Tổng nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 63)

Nợ xấu của các NHTM đang không ngừng tăng lên, trở thành "điểm nghẽn" của nền kinh tế đất nƣớc, cản trở sự lƣu thông dòng vốn tín dụng. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngƣỡng cao và tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tƣơng lai. Với Việt Nam, tình hình nợ xấu chƣa tới mức báo động song rất cần xử lý quyết liệt để không gây hậu quả nghiêm trọng. Tình hình nợ xấu của ngân hàng đƣợc thể hiện qua bảng sau:

47

Bảng 4.5 Cơ cấu tổng nợ xấu theo thời hạn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th đầu 2013 6Th đầu 2014 2012 – 2011 2013 – 2012 6Th2014 – 6Th2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ dƣới tiêu chuẩn 1.829 2.393 1.685 1.093 1.040 564 30,84 (708) (29,59) (53) (4,85) Nợ nghi ngờ 1.250 1.183 544 564 456 (67) (5,36) (639) (54,02) (108) (19,15) Nợ mất vốn 389 620 475 478 369 231 59,38 (145) (23,39) (109) (22,80) Tổng nợ xấu 3.468 4.196 2.704 2.135 1.865 728 20,99 (1.492) (35,56) (270) (12,65)

(Nguồn:Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

55,76% 51,19% 62,32% 57,03% 52,74% 24,45% 26,42% 20,12% 28,19% 36,04% 19,79% 22,39% 17,57% 14,78% 11,22% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

Nợ mất vốn Nợ nghi ngờ Nợ dƣới tiêu chuẩn

(Nguồn:Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

48

Bảng 4.5 cho thấy thực trạng nợ xấu của HDBank Cần Thơ qua các năm tăng giảm không ổn định, nhƣng nhìn chung có xu hƣớng giảm, tổng nợ xấu năm 2013 không những giảm mạnh (giảm 35,56%) so với năm 2012 mà còn thấp hơn năm 2011 đến 764 triệu đồng. Và trong tổng nợ xấu của ngân hàng thì nợ dƣới tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn lớn hơn 50%), điều này chứng minh tình hình nợ xấu của ngân hàng không có gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngân hàng không đƣợc chủ quan, cần kiểm soát chặt chẽ quá trình cấp tín dụng cũng nhƣ kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng nhằm giảm tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn, vì nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng đang có xu hƣớng gia tăng. Mặc dù nợ mất vốn năm 2011 là khá thấp, nhƣng đến năm 2012, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, dù nợ nghi ngờ có giảm nhƣng chỉ giảm nhẹ, còn nợ có khả năng mất vốn thì tăng mạnh (tăng 59,38%) so với năm 2011, bên cạnh đó nợ dƣới tiêu chuẩn cũng tăng không kém, tăng đến 30,84% so với năm 2011, đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành xem xét cũng nhƣ điều tra nguyên nhân khách hàng không trả đƣợc nợ đúng thời hạn hoặc không có khả năng trả nợ. Sự gia tăng nợ xấu có thể là do những nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng nhƣ: Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực vƣợt quá khả năng quản lý, quy mô kinh doanh phình to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phƣơng án kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành công trong thực tế. Bên cạnh đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém; Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; Công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có đƣợc khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp không chính xác, chỉ mang tính hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xảy ra là đƣơng nhiên. Và cũng có những nguyên nhân từ phía bản thân ngân hàng nhƣ: Ngân hàng không thu thập chính xác và đầy đủ thông tin để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phƣơng án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phƣơng án kinh doanh của khách hàng. Hơn thế, năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng vẫn chƣa theo kịp với diễn biến phức tạp của nền kinh tế; Tiêu cực trong khâu lập phƣơng án, thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay. Ngoài ra, nợ xấu ngân hàng gia tăng là do những khoản vay kém chất lƣợng từ những năm trƣớc do thủ tục cho vay và công tác kiểm tra giám sát còn khá lỏng lẻo. Mặt khác, trong năm này do ngân hàng muốn thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng nên đã không ngần ngại cho vay vào các lĩnh vực có rủi ro cao nên khiến nợ xấu gia tăng khi các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực này gặp khó khăn. Những

49

nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đã dẫn đến tổng nợ xấu ngân hàng tăng mạnh, tăng 22,99% so với năm 2011. Đến năm 2013, nợ mất vốn giảm so với năm 2012, nhƣng tỷ trọng trong tổng nợ xấu lại gia tăng, nợ nghi ngờ và nợ dƣới tiêu chuẩn giảm mạnh dẫn đến nợ xấu giảm 35,56% so với năm 2012. Tổng nợ xấu ngân hàng giảm là do ngân hàng đã chủ động nâng cao năng lực tài chính, tiếp tục tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sử dụng vốn, đặc biệt ở các danh mục có rủi ro cao nhƣ giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo; giảm tỷ lệ cho vay các lĩnh vực nhƣ bất động sản, chứng khoán; giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn,... Bên cạnh đó, HDBank Cần Thơ nói riêng cũng nhƣ cả hệ thống HDBank đã và đang triển khai các biện pháp kiểm soát rủi RRTD, rủi ro thị trƣờng, rủi ro vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, ngân hàng đã nỗ lực và đƣa ra nhiều biện pháp thiết thực để khắc phục những nhƣợc điểm của năm trƣớc nhƣ: Đòi hỏi khách hàng cao hơn về mặt giấy tờ, đƣa ra những quy định khắt khe hơn và yêu cầu CBTD cũng nhƣ khách hàng cố gắng tuân theo; Hợp đồng tín dụng rõ ràng, chi tiết hơn; Tuyệt đối nghiêm cấm CBTD làm sơ xài, làm đẹp hồ sơ khách hàng để hƣởng lợi, thƣờng xuyên nhắc nhở CBTD về đạo đức nghề nghiệp.

Đầu năm 2014, với nền tảng những thành công đã đạt đƣợc nên hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng thuận lợi và đạt đƣợc nhiều thành công hơn. Ngân hàng đang trên đà phát triển ngày càng vững mạnh, đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm và thành thục hơn trong hoạt động cấp tín dụng và ngân hàng cũng có nhóm khách hàng quen thuộc, có tình hình tài chính lành mạnh, vững chắc. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều khởi sắc nên các khoản nợ đƣợc thu hồi nhanh hơn và ngân hàng còn thu hồi đƣợc một số khoản nợ khó đòi cũ. Những động thái tích cực này đã làm cho nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ cũng nhƣ nợ mất vốn đồng loạt giảm mạnh. Do đó, tổng nợ xấu ngân hàng giảm 12,65% so với cùng kỳ năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 63)