Mục tiêu chung: Ổn định tài chính, đảm bảo thu nhập cho đội ngũ cán bộ, nhân viên. Tập trung huy động vốn nhất là nguồn vốn từ dân cƣ, tạo nguồn vốn ổn định làm nền tảng cho công tác đầu tƣ tín dụng. Chủ động trong quản lý, phân loại các nhóm nợ, kiểm soát và ổn định chất lƣợng tín dụng, xử lý các nhóm nợ xấu thấp hơn kế hoạch.
Mục tiêu cụ thể: Vốn huy động dự kiến tăng khoản 22%; Tiền gửi dân cƣ từ 85% trở lên; Dƣ nợ tăng từ 29 – 30%; Tỷ lệ nợ xấu dƣới 2%; Thu nợ xử lý rủi ro đạt từ 20 – 25%/Dƣ nợ đã xử lý, trích lập DPRR, xử lý RRTD đúng theo quy định; Số lƣợng khách hàng cá nhân: 6.000 khách hàng; Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp: 150 khách hàng; Số lƣợng thẻ nội địa: 6.000 thẻ; Số lƣợng thẻ quốc tế: 2.000 thẻ.
34
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG
Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ lƣợng tiền mà ngân hàng có thể tạo lập từ các hoạt động huy động vốn, phát hành GTCG, đi vay của NHNN, TCTD khác,... nhằm mục đích cho vay, đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Tuy nguồn vốn huy động đƣợc từ các thành phần trong nền kinh tế luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nhƣng đa số các ngân hàng đều cần thêm vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu về vốn. Do đó, các ngân hàng đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt đƣợc sự cân đối giữa vốn huy động và vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn. Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014:
35
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th đầu 2013 6Th đầu 2014 2012 – 2011 2013 – 2012 6Th 2014 – 6Th 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 78.515 128.700 144.730 65.128 76.302 50.185 63,92 16.030 12,46 11.174 17,16 Vốn điều chuyển 141.360 120.760 163.696 119.926 132.850 (20.600) (14,57) 42.936 35,55 12.924 10,78 Tổng nguồn vốn 219.875 249.460 308.426 185.054 209.152 29.585 13,46 58.966 23,64 24.098 13,02
(Nguồn:Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)
35,71% 51,59% 46,93% 35,19% 36,48% 63,52% 64,81% 53,07% 48,41% 64,29% 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014
Vốn điều chuyển Vốn huy động
(Nguồn:Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)
36
Qua bảng 4.1, ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, điều này chứng minh năng lực hoạt động cũng nhƣ uy tín, độ an toàn của ngân hàng đang đƣợc nâng cao. Trong khi tổng nguồn vốn của ngân hàng năm 2012 chỉ tăng 13,46% so với năm 2011 thì tổng nguồn vốn của ngân hàng năm 2013 lại tăng mạnh đến 23,64% so với năm 2012. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, tỷ trọng giữa vốn huy động và vốn điều chuyển có sự biến động qua các năm, nhƣng nhìn chung thì vốn điều chuyển luôn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn, do đó đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực để cân đối tỷ trọng giữa vốn huy động và vốn điều chuyển sao cho hợp lý. Năm 2011, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng lớn với 64,29% tổng nguồn vốn, do tình hình huy động vốn của ngân hàng trong năm này gặp khá nhiều khó khăn và đây cũng đang là tình hình chung của hệ thống ngân hàng trong thời gian gần đây. Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng trong giai đoạn này có lúc cao đến 13%, mặc dù mức lãi suất này là khá cao nhƣng với mức lạm phát năm 2011 là 18,58% (Nhật Linh, 2011) thì nó vẫn chƣa đủ để mang lại lợi nhuận nhƣ mong đợi nên đa số khách hàng không có nhu cầu hoặc có nhu cầu nhƣng không có nhiều tiền để gửi ngân hàng. Đến năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều biến động, khách hàng ngại đầu tƣ nhƣng vẫn mong muốn kiếm lợi từ khoản tiền có trong tay nên thƣờng suy nghĩ đến việc gửi tiền ngân hàng để vừa có lợi vừa an toàn. Bên cạnh đó, để có thể thu hút khách hàng thì HDBank Cần Thơ đã không ngừng nâng cao năng lực phục vụ cũng nhƣ đƣa ra các chính sách ƣu đãi khiến khách hàng khá hài lòng. Đồng thời, với tiêu chí trở thành địa chỉ tin cậy để khách hàng có thể đầu tƣ nguồn vốn của mình một cách hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất, ngân hàng đã đáp ứng tất cả nhu cầu gửi tiền của khách hàng về hình thức, kỳ hạn gửi, với mức lãi suất hấp dẫn, dịch vụ chu đáo cũng nhƣ những tiện ích công nghệ tiên tiến. Những điều này giúp ngân hàng ngày càng đƣợc nhiều khách hàng biết đến, tin tƣởng và gắn bó. Ngoài ra, với đội ngũ nhân viên năng động, tận tình, có năng lực chuyên môn cao, khách hàng còn đƣợc tƣ vấn các hình thức tiết kiệm sinh lời cao, cam kết mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Những điều này đã góp phần quyết định sự gia tăng vốn huy động của ngân hàng (tăng đến 63,92% so với năm 2011) và làm cho vốn điều chuyển giảm mạnh (giảm 14,57% so với năm 2011). Điều này sẽ giúp ngân hàng có thể chủ động trong việc tạo lập và sử dụng vốn, không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên cũng nhƣ có thể giảm một phần chi phí vì chi phí huy động vốn từ phía khách hàng luôn thấp hơn chi phí vốn điều chuyển. Đến năm 2013, vốn huy động của ngân hàng tăng 12,46% so với năm 2012, để đạt đƣợc mức tăng trƣởng này là nhờ ngân hàng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình thu hút khách hàng, cụ thể là ngân hàng đã triển khai các chƣơng
37
trình nhƣ tiết kiệm dự thƣởng "Phát lộc mỗi ngày, cơ may tỷ phú" với giải đặc biệt lên đến 1 tỷ đồng; Chƣơng trình "Gửi tiền ngày Tết - Nhận lộc phát tài" đồng thời khách hàng sẽ đƣợc bảo hiểm cho khoản tiền đã gửi. Lãi suất cao nhất tại ngân hàng trong giai đoạn này có thời điểm là 9,5%/năm cho kỳ hạn 24 – 36 tháng và mức bình quân 7 – 7,5%/năm cho kỳ hạn 3 – 12 tháng, mức lãi suất này cũng khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Nhìn chung, lãi suất cao nhất đƣợc ngân hàng áp dụng chủ yếu ở kỳ hạn dài ngày, nhằm thu hút nguồn tiền ổn định cho quá trình kinh doanh trƣớc bối cảnh các kênh đầu tƣ khác còn khó khăn. Bên cạnh danh mục sản phẩm đa dạng, ngân hàng còn gửi đến khách hàng các dịch vụ ngân hàng tiện ích, giúp khách hàng có thể tiết kiệm thời gian đến ngân hàng mà vẫn có thể quản lý tài khoản một cách hiệu quả nhất. Mặc dù, khả năng huy động vốn của ngân hàng tăng nhƣng vẫn không đủ để chi trả cho các khoản chi phí hoạt động khá lớn, thoả mãn tất cả nhu cầu vay vốn cũng nhƣ rút tiền từ phía khách hàng, do đó ngân hàng vẫn cần đến một lƣợng vốn điều chuyển không nhỏ nên vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, nhƣng cơ cấu đã có sự cân đối hơn. Và tổng nguồn vốn của ngân hàng tính đến cuối tháng 6 năm 2014 tăng 13,02% so với cùng kỳ năm 2013, nhờ vào sự gia tăng mạnh của vốn điều chuyển và một phần tăng trƣởng của vốn huy động. Trong đó, vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn (lớn hơn 50%) và tăng đến 10,78% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, sự gia tăng của vốn huy động là nhờ lãi suất tiền gửi khá cao, có thời điểm ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm từ ngƣời dân với lãi suất đến 9,5%/năm cho 2 kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng; Kỳ hạn 15 tháng và 18 tháng đƣợc áp dụng mức 9%/năm; Kỳ hạn 12 tháng có lãi suất 8,5%/năm.
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HÀNG
Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng nhƣ đem lại khoản thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu DSCV, DSTN, tổng dƣ nợ.
4.2.1 Doanh số cho vay
DSCV là chỉ tiêu phản ánh kết quả của việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng. Nếu DSCV tăng thì chứng tỏ các chính sách cho vay của ngân hàng đúng đắn và khách hàng ngày càng tin tƣởng ngân hàng, nhƣng DSCV của ngân hàng phải phù hợp với cơ cấu tổng nguồn vốn. Dƣới đây là các bảng thể hiện DSCV của ngân hàng giai đoạn từ 2011 – 6/2014:
38
Bảng 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th đầu 2013 6Th đầu 2014 2012 – 2011 2013 – 2012 6Th 2014 – 6Th 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 193.842 219.532 267.209 125.731 145.948 25.690 13,25 47.677 21,72 20.217 16,08 Trung, dài
hạn 41.318 49.370 54.653 30.593 32.998 8.052 19,49 5.283 10,70 2.405 7,86
Tổng
DSCV 235.160 268.902 321.862 156.324 178.946 33.742 14,35 52.960 19,69 22.622 14,47
(Nguồn:Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)
81,56% 80,43% 83,02% 81,64% 82,43% 18,44% 19,57% 16,98% 18,36% 17,57% 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014
Trung, dài hạn Ngắn hạn
(Nguồn:Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)
39
Qua bảng 4.2, ta thấy DSCV của ngân hàng tăng liên tục qua các năm từ 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2012 DSCV tăng 14,35% so với năm 2011, trong đó nợ trung - dài hạn có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là trong năm 2012 lãi suất cho vay của ngân hàng giảm mạnh so với những năm trƣớc, đồng thời ngân hàng cũng đã triển khai chƣơng trình "Ƣu đãi lãi suất cho vay" cho cả hai đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân: Đối với khách hàng cá nhân, khách hàng có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân sẽ đƣợc cấp tín dụng với mức lãi suất cực kỳ ƣu đãi: Vay sản xuất kinh doanh chỉ từ 12%/năm; Vay mua bất động sản, xây sửa nhà chỉ từ 12,4%/năm và chỉ từ 13%/năm đối với khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo,… ; Đối với khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đồng thời đảm bảo đủ điều kiện sẽ đƣợc cấp tín dụng với lãi suất ƣu đãi tối đa. Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ƣu tiên (xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ) đƣợc ngân hàng cấp tín dụng với mức lãi suất ƣu đãi 13%/năm. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế có chiều hƣớng khả quan hơn khi lạm phát hạ nhiệt và thâm hụt thƣơng mại ngày càng thu hẹp. Những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu tín dụng của khách hàng đối với ngân hàng, nhƣng tình hình kinh tế có dấu hiệu phát triển chậm lại nên các doanh nghiệp vẫn còn e dè đối với các hoạt động đầu tƣ lớn. Đến năm 2013, Chính phủ ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhƣ giảm trần lãi suất cho vay để các doanh nghiệp yếu kém cũng nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn giá rẻ. Nắm bắt đƣợc tình hình đó, ngân hàng tiến hành tài trợ nguồn vốn ƣu đãi cho doanh nghiệp với lãi suất chỉ từ 8 – 8,5%/năm; Chƣơng trình dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay bổ sung vốn lƣu động phục vụ các phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng còn miễn phí trả nợ trƣớc hạn nếu doanh nghiệp trả nợ vào ngày điều chỉnh lãi suất. Ngoài ra, trong năm này ngân hàng còn triển khai gói tín dụng với lãi suất ƣu đãi cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tƣ nhân. Điểm nổi bật của gói tín dụng này là mức lãi suất 0%/năm áp dụng cho tháng đầu tiên của khoản vay và cố định ở mức khá hấp dẫn cho các tháng tiếp theo. Cụ thể, khách hàng sẽ đƣợc áp dụng lãi suất 0%/năm trong tháng đầu tiên, cố định 11,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo đối với khoản vay từ 500 triệu đồng trở lên; và lãi suất 0%/năm tháng đầu tiên, cố định 12,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo đối với khoản vay từ 200 triệu đồng - dƣới 500 triệu đồng. Chƣơng trình cho vay ƣu đãi lãi suất này sẽ
40
tập trung cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây/sửa nhà, tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Nhờ vào những điểm trên, DSCV của ngân hàng năm 2013 tăng trƣởng khá nhanh, tăng đến 19,69% so với năm 2012, trong đó nợ ngắn hạn tăng mạnh đến 21,72% do sự gia tăng đột biến trong khoản vay tiêu dùng của các khách hàng cá nhân. Ngoài ra, DSCV của ngân hàng vẫn đang có xu hƣớng tiếp tục gia tăng khi doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013, do những tháng đầu năm 2014 ngân hàng đang triển khai chƣơng trình "Vay tiền phát lộc" dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, vay mua nhà đất, tiêu dùng hoặc là cho vay với lãi suất siêu ƣu đãi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh. Theo đó, có hai gói vay: Với gói vay ƣu đãi thứ 1, ngân hàng áp dụng lãi suất 6,8%/năm trong 03 tháng đầu tiên với số tiền vay từ 500 triệu đồng trở lên, lãi suất 8,6%/năm trong 03 tháng đầu tiên với số tiền vay từ 100 triệu đồng đến dƣới 500 triệu đồng và từ tháng thứ 4 trở đi, lãi suất theo quy định từng thời kỳ của ngân hàng; Gói vay ƣu đãi thứ 2, ngân hàng áp dụng lãi suất hấp dẫn từ 8,8%/năm-9,9%/năm cố định trong 12 tháng, tùy theo mục đích và nhu cầu vay vốn của khách hàng (vay sản xuất kinh doanh, vay bất động sản, vay mua ô tô/tiêu dùng có tài sản đảm bảo) còn những năm sau đó, lãi suất theo quy định của ngân hàng. Hơn thế, khách hàng có thể trả nợ theo định kỳ tháng, quý hoặc theo từng kỳ tuỳ thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng hƣởng ứng tích cực chƣơng trình cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn với lãi suất ƣu đãi của NHNN. Với chƣơng trình này, các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn sẽ đƣợc vay với lãi suất thấp hơn so với biểu lãi suất cho vay thông thƣờng. Và trong cơ cấu DSCV theo thời hạn của ngân hàng thì nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (>80%) trong tổng doanh số cho vay, do nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc chủ yếu là ngắn hạn nên để đảm bảo có thể chi trả lại vốn gốc và lãi cho khách hàng gửi tiền đúng hạn đồng thời giảm thiểu đƣợc rủi ro bắt buộc ngân hàng phải tập trung cho vay ngắn hạn.
4.2.2 Doanh số thu nợ
Bên cạnh chỉ tiêu DSCV thì ngân hàng cũng cần quan tâm đến chỉ tiêu DSTN. Nếu DSCV của ngân hàng cao nhƣng DSTN lại quá thấp, ngân hàng sẽ không đủ khả năng để chi trả nguồn vốn đã huy động từ khách hàng dẫn đến thua lỗ, mất uy tín cũng nhƣ lòng tin của khách hàng. DSTN là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng an toàn và hiệu quả. Tình hình