Các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 64 - 70)

4.3.1.1 Hệ số thu nợ

Bảng 4.6 Hệ số thu nợ của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th2013 6Th2014 Doanh số thu nợ 232.110 259.156 293.921 146.945 164.804 Doanh số cho vay 235.160 268.902 321.862 156.324 178.946 Hệ số thu nợ (%) 98,70 96,38 91,32 94,00 92,10

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

92,10% 94,00% 96,38% 91,32% 98,70% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

Hình 4.6 Hệ số thu nợ của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/ 2014 Năm 2011, hệ số thu nợ của ngân hàng ở mức khá cao với 98,70%, con số này cho thấy ngân hàng thu hồi đƣợc gần nhƣ hoàn toàn các khoản nợ đã giải ngân trong năm. Tuy nhiên, điều này không phải là thành công gì lớn lao khi trong năm này nền kinh tế đang thịnh vƣợng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ doanh nghiệp đều khá thuận lợi. Đến năm 2012, hệ số thu nợ vẫn ở mức khá cao, lớn hơn 95%, nhƣng đã giảm so với năm 2011. Tuy vậy, để đạt đƣợc kết quả này nhƣ đã phân tích ở trên thì ngân hàng đã rất cố gắng và sự suy giảm này là điều khó tránh khỏi trong tình hình lúc bấy giờ. Đến năm 2013, ngân hàng tăng cƣờng đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng để tăng thu nhập cho ngân hàng nên DSCV tăng rất nhanh, dù đã chuẩn bị khá kỹ cũng nhƣ phát huy những thành công và khắc phục những hạn chế còn tồn động nhƣng DSTN của ngân hàng vẫn không tăng theo kịp tốc độ DSCV. Đầu năm 2014, hệ số thu hồi nợ giảm so với cùng kỳ vì nhiều khách hàng mạnh dạn đầu tƣ dài hạn với quy mô đầu tƣ lớn hơn so với cùng kỳ năm 2013 nên tính đến thời điểm cuối tháng 6 thì số vốn vay thu hồi đƣợc bị giảm. Tuy tình hình này không đáng lo ngại nhƣng ngân hàng cần tính toán cẩn thận hơn cũng nhƣ tiên lƣợng trƣớc các trƣờng hợp có thể xảy ra và đề ra giải pháp cụ thể cho từng trƣờng hợp tránh kết quả trở nên tệ hơn.

51

4.3.1.2 Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 4.7 Tỷ lệ nợ xấu của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 – 6/2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th2013 6Th2014

Tổng nợ xấu 3.468 4.196 2.704 2.135 1.865

Tổng dƣ nợ 132.248 141.994 169.935 151.373 184.077

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,62 2,96 1,59 1,41 1,01

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

1,01% 1,41% 2,96% 1,59% 2,62% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

Hình 4.7 Tỷ lệ nợ xấu của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014 Qua hình 4.7, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng giảm không ổn định nhƣng có xu hƣớng giảm. Trong năm 2011, dù ngân hàng đã không ngừng đổi mới, nâng cấp công tác tổ chức, quản trị điều hành đồng thời đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và kiểm soát chặt chẽ các vấn đề trong hoạt động tín dụng. Nhƣng bên cạnh sự tăng trƣởng tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng khá cao với 2,62%. Năm 2012, nhƣ đã phân tích là do nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho, chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản nên khả năng trả nợ vốn vay của các doanh nghiệp giảm hoặc không còn khả năng chi trả dẫn đến tổng nợ xấu tăng mạnh theo tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ khiến tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng mạnh. Tuy năm 2012 đƣợc xem là thời điểm cực kỳ khó khăn của ngành ngân hàng nhƣng nhờ vào sự nỗ lực của bản thân ngân hàng, cũng nhƣ cố gắng hoàn thành các chủ trƣơng, chính sách mà Chính phủ và NHNN ban hành, đồng thời tuân thủ theo quá trình cấp tín dụng và trích lập các tỷ lệ an toàn đúng quy định để giảm thiểu rủi ro nên tình hình ngân hàng mặc dù có xấu đi nhƣng vẫn chƣa có gì quá nghiêm trọng, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn thấp hơn 3% (theo một số quy định thì tỷ lệ nợ xấu dƣới 3% là tốt), nhƣng sự gia tăng này là hồi chuông cảnh báo cho ngân hàng cần phải chú trọng nhiều hơn để đạt đƣợc tiêu chí phát triển bền vững, giảm tỷ lệ nợ

52

xấu và nâng cao lợi nhuận cũng nhƣ uy tín ngân hàng. Do đó năm 2013, bên cạnh việc phấn đấu thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng thì ngân hàng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hóa các danh mục đầu tƣ tín dụng, quy định giới hạn cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn RRTD, giảm thiểu nợ xấu. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng giảm mạnh chỉ còn 1,59%. Còn một dấu hiệu khá phấn khởi là tỷ lệ nợ xấu ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 nhỏ hơn so với cùng kỳ năm 2013, chứng tỏ ngân hàng sẽ tiếp tục đạt thành công trong công cuộc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

4.3.1.3 Chỉ tiêu vòng quay của vốn

Bảng 4.8 Vòng quay vốn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 – 6/2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th2013 6Th2014 Tổng DSTN 232.110 259.156 293.921 146.945 164.804 Tổng dƣ nợ 132.248 141.994 169.935 151.373 184.077 Dƣ nợ BQ 128.516 137.121 155.965 146.684 177.006 Vòng quay vốn

(lần) 1,81 1,89 1,88 1,00 0,93

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

0,93 1,00 1,89 1,88 1,81 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

Hình 4.8 Vòng quay vốn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014 Năm 2011, vòng quay vốn của ngân hàng là 1,81 vòng/năm, ta có: 360/1,81 = 199 ngày, tƣơng đƣơng khi ngân hàng cấp một khoản tín dụng là 128.516 triệu đồng sẽ thu hồi lại đƣợc sau 199 ngày. Điều này cho thấy vòng quay vốn của ngân hàng không hẳn là quá nhanh, nhƣng đối với bản thân ngân hàng thì kết quả này cũng gọi là khả quan. Có hai nguyên nhân cho kết quả này: Một là, ngân hàng đẩy mạnh các khoản cho vay có thời hạn dài hơn nên thời gian thu hồi vốn chậm hơn; Hai là, khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ.

53

Đến năm 2012, vòng quay vốn của ngân hàng tốt hơn với 1,89 vòng/năm, tƣơng đƣơng thời gian thu hồi một khoản nợ 137.121 triệu đồng là 190 ngày. Mặc dù, thời gian thu hồi vốn trong năm này không quá nhanh so với năm 2011, nhƣng trong điều kiện kinh tế cũng nhƣ nhiều nhân tố khác tệ hơn hẳn so với năm 2011 và DSCV trong năm này lại cao hơn thì đạt đƣợc kết quả này vẫn là điều đáng ghi nhận. Ngoài ra, kết quả này cũng cho thấy ngân hàng không bị những khó khăn trong giai đoạn này cản trở mà còn biết nắm bắt tình hình nhu cầu về vốn sẽ tăng cao để thúc đẩy sự tăng trƣởng của hoạt động tín dụng. Tiếp bƣớc thành công của năm 2012, sang năm 2013 ngân hàng vẫn giữ đƣợc phong độ với vòng quay vốn là 1,88 vòng/năm, mặc dù giảm mức không đáng kể, nhƣng đây cũng là một dấu hiệu không tốt. Và tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2014, tỷ lệ này giảm so với cùng kỳ 2013, báo hiệu một xu hƣớng có thể tiếp tục giảm, điều này đòi hỏi ngân hàng nên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân cũng nhƣ đƣa ra biện pháp khắc phục.

4.3.1.4 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Bảng 4.9 Tỷ lệ nợ mất vốn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th2013 6Th2014

Nợ mất vốn 389 620 475 478 369

Dƣ nợ BQ 128.516 137.121 155.965 146.684 177.006 Tỷ lệ nợ mất vốn

(%) 0,30 0,45 0,30 0,33 0,21

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

0,21% 0,33% 0,45% 0,30% 0,30% 0.0% 0.1% 0.2% 0.3% 0.4% 0.5%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

Hình 4.9 Tỷ lệ nợ mất vốn của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014 Nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng trong năm 2011 khá thấp, trong năm này đa số khách hàng có đủ khả năng trả đƣợc nợ đã vay của ngân hàng và chỉ có một bộ phận nhỏ khách hàng trả nợ không đúng thời hạn đã thoả thuận hoặc tệ hơn là mất khả năng trả nợ. Do đó, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng trong năm này rất thấp, chỉ chiếm 0,30% tổng dƣ nợ. Đối với

54

quy mô HDBank Cần Thơ thì mức độ này là khá an toàn. Ngân hàng chƣa kịp vui mừng vì điều này thì đã phải tiếp tục lo lắng khi mà nợ có khả năng mất vốn năm 2012 tăng mạnh và trở thành mối đe doạ lớn, nguyên nhân nhƣ đã phân tích ở những phần trên. Và ngân hàng đã rất khó khăn để có thể kiềm chế tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn ở mức 0,44%. Năm 2012 thực sự là năm khó khăn đối với ngân hàng nên đòi hòi ngân hàng phải cố gắng gấp nhiều lần trong năm kế tiếp. Và trong năm 2013, ngân hàng không chỉ thành công ở việc kiềm chế tỷ lệ nợ mất vốn ở mức thấp mà còn thấp hơn rất nhiều so với năm 2012 với 0,30%. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Đầu năm 2014, tỷ lệ này tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2013, do đó chỉ cần ngân hàng cố gắng duy trì trạng thái này thì kết quả đạt đƣợc chắc chắn tốt nhƣ mong đợi.

4.3.1.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 4.10 Tỷ lệ DPRR của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 – 6/2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th2013 6Th2014

Quỹ DPRR 3.121 3.947 3.212 1.948 1.647

Dƣ nợ BQ 128.516 137.121 155.965 146.684 177.006 Tỷ lệ DPRR

(%) 2,43 2,88 2,06 1,33 0,93

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

0,93% 1,33% 2,88% 2,06% 2,43% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

Hình 4.10 Tỷ lệ DPRR của HDBank Cần Thơ giai đoạn từ 2011 –6/2014 Nhìn chung, tỷ lệ DPRR trên dƣ nợ của ngân hàng có biến động và đang có xu hƣớng giảm. Trong năm 2011, tỷ lệ này khá cao với 2,43%, nguyên nhân chủ yếu do chất lƣợng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây đang sụt giảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nên đòi hỏi ngân hàng

55

phải trích lập quỹ DPRR cao để hạn chế ảnh hƣởng của nợ xấu. Đến năm 2012, tình hình xấu hơn nên ngân hàng buộc phải trích lập quỹ DPRR cao hơn hẳn dẫn đến tỷ lệ quỹ DPRR tăng cao đến 2,88%. Điều này thật sự không tốt vì có thể làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng và tỷ lệ này trong 2 năm đều cao hơn 2%, cho thấy các khoản nợ của ngân hàng trong 2 năm này không thực sự an toàn và ngân hàng vẫn chƣa thể vận dụng tối đa nguồn vốn mà ngân hàng có đƣợc. Trƣớc tình hình này, ngân hàng đã nỗ lực kiềm chế quỹ DPRR ở mức thấp so với dƣ nợ cho vay để đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, nhƣng ngân hàng vẫn duy trì nó ở một mức độ cho phép. Nhờ đó, tỷ lệ DPRR của ngân hàng năm 2013 giảm ở mức độ vừa phải, đạt 2,06%. Tỷ lệ DPRR của ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2014 là 0,93% so với cùng kỳ năm 2013. Kết quả này có hai mặt của nó, vừa tốt cũng vừa xấu cho ngân hàng. Một mặt, ngân hàng có thể giảm đƣợc nhiều chi phí cho DPRR trong tƣơng lai nên lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể. Mặt khác, nếu tỷ lệ DPRR của ngân hàng quá thấp sẽ không an toàn.

4.3.1.6 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Bảng 4.11 Tỷ lệ bù đắp RRTD của HDBank Cần Thơ từ năm 2011 – 6/2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6Th

2013 6Th2014

Quỹ QPRR 3.121 3.947 3.212 1.948 1.647

Tổng nợ xấu 3.468 4.196 2.704 2.135 1.865

Tỷ lệ bù đắp RRTD

(%) 89,99 94,07 118,79 91,24 88,31

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

88,31% 91,24% 94,07% 118,79% 89,99% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T6/2013 T6/2014

(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng HDBank Cần Thơ)

56

Qua bảng 4.11 và hình 4.11, ta thấy tình hình trích lập DPRR của ngân hàng qua các năm là khá an toàn khi mà quỹ DPRR của ngân hàng luôn gần với tổng nợ xấu. Trong giai đoạn 3 năm từ 2011 – 2013 thì tỷ lệ bù đắp RRTD của ngân hàng có xu hƣớng gia tăng. Năm 2012, tổng nợ xấu ngân hàng tăng mạnh nên quỹ DPRR cũng tăng theo là điều bình thƣờng không có gì đáng nói. Điều đặc biệt ở đây là nợ xấu của ngân hàng năm 2013 giảm khá mạnh nhƣng quỹ DPRR lại khá cao dẫn đến tỷ lệ bù đắp RRTD của ngân hàng trong năm này lớn hơn 100%, cụ thể là 118,79%. Thật ra, dù tổng nợ xấu của ngân hàng trong năm này giảm nhƣng ngân hàng không chỉ trích lập DPRR theo tổng nợ xấu mà trích lập theo quy mô tổng dƣ nợ, do đó tổng dƣ nợ ngân hàng tăng mạnh thì quỹ DPRR cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ tốt hơn nếu có thể trích lập quỹ DPRR ở mức an toàn nhƣng tỷ lệ bù đắp RRTD không cao hơn 100%, vì điều này không hẳn là tốt cho ngân hàng. Cuối tháng 6 năm 2014, tỷ lệ này đã giảm so với cùng kỳ năm 2013, cho thấy động thái của ngân hàng là cắt giảm chi phí DPRR để tăng lợi nhuận. Và việc ngân hàng giảm trích lập quỹ DPRR trong giai đoạn này sẽ không có gì quá lo lắng khi các khoản vay trong giai đoạn này thƣờng là thế chấp bằng tài sản có giá trị và dễ dàng chuyển đổi nên độ an toàn của các khoản nợ đều khá cao. Ngoài ra, NHNN thực hiện các chính sách thắt chặt tăng trƣởng tín dụng nên cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ trích lập dự phòng của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh cần thơ (Trang 64 - 70)