Hiện trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ôtô

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 64 - 67)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.4.Hiện trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ôtô

Quản lý nhà nước Việt Nam nói chung và riêng đối với hoạt động vận tải theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo chuyên ngành và theo vùng lãnh thổ. Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên chịu sự quản lý của UBND tỉnh Thái Nguyên và Sở GTVT Thái Nguyên.

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải ô tô

(Nguồn: Đề tài NCKH cấp Bộ B2007-04-35)

Trong điều kiện thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế thì vai trò quản lý của cơ quan nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc lập lại trật tự trong thị trường vận tải, nâng cao chất lượng vận tải nói chung và vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô nói riêng.

Trong những năm gần đây, tình hình vận tải ô tô đã được cải thiện, Bộ GTVT liên tục sửa đổi, bổ sung các văn bản, pháp quy nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, hiện tượng ép giá, bến cóc xe dù, đón trả khách tuỳ tiện trên đường, chở quá tải (đặc biệt vào các dịp lễ tết), sang khách tuỳ tiện, tranh giành khách dọc đường gây mát an toàn giao thông vẫn còn nhưng giảm rõ rệt.

Về công tác quản lý người điều khiển phương tiện vận tải đường bộ nói chung và công tác quản lý người điều khiển phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô nói riêng về cơ bản đã quản lý khá chặt chẽ về:

CHÍNH PHỦ

Bộ giao thông vận tải Bộ Công an UBND tỉnh Cục đường bộ Việt Nam Cục đăng kiểm Việt Nam Cục CSGT đường sắt đường bộ Sở Kế hoạch và đầu tư Sở Giao thông vận tải Doanh nghiệp

- Quá trình đào tạo nghề đối với người điều khiển phương tiện. - Sát hạch cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện.

Riêng quản lý quá trình vận tải hoạt động động trên đường vẫn còn nhiều bất cập, có thể nói là chưa quản lý được quá trình này.

Về quá trình đào tạo nghề đối với người điều khiển phương tiện: việc

đào tạo nghề lái xe ô tô được tiến hành tại các cơ sở đào tạo lái xe được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. Việc đổi mới mẫu giấy phép lái xe sang chất liệu PET đã góp phần hạn chế nạn bằng giả, bằng kém chất lượng, tăng tính an toàn cho công tác vận tải

Về quản lý quá trình vận tải trên đường vẫn còn nhiều bất cập: Trong

thời gian qua công tác quản lý về người lái xe trong hoạt động vận tải trên đường của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải vẫn giao toàn quyền cho doanh nghiệp. Phần lớn chỉ có duy nhất lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng giám sát xe hoạt động trên đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông, còn quản lý chất lượng vận tải thì coi như không có sự quản lý. Nếu ta coi sản phẩm vận tải hành khách là một sản phẩm thì Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng cũng phải kiểm tra xem có đảm bảo chất lượng cho hành khách tham gia vận tải.

Đến nay đối với VTHKLT vẫn còn những hạn chế về phía quản lý Nhà nước về quản lý quá trình vận tải và chất lượng dịch vụ vận tải, cụ thể là:

- Vẫn chưa quản lý tốt hoạt động vận tải trên đường của lái xe, biểu hiện cụ thể nhất là: Lái xe vẫn đón và trả khách dọc đường tuỳ tiện, sang khách, ép giá, chở quá trọng tải, dịch vụ kèm theo như ăn uống vẫn chưa đảm bảo, đã dẫn đến chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải.

- Các điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô còn đơn giản, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia đầu tư xe, thậm chí tư nhân có 1 đầu xe cũng tham gia vận tải hành khách liên tỉnh. Dẫn đến lực lượng phương tiện phát triển quá nóng, khó kiểm soát được chất lượng vận tải, trong đó rõ nhất là lái

xe hay chủ xe đi quản lý trên xe phần lớn thiếu kiến thức và văn hoá kinh doanh vận tải. Rất nhiều lái xe dưới 30 tuổi, với độ tuổi này lái xe không thể có đủ kinh nghiệm lái xe, mức độ chín chắn để điều khiển xe và có nhiều lái xe chưa quen thuộc điều kiện đường xá vùng hoạt động trên tuyến vận tải hành khách liên tỉnh.

- Trên địa bàn tỉnh đã triển khai cắm biển dừng đón trả khách dọc đường, nhưng chưa thực sự hợp lý, nên sau khi có biển hầu như không phát huy tác dụng.

- “Bến cóc”, “xe dù” vẫn còn tồn tại, chưa xóa bỏ được triệt để.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trên đường chưa thường xuyên, chưa triệt để, thiếu kiên quyết, không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với nhau.

Chưa quan tâm đúng mức và đẩy nhanh việc đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng bến xe, điểm dừng, trạm nghỉ dẫn đến thiếu cơ sở phục vụ xe và khách đi xe.

Trong tất cả những nhược điểm trên, vấn đề quan trọng nhất là vẫn chưa quản lý được hoạt động vận tải hành khách trên đường. Điều này cần phải sớm giải quyết, nếu không các hiện tượng tiêu cực vẫn diễn ra, khó mà tạo ra hình ảnh đẹp về vận tải hành khách ô tô liên tỉnh nhất là chúng ta đang bước vào hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đang phấn đấu công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 64 - 67)