hiện tỷ trọng diện tích các nhóm đất chính ở xã Gáo Giồng nhƣ sau:

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ các nhóm đất chính ở xã Gáo Giồng

Ta thấy rằng, đất phù sa đƣợc bồi lắng bởi hệ thống sông ngòi chiếm tỷ lệ rất cao đến 69,95%. Đây là nhóm đất tốt, giàu dinh dƣỡng, ít có yếu tố hạn chế sự sinh trƣởng nên thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng ngắn ngày và đặc biệt là cây lúa nƣớc. Góp phần cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân và đảm bảo an ninh lƣơng thực cho vùng. Ngoài ra, những nơi có địa hình cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần chú ý các biện pháp thủy lợi nhằm tiêu úng để hạn chế quá trình Gley hóa và nhiễm phèn từ vùng lân cận.

Nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai là đất nhiễm phèn, diện tích này vẫn còn khá cao chiếm 25,84% trong tổng diện tích tự nhiên xã Gáo Giồng.

31

Diện tích này phân bổ phía sâu trong nội đồng. Đất đƣợc chia làm nhiều loại với độ sâu của các tầng phèn và mức độ phèn khác nhau. Vì thế, khu vực này là nơi lý tƣởng để phát triển các loại cây lâm nghiệp chịu phèn (chủ yếu là cây tràm).

Hai nhóm đất còn lại chiếm một tỷ trọng thấp gồm: nhóm đất sông rạch và lòng sông (2,28%), đất bị xáo trộn (1,93%) có nguồn gốc từ đất phù sa. Do tác động của con ngƣời trong quá trình sử dụng đã khiến cho một số tính chất của đất bị biến đổi. Vì thế, trong quá trình canh tác cần chú ý đến biện pháp chống rửa trôi, xói mòn.

+ Tài nguyên nƣớc

Nguồn nƣớc ngầm: có chất lƣợng tốt và trữ lƣợng cao đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là tình trạng nhiễm độc nƣớc ngầm mà nguyên nhân chính xuất phát từ chất thải nông nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý và bảo vệ nguồn nƣớc ngầm đặc biệt trở nên quan trọng. Nhất là vào các tháng mùa khô.

Nguồn nƣớc mặt: xã có nguồn nƣớc ngọt dồi dào đƣợc cung cấp bởi kênh trục chính An Phong - Mỹ Hòa và các kênh cấp một khác nhƣ kênh Ranh Đƣờng Gạo, kênh Mƣời Tạ, kênh Gáo Giồng,… Mùa nƣớc lũ hằng năm đã mang về một lƣợng phù sa bồi đắp tƣơng đối lớn cho đồng ruộng giúp tiết kiệm phân bón, tăng độ phì của đất, chống lão hóa đất, giúp sản xuất ba vụ lúa cho năng suất cao.

+ Hệ sinh thái

Gáo Giồng mang đặc trƣng sinh thái của vùng Đồng Tháp Mƣời với hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Hệ động vật đặc trƣng bởi sự tập trung của các loài lông vũ với số lƣợng lên đến hàng nghìn con. Thực vật với cây tràm là loại cây chủ lực chiếm ƣu thế vì có khả năng sinh trƣởng tốt trên đất phèn nặng. Chính lợi thế này đã làm cho ngành du lịch sinh thái phát triển mạnh trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)