Các chính sách phát triển vùng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 49 - 51)

39

Với những thành quả đã đạt đƣợc trong năm 2013, Đảng bộ xã Gáo Giồng đẩy mạnh thực hiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong công tác phát triển vùng, hƣớng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Các mục tiêu đã đƣợc đề ra và triển khai thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2015. Cụ thể nhƣ sau:

+ Về thủy lợi: hoàn thiện tuyến đê bao bờ Tây kênh 15 đến Cầu Đồn (chiều dài 4,2 km); mở rộng bờ Tây kênh 15 từ Cầu Đồn đến vàm kênh An Long (dài 2,9 km, kinh phí từ tiền thƣởng 10 năm ấp văn hóa và nhân dân đóng góp); hoàn thiện bờ Đông kênh Đƣờng Gạo (dài 2,9 km, kinh phí 1,8 tỷ đồng do huyện đầu tƣ); đổ đá bờ Đông kênh Bà Bạch (chiều dài 1,6 km, vốn 400 triệu đồng do huyện đầu tƣ); xây mới cầu Mƣời Tạ nhờ nguồn kinh phí từ tiền thƣởng ấp văn hóa 5 năm liền.

+ Trƣờng học: tranh thủ sự hỗ trợ từ huyện, tỉnh tiến hành sửa chữa trƣờng mẫu giáo, THCS đạt chuẩn. Trƣờng tiểu học, THCS kênh 15 xây mới 5 trệt và 5 lầu. Phối hợp với huyện cắm mốc điểm trƣờng tiểu học, giải phóng mặt bằng các hộ còn lại, hoàn thành cắm mốc và cấp chứng nhận sử dụng đất cho các trƣờng.

+ Y tế: Duy trì trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020, phấn đấu có trên 70% ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế.

+ Về xây dựng cơ bản: trong năm 2014 tiếp tục triển khai nâng cấp và mở rộng tuyến đƣờng bờ Tây Gáo Giồng - kênh 15, với tổng kinh phí 8.778.269.000 đồng (trong đó nhân dân đóng góp nền hạ 2.041.800 nghìn đồng, ngân sách xã 130 triệu đồng, ngân sách huyện 6.606.469 nghìn đồng). Đồng thời, trong năm lấp đặt 1 cống ngầm kênh Ba thuộc ấp 5 (500 triệu đồng), xây dựng mới 1 trạm cấp nƣớc sạch tại kênh Hai Hiển (1.667 triệu đồng).

+ Tăng cƣờng công tác quản lý các tuyến điện hiện có. Phấn đấu đến năm 2015, xã có khoảng 99% hộ dân đƣợc sử dụng điện. Đồng thời nâng cấp các tuyến điện hiện có từ 1 pha lên 3 pha ở những tuyến có ô bao diện tích sản xuất lớn để phục vụ tƣới tiêu.

+ Xã Gáo Giồng sẽ thực hiện khép kín ô bao, tăng diện tích sản xuất từ 2 vụ/năm lên 3 vụ/năm. Đặc biệt là chủ trƣơng mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lƣợng cao phục vụ xuất khẩu nhằm đƣa thu nhập của ngƣời dân vào năm 2015 lên 40 triệu đồng/ngƣời/năm.

40

Đóng góp một vai trò quan trọng đối với công tác bảo tồn hệ sinh thái ngập nƣớc tự nhiên của ngƣời dân Nam Bộ, xã Gáo Giồng luôn tập trung duy trì và phát triển khu du lịch sinh thái trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong tƣơng lai. Để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo xã đã đề ra một số hƣớng đi cho Gáo Giồng trong thời gian tới. Cụ thể:

+ Vùng trồng rừng sản xuất tập trung ở ấp 6. Tràm là loại cây chính vì khả năng phát triển phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và đƣợc trồng theo hƣớng đầu tƣ thâm canh gắn với việc giữ đƣợc hệ sinh thái. Tăng dần độ che phủ của rừng, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, bảo vệ cảnh quan và phục vụ du lịch.

+ Tập trung phát triển trồng cây phân tán, phấn đấu hằng năm trồng mới từ 50 - 55 nghìn cây phân tán và cây xanh các loại. Cùng với diện tích rừng tập trung góp phần tăng độ che phủ, bảo vệ sản xuất, bảo vệ dân cƣ, phòng chống lũ lụt, bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời còn cung cấp chất đốt cho các hộ gia đình.

+ Sắp xếp, xây dựng quy trình bảo vệ và quản lý rừng tập trung. Hỗ trợ ban quản lý rừng tràm xây dựng phƣơng án điều chế rừng thâm canh, từng bƣớc cải tạo, nâng cao chất lƣợng rừng.

+ Dự kiến không phát triển công nghiệp để duy trì hệ sinh thái nguyên vẹn. Theo đó phát triển một số loại hình sản xuất thủ công nghiệp truyền thống vừa đem lại thu nhập cho ngƣời dân, vừa tạo thêm nhiều dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan.

+ Dự kiến đến năm 2020, sẽ ƣu tiên tập trung đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đầu tƣ nâng cấp đƣờng liên xã Gáo Giồng - Tân Nghĩa) chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, không trùng lặp với các địa phƣơng khác trong vùng, đồng thời đổi mới cung cách phục vụ, đáp ứng nhu cầu du khách ngày một tốt hơn. Khai thác du lịch sinh thái, phát triển cây dƣợc liệu phục vụ vùng Đồng Tháp Mƣời, đặc sản phục vụ du lịch. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ô 8 ở Lung Môn.

Một phần của tài liệu phân tích giá trị giải trí của khu du lịch sinh thái gáo giồng thuộc xã gáo giồng, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)