Điểm yếu (W)

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 90 - 92)

W1: Vốn huy động chƣa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của ngân hàng. Mặc dù khả năng huy động vốn của ngân hàng ngày càng tăng nhƣng do tình hình kinh tế bất ổn, tình hình lạm phát có lúc khó kiểm soát nên vốn huy động của ngân hàng vẫn chƣa đủ để chi trả cho các chi phí hoạt động, mở rộng các kế hoạch phát triển nên vốn điều chuyển vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

W2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng chƣa ổn định.

Mặc dù dƣ nợ của ngân hàng ngày càng tăng nhƣng có lúc tăng trƣởng chậm do đại bộ phận các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của cả nền kinh tế, hàng tồn kho ứ đọng nhiều, tình hình sản xuất

77

kinh doanh đi xuống và đặc biệt lãi suất vay ngân hàng vẫn ở mức cao làm cho chi phí vốn cũng nhƣ chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên cao, hàng hóa các doanh nghiệp sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trƣờng nội địa cũng nhƣ thị trƣờng xuất khẩu; Chính sách tiết kiệm của đa số khách hàng cũng đã làm giảm một phần không nhỏ lƣợng cầu vốn của thị trƣờng, đặc biệt là lƣợng cầu từ tiêu dùng. Và trong tổng dƣ nợ thì dƣ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, do ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro cũng nhƣ thu hồi đƣợc vốn nhanh.

W3: Tổng nợ xấu có xu hƣớng giảm nhƣng nợ có khả năng mất vốn đang có dấu hiệu gia tăng.

Mặc dù tổng nợ xấu đi ngƣợc chiều với sự gia tăng của tổng dƣ nợ, nhƣng điều đáng lo ngại là nợ có khả năng mất vốn đang có dấu hiệu gia tăng. Nguyên nhân là do ngân hàng không thu thập chính xác và đầy đủ thông tin khi phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phƣơng án xin vay; hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phƣơng án kinh doanh của khách hàng. Hơn thế, năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng vẫn chƣa theo kịp với diễn biến phức tạp của nền kinh tế; Ngân hàng còn tiêu cực trong khâu lập phƣơng án, thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay. Ngoài ra, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng gia tăng là do những khoản vay kém chất lƣợng từ những năm trƣớc do thủ tục cho vay và công tác kiểm tra giám sát còn khá lỏng lẻo. Mặt khác, ngân hàng có thời điểm muốn thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng nên đã không ngần ngại cho vay vào các lĩnh vực có rủi ro cao nên khiến nguy cơ mất vốn gia tăng khi các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực này gặp khó khăn.

W4: Thời gian thu hồi đƣợc nợ vẫn còn chậm.

Hiện tại, các ngân hàng không chỉ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng để phát vay còn phải đối mặt với vấn đề thu hồi nợ. Dù khả năng thu hồi nợ ngày càng cao nhƣng vẫn không theo kip với tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng và còn nhiều khoản nợ chƣa thu hồi đúng theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Hiện tƣợng này sẽ đe doạ đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu không thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho vay thì ngân hàng không đủ khả năng trả lại vốn gốc và lãi đã huy động của khách hàng, làm giảm lợi nhuận thậm chí phá sản.

W5: Cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện kỹ thuật còn hạn chế.

Diện tích ngân hàng cũng nhƣ chỗ để xe không rộng rãi khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng. Bên cạnh đó, vị trí ngân hàng nằm ở tuyến đƣờng nhỏ có nhiều phƣơng tiện giao thông qua lại và có nhiều ngân hàng,

78

cửa hàng kinh doanh khác bên cạnh nên có thể khuất tầm nhìn của khách hàng khiến khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, còn một vấn đề khiến khách hàng cảm thấy khó chịu là số cây ATM của HDBank ở Cần Thơ rất ít và thƣờng xuyên không thể rút tiền làm cho khách hàng không thể có đƣợc tiền khi cần thiết và có nhiều khách hàng buộc phải lại ngân hàng để rút tiền và tốn phí nhiều hơn.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 90 - 92)