Cơ sở hạ tầng phục vụ xe khách

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 86 - 92)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.1.Cơ sở hạ tầng phục vụ xe khách

4.2.1.1. Hệ thống bến xe

Hiện nay số lượng bến xe đạt chuẩn rất ít, phần lớn có quy mô nhỏ, hình thành trên cơ sở tận dụng diện tích hạn chế, không gian hẹp, sức chứa phương tiện nhỏ.... Bởi vậy cần quy hoạch đất sử dụng cho hệ thống bến xe.

, xe có thể vào bến để nghỉ ngơi và bảo dưỡng thay vì ch

.

Nâng cao chất lượng hạ tầng bến bãi, cảnh quan môi trường, điều kiện y tế, vệ sinh, vấn đề đảm bảo an ninh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và các dịch vụ gia tăng khác là khâu còn yếu tại hầu hết các bến xe khách.

4.2.1.2. Hệ thống điểm dừng đón trả khách

Hiện nay toàn bộ số điểm dừng đỗ đón trả khách không có nhà chờ. Tại các điểm dừng đỗ không cải tạo vỉa hè, không thiết kế dải tiếp cận trạm dừng cho xe khách, thiếu các trang thiết bị chỉ dẫn an toàn cũng như tính hợp lý trong công tác vận hành. Nên giải pháp đưa ra là cần lắp đặt hệ thống nhà cho trên các điểm dừng xe khách. Các điểm dừng đỗ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Vị trí phải đồng bộ, nên xén vỉa hè để xe vào điểm dừng đón trả khách không gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác tránh tình trạng do xe khách tạt vào điểm dừng đón trả khách đột ngột gây tai nạn giao thông hoặc ách tắc giao thông,

- Đảm bảo an toàn cho hành khách khi lên xuống phương tiện.

- Xây dựng các điểm dừng đỗ trên đường mà những điểm dừng đỗ phải không hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện và ảnh hưởng tới phương tiện khi hoạt động.

- Đảm bảo khả năng thông qua của tuyến đường.

- Thuận lợi cho việc chuyển tải trên các hành trình và các hình thức vận tải khác.

- Việc bố trí khoảng cách các điểm dừng đỗ đón trả khách cần phải điều chỉnh lại. Với quy định hiện nay là khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ tối thiểu là 5km, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của hành khách. Nên điều chỉnh khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành, nội thị từ 3-5km, ngoại thành từ 5-10km tùy từng vị trí cụ thể.

- Thông tin: tại các điểm dừng có cần bảng thông tin: tên các tuyến đi qua, lộ trình của các tuyến; cần ghi rõ để giúp hành khách định vị được nên đi theo hướng nào tránh trường hợp nhầm lẫn chiều đi; bảng thông tin phải đảm bảo thiết kế đúng tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ.

Tại một số điểm dừng có thể bố trí nhà chờ để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho hành khách; nhà chờ có diện tích chứa tối thiểu 8 người, thường xây dựng ở khu vực có lượng hành khách lên xuống nhiều. Ở nhà chờ có bản đồ mạng lưới tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, khoảng rộng có thể quảng cáo, có ghế ngồi nhằm nâng cao tính tiện nghi, các thông tin giúp hành khách thuận tiện khi tiếp cận dịch vụ. Việc bố trí nhà chờ cần bố trí sao cho sự tiếp cận các điểm dừng xe khách là dễ dang nhất, không làm giảm tầm nhìn của hành khách khi xe khách đi tới, không làm cản trở người đi bộ cũng như người băng qua đường.

Hình 4.1. Một số nhà chờ tham khảo của các nước khác

4.2.2.

4.2.2.1. Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đoàn phương tiện:

Bên cạnh việc áp dụng tiêu chuẩn ngành 22-TCN256-99 do Bộ giao thông vận tải ban hành các yêu cầu kỹ thuật của ô tô khách liên tỉnh, để đảm bảo tính tiên tiến về chất lượng đoàn phương tiện xe khách vận chuyển tuyến liên tỉnh, đề án đề xuất bổ sung và cụ thể một số yêu cầu về thiết kế cũng như tiêu chuẩn môi trường của phương tiện.

* Về nhiên liệu sử dụng

Trên thế giới nhiên liệu chạy xe ngoài diesel còn có các loại nhiên liệu khác như xăng, khí hóa lỏng, gas nén tự nhiên hoặc điện. Tuy nhiên, Diesel là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong giao thông tại Việt Nam. Việc lựa chọn xe chạy bằng nhiên liệu khí thiên nhiên (CNG, LPG) hoặc chạy điện cho tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh chưa khả thi do thiếu/không thuận lợi về hệ thống hậu cần cung cấp nhiên liệu.

Kiến nghị về nhiêu liệu sử dụng : Diesel

* Về sức chứa

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chú yếu của phƣơng tiện

STT Xe khách 29 Xe khách 34 Xe khách 34 Kích thước (mm) 7100 x 2035 x 2750 9050 x 2290 x 3140 10720 x 2500 x 3300 Chiều cao sàn (mm) 450 610 650 Số chỗ ngồi (ghế) 29 34 34

Nhiên liệu Diesel tiêu chuẩn

EURO 4

Diesel tiêu chuẩn EURO 4/ LPG/

CNG

Diesel tiêu chuẩn EURO 4/ LPG/ CNG

Tuyến xe khách Xe khách Xe khách Xe khách

Tùy thuộc vào cự ly hoạt động của tuyến mà có thể lựa chọn phương tiện có sức chứa phù hợp.

* Về tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện

Trong “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định 1327/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tại Điều 1 phần III mục 8 “Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ” xác định phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường tương đường EURO 4 vào năm 2020.

Vì vậy, đề án xác định tiêu chuẩn môi trường của đoàn phương tiện đầu tư mới trong các giai đoạn như sau:

- Đoàn xe khách thay thế trong giai đoạn 2015-2020 đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu mức EURO III

- Đoàn xe khách đầu tư trong giai đoạn 2020-2026 đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV.

Bảng 4.2: Mức phát thải ô nhiễm môi trƣờng của động cơ diesel cho xe buýt và xe tải theo các tiêu chuẩn EURO

Đơn vị: g/KWh

Tiêu chuẩn Thời điểm áp dụng

tại châu Âu CO HC NOx PM Khói

EURO I 1992, < 85 kW 4.5 1.1 8.0 0.612 1992, > 85 kW 4.5 1.1 8.0 0.36 EURO II 10.1996 4.0 1.1 7.0 0.25 10.1998 4.0 1.1 7.0 0.15 EURO III 10.2000 2.1 0.66 5.0 0.10 0.13* 0.8 EURO IV 10.2005 1.5 0.46 3.5 0.02 0.5 EURO V 10.2008 1.5 0.46 2.0 0.02 0.5 EURO V 1.2013 1.5 0.13 0.4 0.01

* cho động cơ <75 dm3 / 1 xy lanh và tốc độ >3000 vòng phút nguồn: Dieselnet http://www.dieselnet.com/standards/eu/hd.php

Cần lưu ý là để đảm bảo các mục tiêu bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu thì một trong những loại khí thải quan trọng nhất gây hiệu ứng nhà kính là CO2 hiện tại không được xem xét tính toán trong các tiêu chuẩn EURO mà thường được tính toán trên cơ sở loại và lượng tiêu thụ nhiên liệu (xem). Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao tiêu chuẩn môi trường của phương tiện, việc cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra.

Bảng 4.3: Mức phát thải khí CO2 theo loại nhiên liệu Loại nhiên liệu Suất năng lƣợng

(btu/lít) Tỷ lệ carbon (%) CO2/lít (g) Diesel 3,133 87 2,332 Xăng 25,880 85 1,926 Khí ga hóa lỏng (LPG) 20,727 82 1,372 Khí ga tự nhiên hóa lỏng (LNG) 16,686 75 912 Khí ga tự nhiên nén (CNG) 31,329 75 1,707 Kerosene 30,648 86 2,255 Diesel sinh học 30,787 84 2,213

Nguồn: American Bus Association (2007)

(Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) 4.2.2.2. Giải pháp về quản lý kỹ thuật phương tiện

Thực hiện đầy đủ chế độ BDSC ở Gara theo kế hoạch đặt ra, bố trí lao động hợp lý để BDSC nhanh chóng, kịp thời đảm bảo đủ xe phục vụ sản xuất.. BDSC tốt hơn giúp kéo dài tuổi thọ của phương tiện và tiết kiệm chi phí. Vệ sinh hàng ngày cả trong và ngoài xe khách sẽ giúp thu hút được nhiều hành khách hơn.

Quy mô của xưởng: tận dụng xưởng cũ, nhỏ chứa khoảng 4 xe, diện tích xưởng khoảng 700 m2

vì thế nên nhiều xe phải đợi bên ngoài xưởng để đến lượt vào BDSC ,trang thiết bị còn đơn giản, nhiều máy bị hỏng, số lượng

ít nên chỉ có thể bảo dưỡng cấp I và cấp II, một phần sửa chữa lớn vì vậy Công ty phải thuê Xưởng trung đại tu ôtô làm. Để đảm bảo chất lượng phương tiện hoạt động tốt đề tài đề xuất mở rộng xưởng với diện tích lớn hơn; đầu tư trang thiết bị mới để BDSC phương tiện một cách nhanh chóng, các xe không phải chờ lâu ảnh hưởng đến hệ số ngày xe vận doanh của xe.

Tuyển dụng thêm công nhân BDSC có tay nghề đồng thời tổ chức đào tạo tại xưởng tay nghề cho những công nhân hiện có, nâng cao bảo dưỡng cấp thấp, đề xuất phương pháp bảo dưỡng theo dây chuyền.

Đối với công tác kiểm tra kỹ thuật phương tiện: Tổ chức thêm một đội kiểm tra phương tiện thực hiện hai nhiệm vụ chính là: Kiểm tra phương tiện trong công tác sử dụng và bảo quản xe, kiểm tra kỹ thuật phương tiện trước, trong và sau khi vào BDSC.

a , nhân viên phục vụ

trên xe

Nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe là vấn đề rất quan trọng, quyết định chất lượng phục vụ hành khách. Tuy nhiên, bản thân những người lái xe cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Với hiện trạng hạ tầng giao thông không theo kịp sự gia tăng phương tiện, công việc vận hành xe hàng ngày đối với lái xe luôn là những thách thức.

Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng công tác phục vụ trên hành trình cho lái xe và nhân viên phục vụ như : Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe khi làm việc phải đeo bảng tên và mặc đồng phục, phải hiểu biết những quy định về vận tải khách, có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách, thông tin tuyến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ cho hành khách. Giúp lên xuống an toàn và ổn định chỗ ngồi cho hành khách, nhất là đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ có thai; không nhận chở hàng hóa cồng kềnh, lây nhiễm, súc vật, chất dễ cháy nổ.

Có các kỳ sát hạch tay nghề lái xe, hội thi lái xe giỏi để đảm bảo lái xe an toàn cũng như khích lệ tinh thần cho lái xe. Những lái xe không đảm bảo tiêu chuẩn thì cho đào tạo lại trong một thời gian. Nếu sau nhiều lần đào tạo mà vẫn không đảm bảo yêu cầu thì chuyển sang công việc khác. Tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề cho lái phụ xe, với tay nghề cao sẽ có mức lương cao hơn.

b

, nhân viên phục vụ trên xe.

:

Xe không ghi đầy đủ các ký hiệu, thiếu trang thiết bị PCCC, thùng rác...; Nhân viên thu tiền nhưng không đưa vé; Thu tiền vé quá mức quy định; Không đón khách tại các điểm quy định, có thái độ ứ

.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 86 - 92)