5. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ xe khách
3.2.3.1. Đường bộ
Tính đến cuối năm 2013, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4.789,49 km (không kể hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng). Bao gồm: 4 tuyến Quốc lộ có tổng chiều dài 244km; 15 tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 341,56 km; 141,91 km đường đô thị; 841,84 km đường huyện và 3.220,18 km đường xã.
a. Hệ thống đường đô thị
Tính đến tháng 12/2013,Thái Nguyên có 75 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 141,908 km. Trong đó:
- Thành phố Thái Nguyên có 69 tuyến với tổng chiều dài 124,708 km. - Thị xã Sông Công có 7 tuyến với tổng chiều dài 17,2 km
b. Hệ thống đường quốc lộ
Quốc lộ 3: Đoạn tuyến QL3 qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 80km, điểm đầu tại cầu Đa Phúc, giáp ranh giới với huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội, qua địa bàn huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Lương tới điểm cuối tại cầu Ổ Gà, giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
Quốc lộ 1B: Đoạn tuyến QL1B qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 45km; điểm đầu tại cầu Mỏ Gà giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối giao QL3 tại Ngã tư Tân Long, thành phố Thái Nguyên; tuyến đi qua địa bàn 3 huyện: Võ Nhai, Đồng Hỷ và Phú Lương.
Quốc lộ 37: Đoạn tuyến QL37 qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 57km, có điểm đầu tại cầu Ca, giáp Bắc Giang và điểm cuối tại Đèo Khế, tỉnh Tuyên Quang. Đoạn tuyến đi qua địa bàn: huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương và huyện Đại Từ.
Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên): Đường cao tốc có mặt đường rộng 34,5m và dài hơn 62 km có điểm đầu là Quốc lộ 1A mới thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối là tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên. Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 33km từ Đa Phúc đến nút giao Tân Lập.
Dự án đường vành đai 5 Hà Nội, một tuyến đường đang được nghiên cứu quy hoạch và dự kiến đi qua nhiều tỉnh thành phố lân cận thủ đô trong đó có tỉnh Thái nguyên, ngoài ra trong tương lai sẽ triển khai dự án đường hầm xuyên Tam Đảo giữa hai tỉnh Thái Nguyên- Vĩnh Phúc.
c. Hệ thống đường tỉnh
Hệ thống đường tỉnh do tỉnh Thái Nguyên quản lý gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 341,56 km:
- Đường tỉnh 261 (ĐT261): tuyến Đại Từ- Ba Hàng- Núi Căng dài 50km. - Đường tỉnh 261C (ĐT261C): tuyến Cầu Ca- Dương Thành dài 5km. - Đường tỉnh 262 (ĐT262): tuyến Dốc Lim- Sông Công dài 11,23km. - Đường tỉnh 263 (ĐT263): tuyến Thị trấn Đu- Phú Thịnh dài 24,5km. - Đường tỉnh 264 (ĐT264): tuyến Khuôn Ngàn- Quán Vuông dài 31km.
- Đường tỉnh 264b (ĐT264B): Tuyến Yên Thông- Đèo De dài 15,8km. - Đường tỉnh 265 (ĐT265): tuyến Đình Cả- Bình Long dài 23,3km. - Đường tỉnh 266 (ĐT266): tuyến Sông Công- Điềm Thụy- Hà Châu dài 13,2km.
- Đường tỉnh 267 (ĐT267): tuyến Ngã ba Dốc Lim- phía Nam Hồ Núi Cốc dài 16,33km.
- Đường tỉnh 268 (ĐT268): tuyến Ngã ba Ba Mốt- Đèo So dài 34,9km. - Đường tỉnh 269 (ĐT269): tuyến Chùa Hang- Tam Kha dài 27,3km. - Đường tỉnh 269B (ĐT269B): tuyến Úc Sơn- Tân Thành- Hợp Tiến dài 15km
- Đường tỉnh 269C (ĐT269C): tuyến Cầu Mây- Đào Xá- Trại Cau dài 15km.
- Đường tỉnh 270 (ĐT270): tuyến Đán- Huy Ngạc dài 22km.
- Đường tỉnh 271 (ĐT271): tuyến La Hiên- Nghinh Tường- Sảng Mộc dài 37km
d. Hệ thống đường huyện
Tính đến tháng 12/2013 toàn tỉnh Thái Nguyên có 841,84 km đường huyện, cụ thể mạng lưới đường huyện phân bố trên địa bàn từng huyện như sau:
- Thị xã Sông Công: gồm 10 tuyến với tổng chiều dài 38,9km. - Huyện Võ Nhai: gồm 7 tuyến dài 61,93 km.
- Huyện Đồng Hỷ: gồm 4 tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 7,662km và 11 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 93,17km.
- Huyện Định Hóa: gồm 2 tuyến đường nội thị với tổng chiều dài 2,45km và 13 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 138,3km.
- Huyện Phú Lương: gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 110km. - Huyện Phú Bình: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 122km. - Huyện Phổ Yên: gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 92,8km. - Huyện Đại Từ: gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 122,53km
3.2.3.2. Hệ thống bến xe
Toàn tỉnh hiện có 5 bến xe: 1 bến nằm trung tâm thành phố Thái Nguyên và 4 bến xe thuộc địa bàn các huyện, hầu hết các bến xe chưa có cơ sở y tế, nơi vệ sinh tại bến xe thì rõ ràng chưa sạch. Nguyên nhân có thể cho rằng nhu cầu đang tập trung vào các vấn đề bức xúc hơn, và mức độ yêu cầu của hành khách cũng chưa đòi hỏi nhiều về chất lượng các dịch vụ gia tăng bằng nhu cầu là phải hoàn thành được chuyến đi của mình kịp thời với chi phí phù hợp.
a. Bến xe thành phố Thái Nguyên:
Nằm trên địa bàn phường Quang Trung, rộng 8.903 m2 , đạt tiêu chuẩn tương đương bến loại 2, với lưu lượng bình quân 427 xe xuất bến/ngày, khả năng hoạt động có thể phục vụ 1,6 triệu hành khách/năm. Bến do Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên quản lý. Những năm qua, nhu cầu phương tiện vào bến tăng nhanh, với lưu lượng xe như hiện nay đã vượt hơn 2 lần công suất thiết kế.
b. Bến xe các huyện, thị.
Bến xe Đại Từ: Có diện tích 2.340 m2 , địa điểm tại thị trấn Hùng Sơn- huyện Đại Từ, đạt tiêu chuẩn bến xe loại IV, có phòng chờ, phòng bán vé, phòng làm việc và các công trình phụ trợ, bến được xây dựng năm 1999, cải tạo xây tường bao năm 2008, nền sân bãi cấp phối. Lưu lượng bình quân 30 xe xuất bến/ngày. Bến do Ban quản lý chợ, bến xe khách huyện Đại Từ quản lý khai thác.
Bến xe thị trấn Đình Cả: Được xây dựng tại khu vực trung tâm thị trấn Đình Cả, diện tích 1.475 m2 ,đạt tiêu chuẩn bên xe loại V, có phòng chờ, phòng bán vé, phòng làm việc và các công trình phụ trợ, tuy nhiên đến nay khai thác hoạt động một số hạng mục của bến xe đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân; lưu lượng xe xuất bến bình quân theo đăng ký là 20 chuyến xe xuất bến/ngày. Bến do Doanh nghiệp tư nhân Xưởng Anh quản lý.
Bến xe huyện Phú Bình: Diện tích gần 200 m2 , tại vị trí trung tâm huyện, sân đất, không có hàng rào bảo vệ, có một nhà bán vé cấp 4, lưu lượng bình quân 10 xe xuất bến/ngày, bến chưa đạt tiêu chuẩn bến xe dưới loại VI, bến do Phòng công thương huyện Phú Bình quản lý.
Bến xe huyện Phổ Yên: Có diện tích 860 m2 , nằm trên vị trí tại thị trấn Ba Hàng thuộc huyện Phổ Yên, có sân cấp phối, có 1 nhà cấp 4 diện tích 50m2 dùng làm nhà điều hành, bán vé. Bến đạt tiêu chuẩn bến xe loại VI, do UBND huyện quản lý, khai thác.
Bảng 3.2. Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
TT Tên bến xe Tổng diện tích (m2) Địa chỉ Loại bến (đã công bố) Thời điểm bắt đầu đƣa vào khai thác I Các bến xe khách đầu nối vào đƣờng Quốc lộ
1 Bến xe khách huyện Phổ Yên 860 Km42+650 QL.3 (bên trái), địa phận thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên. 6 1984 2 Bến xe khách huyện Phú Bình 200 Km101+900 QL.37 (bên phải), địa phận thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình. 1980 3 Bến xe khách huyện Đại Từ 234 Km153+00 QL.3 (bên trái), địa phận thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ.
4 1988 4 Bến xe khách Đình Cả 1475 Km107+700 QL.1B (bên trái), địa phận thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai. 5 2001
II Các bến xe khách đấu nối vào đƣờng địa phƣơng
5 Bến xe khách Thái Nguyên
8903 Đường Lương Ngọc
Quyến, TP Thái Nguyên.
2 1968
3.2.3.3 Hệ thống các điểm dừng đỗ, trạm nghỉ
Hiện nay toàn mạng lưới có 54 điểm dừng đỗ đón trả khách. Đến đầu tháng 12-2013, Sở GTVT đã hành thành việc cắm 54 biển báo điểm đón, trả khách trên địa bàn. Trong đó, tuyến Quốc lộ 3 có 26 điểm, Quốc lộ 37 có 18 điểm, Quốc lộ 1B có 10 điểm (chi tiết phụ lục 3). Tuy nhiên, Tất cả các điểm đừng đỗ đều không có nhà chờ. Tại các điểm dừng đỗ không cải tạo vỉa hè, không thiết kế dải tiếp cận trạm dừng cho xe khách, thiếu các trang thiết bị chỉ dẫn an toàn cũng như tính hợp lý trong công tác vận hành.
Khả năng tăng số lượng điểm dừng có mái che trên mạng lưới nhiều khó khăn do sự phản đối của các gia đình và tổ chức đang sở hữu và sử dụng các công trình mặt tiền đường phố. Các hệ thống điểm dừng không được trang bị bản đồ tuyến xe và miêu tả tuyến xe. Các điểm dừng xe cự ly khá xa nhau trong khu vực nội thành gây khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ xe của người dân.
Một trong những cái thiếu trầm trọng nhất hiện nay là điều kiện tiếp cận của người tàn tật đối với phương tiện này tại các điểm dừng đỗ xe. Hiện nay, không một điểm dừng đỗ nào được thiết kế, tổ chức để những đối tượng này dễ dàng tiếp cận với xe khách.