Phƣơng pháp ma trận SWOT

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 36)

2.6.3.1 Khái niệm

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị kết hợp các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) để hình thành những nhóm giải pháp sau:

Bảng 2.5 Ma trận SWOT

SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Giải pháp SO Giải pháp WO Thách thức (T) Giải pháp ST Giải pháp WT Giải pháp SO (điểm mạnh – cơ hội): là giải pháp sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Giải pháp ST (điểm mạnh – thách thức): là giải pháp sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe doạ bên ngoài.

Giải pháp WO (điểm yếu – cơ hội): là giải pháp nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Giải pháp WT (điểm yếu – thách thức): là các giải pháp phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài.

2.6.3.2 Các bước thành lập ma trận SWOT

Bƣớc 1: Liệt kê các điểm mạnh của bản thân ngân hàng. Bƣớc 2: Liệt kê các điểm yếu của bản thân ngân hàng.

Bƣớc 3: Liệt kê các cơ hội từ môi trƣờng bên ngoài của ngân hàng. Bƣớc 4: Liệt kê các thách thức bên ngoài mà ngân hàng có thể gặp phải. Bƣớc 5: Kết hợp điểm mạnh của ngân hàng với các cơ hội từ môi trƣờng bên ngoài, đề xuất giải pháp SO.

13

23

Bƣớc 6: Kết hợp các điểm mạnh của ngân hàng với các thách thức ngân hàng phải đối mặt, đề xuất giải pháp ST.

Bƣớc 7: Kết hơp điểm yếu của bản thân ngân hàng với các cơ hội mà môi trƣờng kinh tế đem lại cho ngân hàng, đề xuất giải pháp WO.

Bƣớc 8: Kết hợp những điểm yếu của bản thân ngân hàng với các thách thức ngân hàng đang đối mặt, đề xuất giải pháp WT.

Ma trận SWOT thực hiện việc thu thập thông tin nội bộ từ chính bản thân ngân hàng cũng nhƣ bên ngoài từ môi trƣờng kinh tế. Và ngân hàng sẽ dựa vào những thông tin thu thập đƣợc để tiến hành phân tích rồi đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp ngân hàng ngày càng phát triển. Do đó, độ tin cậy của những thông tin thu thập đƣợc là điều hết sức quan trọng. Vì vậy, kết quả của ma trận SWOT yêu cầu phải đảm bảo đƣợc tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi.

24

CHƢƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HDBANK CẦN THƠ

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.1 Giới thiệu về HDBank (Hội sở)

NHTMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những NHTMCP đầu tiên của cả nƣớc, đƣợc thành lập từ ngày 04/01/1990. Với sự hỗ trợ của Công ty tƣ vấn quốc tế về chiến lƣợc tái định vị thƣơng hiệu, kể từ ngày 16/3/2012 HDBank đã chính thức đổi tên từ "NHTMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh" thành "NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh". Từ khi thành lập đến nay, HDBank đã không ngừng nổ lực và ngày càng khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những NHTM đa năng, hiện đại với mạng lƣới ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nƣớc. Năm 2012, HDBank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng theo văn bản số 9657/NHNN-TTGSNH của Thống đốc NHNH Việt Nam theo phƣơng án đã đƣợc đại hội đồng cổ đông HDBank thông qua. Năm 2013, mặc dù hoạt động trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣng HDBank đã đạt đƣợc những thành quả khả quan. Vào ngày 30/10/2013, HDBank đã sáp nhập thành công NHTMCP Đại Á (DaiABank) vào HDBank và mua lại Công ty TNHH MTV tài chính Việt- Societe (SGVF). Theo đó, HDBank có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng Société Générale tại SGVF. Tên mới của SGVF sẽ là "Công ty Tài Chính TNHH MTV NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh" (HDFinance). Nhờ đó, vốn điều lệ ngân hàng tăng lên đến 8.100 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 86.227 tỷ đồng, tăng 21,76%, đạt kế hoạch đề ra của năm 2013; tổng vốn huy động đạt 76.304 tỷ đồng, tăng 25,91%; dƣ nợ tín dụng đạt 44.030 tỷ đồng, tăng 34,40%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 12,21%; tỷ lệ ROA đạt 0,57%, ROE đạt 5,66%; lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất sau khi đã trích lập dự phòng đạt 396 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu vẫn trong mức có thể kiểm soát đƣợc. Mạng lƣới gồm 190 điểm giao dịch là các chi nhánh, phòng Giao dịch của HDBank và 1.121 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc của HDFinance. Hơn thế, HDBank là ngân hàng đi tiên phong trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đem lại dịch vụ tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Có thể kể đến nhƣ: dịch vụ thanh toán online, eBanking, InternetBanking, dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc

25

tế v.v... đã đƣợc khách hàng tin dùng do các tính năng vƣợt trội về an toàn, bảo mật và tiện lơi.

3.1.1.2 Giới thiệu HDBank Cần Thơ

HDBank Cần Thơ thành lập vào tháng 7/2005, tên đầy đủ khi thành lập là "Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Cần Thơ" với tên giao dịch là HDBank Cần Thơ, địa chỉ là 53 Nam kỳ Khởi Nghĩa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Tháng 11/2009, HDBank Cần Thơ dời về 160 – 162B đƣờng Trần Hƣng Đạo, Phƣờng An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Năm 2013, sau khi thực hiện thành công việc tái cấu trúc, nó đã đổi tên thành "Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Cần Thơ".

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ HDBank Cần Thơ

3.1.2.1 Chức năng

HDBank Cần Thơ ngày càng đa dạng các sản phẩm, các dịch vụ; ngân hàng đã và đang cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm hấp dẫn và thu hút dành cho khách hàng cá nhân cũng nhƣ các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp nhƣ: tiền gửi thanh toán, tài trợ vốn lƣu động, tiền gửi có kỳ hạn, tài trợ xuất khẩu. Ngoài ra, ngân hàng cũng có nhiều sản phẩm mới nhƣ: nạp tiền điện thoại di động – VnTopup, tài khoản linh hoạt, cho vay tiêu dùng tín chấp, mobile banking, thanh toán trực tuyến, ứng trƣớc tài khoản cá nhân, thanh toán hoá đơn, tiết kiệm online. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tiếp nhận nguồn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, các TCTD, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của Hội sở.

3.1.2.2 Nhiệm vụ

Ngân hàng cần thực hiện hạch toán và phân phối thu nhập theo quy định của Hội sở cũng nhƣ thực hiện đầu tƣ dƣới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tƣ khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi đƣợc sự cho phép của Hội sở. Hơn thế, ngân hàng phải thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, thi đua, khen thƣởng theo phân cấp uỷ quyền của Hội sở và thƣờng xuyên thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ; Tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn các cơ chế, quy chế nghiệp vụ các văn bản của Nhà nƣớc và Hội sở. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải tiến hành nghiên cứu phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tín dụng tiền tệ, đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.

26 Giám đốc Phòng QLRR & hỗ trợ TD Phòng Kế toán & Ngân quỹ Phòng QHKH Bộ phận Hành chính, Quản trị, Vi tính Phó Giám đốc Phụ trách kế toán Phó Giám đốc Kinh doanh Các Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm

3.1.3 Cơ cấu tổ chức HDBank Cần Thơ

3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính HDBank Cần Thơ

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của HDBank Cần Thơ

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban a) Giám đốc

Trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của cả chi nhánh; Đảm bảo chiến lƣợc kinh doanh, hoạt động của chi nhánh thống nhất với kế hoạch chung của hệ thống HDBank cũng nhƣ tuân thủ các chính sách, các chế độ quy định của Hội sở và tuân theo pháp luật; Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và phát triển nhân sự cũng nhƣ đảm bảo kết quả kinh doanh tại chi nhánh.

b) Phó Giám đốc

Tham mƣu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh trong quản lý, điều hành của chi nhánh và chịu trách nhiệm điều hành một hoặc một số lĩnh vực theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh.

c) Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm

Thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh,... theo đúng qui định của nhà nƣớc và của ngân hàng cấp trên.

d) Phòng Kế toán

Tổ chức thực hiện, hỗ trợ, kiểm tra và giám sát các công tác kế toán tại chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật Nhà nƣớc, của ngành và nội bộ

27

ngân hàng; Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tại bộ phận; Thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ tài chính phát sinh, các khoản chi tiêu tài chính, tham mƣu cho ban Giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.

e) Phòng quan hệ khách hàng

Xây dựng các mối quan hệ và trực tiếp quản lý các mối quan hệ với các khách hàng; Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng; Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng; Trung tâm thông tin tín dụng cho cả chi nhánh; Tham mƣu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng của chi nhánh cho ban Giám đốc; Giúp việc và tham mƣu trong việc soạn thảo các quy chế, quy trình liên quan đến các nghiệp vụ cấp tín dụng;

f) Phòng quản lý rủi ro và hỗ trợ tín dụng

Kiểm tra, đánh giá lại hoặc tái thẩm định toàn bộ các vấn đề liên quan các khoản cấp tín dụng mà phòng kinh doanh đề xuất, đồng thời lập báo cáo đánh giá rủi ro và chịu trách nhiệm về các nội dung đánh giá, nhận xét và đề xuất đó; Lập danh sách, sao kê các hợp đồng tín dụng nợ đến hạn, nợ quá hạn để báo cáo cho ban Giám đốc và phối hợp với cán bộ tín dụng (CBTD) thông báo cho khách hàng; Đánh giá và phân tích để tìm ra nguyên nhân cũng nhƣ các giải pháp xử lý đối với các khoản nợ có vấn đề; Tham mƣu cho ban lãnh đạo các vấn đề trong việc phát mãi tài sản, cầm cố, bảo lãnh, mua bán nợ,....

h) Phòng hành chính

Quản lý các công tác: Xây dựng cơ bản, chi tiêu, mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản, công cụ lao động và các hoạt động hành chính khác một các khoa học, hiệu quả và tiết kiệm; ký duyệt các quyết định về công tác tổ chức nhân sự; Quản lý nhân sự, chi trả lƣơng cho ngƣời lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thƣởng.

3.2 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI HDBANK CẦN THƠ HDBANK CẦN THƠ

Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh giúp chúng ta thấy đƣợc những khoản chi phí bất hợp lý hoặc phát hiện ra những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao hoặc tiềm năng phát triển trong tƣơng lai. Hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động, thêm vào đó lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay liên tục thay đổi, những điều này đã gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nhƣng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên của ngân hàng đã giúp cho tình hình kinh doanh của ngân hàng vẫn đạt đƣợc hiệu quả, cụ thể số liệu đƣợc thể hiện qua bảng sau:

28

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th đầu 2013 6Th đầu 2014 2012 – 2011 2013 – 2012 6Th2014 – 6Th2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Từ lãi 142.790 190.226 228.389 138.790 188.464 47.436 33,22 38.163 20,06 49.674 35,79 Ngoài lãi 2.478 4.134 10.674 4.647 5.749 1.656 66,83 6.540 158,20 1.102 23,71 Tổng TN 145.268 194.360 239.063 143.437 194.213 49.092 33,79 44.703 23,00 50.776 35,40 Từ lãi 124.630 169.240 206.774 124.199 159.182 44.610 35,79 37.534 22,18 34.983 28,17 Ngoài lãi 12.541 14.410 19.850 11.775 13.504 1.869 14,90 5.440 37,75 1.729 14,68 Tổng CP 137.171 183.650 226.624 135.974 172.686 46.479 33,88 42.974 23,40 36.712 27,00 Lợi nhuận 8.097 10.710 12.439 7.463 21.527 2.613 32,27 1.729 16,14 14.064 188,45

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

97,04% 96,76% 95,54% 98,29% 97,87% 3,24% 4,46% 2,13% 1,71% 2,96% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

Ngoài Lãi Từ lãi 92,18% 91,34% 92,15% 91,24% 90,86% 7,82% 8,66% 8,76% 7,85% 9,14% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ) (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

29

3.2.1 Thu nhập

Qua bảng 3.1, ta thấy tổng thu nhập của HDBank Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 tăng liên tục và đang có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Mặc dù, năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, vấn đề khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, tăng trƣởng kinh tế ở mức thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây, hàng tồn kho lớn, nợ xấu tăng cao và hệ thống ngân hàng cũng liên tục phải đƣơng đầu với quá nhiều sóng gió và chồng chất những bất ổn, nhƣng thu nhập của HDBank Cần Thơ trong giai đoạn này lại tăng khá mạnh, cụ thể tăng 33,79% so với năm 2011. Điều này là một tín hiệu đáng mừng đồng thời khẳng định thành quả của công cuộc phấn đấu, nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng. Và trong tổng thu nhập thì thu nhập từ lãi của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao (lớn hơn 90%), cho thấy hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng hoạt động sinh lời của HDBank Cần Thơ là hoạt động cho vay nói riêng hay cấp tín dụng nói chung, đó cũng là đặc thù chung của các NHTM Việt Nam hiện nay. Đến năm 2013, tổng thu nhập ngân hàng tiếp tục tăng nhƣng với tốc độ chậm hơn, chỉ tăng 23,00% so với năm 2012. Mặc dù trong giai đoạn này, tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển tốt, hoạt động ngân hàng gặp nhiều thuận lợi và nền kinh tế đang dần ổn định nên việc cho vay sẽ gặp ít rủi ro, nhƣng giai đoạn gần đây các ngân hàng liên tục gặp khó khăn vì tình hình nợ xấu cao, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản nên để đảm bảo an toàn thì ngân hàng vẫn phải đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn khi ra quyết định cho vay dẫn đến thu nhập từ lãi của ngân hàng dù tăng nhƣng chỉ tăng nhẹ, tăng 20,06% so với năm 2012. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh khác nhƣ mua bán ngoại tệ, mua bán vàng cũng nhƣ một vài hoạt động đầu tƣ khác của ngân hàng khá phát triển dẫn đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng mạnh đến 158,20% so với năm 2012, nó càng góp phần thúc đẩy tổng thu nhập gia tăng, nhƣng thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Những điều này làm tổng thu nhập năm 2013 tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trƣởng thu nhập của năm 2012.

Ngoài ra, ta cũng thấy tổng thu nhập tính đến cuối tháng 6 năm 2014 tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2013, tăng đến 35,40%. Điều này là do

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)