Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 52 - 58)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3.Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên

3.1.3.1. Khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của công ty

Công ty cổ phần vận tải (CPVT) Thái nguyên tiền thân là công ty hợp danh vận tải Thái Nguyên thành lập 1960.

Nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hóa, hành khách trên địa bàn. Qua thời gian cải tạo công ty hơp danh năm 1966 ủy ban hành chính Bắc Thái có QĐ số 1260 /TC-DC ngày 28/10/1966 thành lập công ty vận tải Bắc Thái trực thuộc công ty CPVT Bắc Thái nhiệm vụ của công ty là vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch ngoài ra phục vụ nhu cầu vận chuyển khác của xã hội và phục vụ chiến đấu. Năm 1982 để kiện toàn 1 số bộ máy tổ chức cấp tỉnh. Công ty CPVT Bắc thái được đổi thành xí nghiệp vận tải ô tô Bắc Thái, tại QĐ số 13/UB-QB ngày 02/02/1982 của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Thái.

- Nhiệm vụ của xí nghiệp là vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng ô tô theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Thái. Ngoài ra còn phục vụ 1 số nhu cầu vận chuyển khác của xã hội trên địa bàn tỉnh.

- 11/1982 Xí nghiệp được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đường sông tại QĐ Số 876/KH ngày 13/11/1982 của sở GTVT Bắc Thái.

- Năm 1990 để thuận lợi cho việc thực hiện nhiêm vụ SXKD. Xí nghiệp đổi tên là xí nghiệp vận tại thủy bộ Bắc Thái tại QĐ số 05/UB-QĐ

ngày 02/01/1990 của ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Qua từng thời kỳ nhiệm vụ của xí nghiệp không hề thay đổi.

- Năm 1992 do phù hợp với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế xí nghiệp được lập lại doanh nghiệp nhà nước tại QĐ số 606/UB-QĐ ngày 29/12/1992 được đổi tên thành công ty CPVT Bắc Thái nay là Công Ty Vận Tải Thái Nguyên.

- Tháng 12/1998 theo chủ trương chuyển đổi công ty cổ phần công ty Vận Tải Thái Nguyên đã thực hiện thành công việc cổ phần hóa.

Quyết định 3889/QĐ-UB ngày 26/12/1998 của UBND tỉnh Thái Nguyên chính thức chuyển công ty Vận Tải Thái Nguyên thành công ty CPVT Thái Nguyên hoạt động theo luật doanh nghiệp.

3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì bộ máy quản lý được xây dựng và có sự phân cấp rõ ràng trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

3.1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận * Tổ chức nhân sự

Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan cao nhất của công ty cổ phần giữa 2 kỳ đại hội. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty cổ phần vân tải Thái Nguyên quyết định vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp trừ vấn đề thuộc quyền của đại hội cổ đông.

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần Vận Tải Thái Nguyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 gồm 7 thành viên:

Quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty là giám đốc do HĐQT bổ nhiệm giúp việc cho giám đốc có 1 phó giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kỹ thuật Đào tạo Phòng kế toán tài chính Đội vận tải đường Bộ Đội tàu sông Xưởng Sửa Chữa Ban kiểm soát Ban giám đốc

HĐQT Đại hội Cổ đông

* Phòng ban trực thuộc công ty

+ Phòng tổ chức hành chính.

Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy SXKD lao động tiên lương, hành chính đời sống, xây dựng cơ bản và xây dựng phương án kinh doanh, cân đối lao động theo kế hoạch, điều tiết lao động theo tay nghề.

+ Phòng kỹ thuật-đào tạo.

Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong công tác kỹ thuật vật tư, xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật trong sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa, phương tiện, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, quyết toán sản phẩm trong sửa chữa lớn, đóng mới tổ chức cung ứng vật tư cho xưởng sửa chữa đội tàu sông, lập kế hoạch dự trữ vật tư chủ yếu tổ chức tuyển sinh đào tạo thi mô tô, xe máy.

+ Phòng kế toán - tài chính.

Tất cả hoạt động tài chính kế toán đều phải chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc và HĐQT.

Chức năng của phòng ban là tham mưu và giúp việc cho giám đốc về công tác quản lý tài chính. Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản của công ty đảm bảo về tài chính, vốn cho SXKD đảm bảo thực hiện chức năng giám sát, quản lý hoạt động SXKD chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính về nghiệp vụ và hoạt động SXKD của đơn vị mình. Cụ thể là thực hiện ghi chép phản ánh một cách đầy đủ kịp thời và hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt đông SXKD của công ty, tình hình sử dụng vốn của các đơn vị trong kỳ báo cáo. Cung cấp tất cả tài liệu cần thiết cho kiểm toán viên khi có yêu cầu.

* Đội sản xuất

+ Đội vận tải đường bộ

Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách bằng đường bộ theo phân cấp của công ty quản lý trực tiếp trang thiết bị phương tiện và lao động theo

quy chế khai thác luồng tuyến vận chuyên hành khách, khai thác luồng hàng, tổ chức vận chuyển và nghiệm thu sản phẩm, theo dõi đầu xe, nắm chắc tình trạng phương tiện, tổ chức công tác thống kê sản lượng, trực tiếp thu khoán cước từ lái xe và hàng ngày nộp đầy đủ về quỹ của công ty, tổ chức quản lý, giáo dục chính trị cho đội ngũ công nhân viên.

+ Đội tàu sông

Tổ chức triển khai thực hiện vận chuyển hàng hoá bằng đường sông theo phân cấp của công ty, quản lý toàn bộ trang thiết bị phương tiện lao động theo quy chế, khai thác luồng hàng, dự thảo hợp đồng vận chuyển, tổ chức nghiệm thu sản phẩm.

+ Xưởng sửa chữa cơ khí ô tô.

Tổ chức triển khai thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa bất thường

và sửa chữa lớn trên cơ sở chất lượng định mức vật tư nhân công của công ty, tổ chức thực hiên công tác bảo dưỡng định kỳ sửa chữa thường xuyên theo yêu cầu của đội xe, đề xuất biện pháp quản lý giải quyết ách tắc trong sản xuất ngoài ra được uỷ quyền ký hợp đồng sửa chữa bảo dưỡng với tất cả khách hàng ngoài.

3.1.3.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 - 2014

Công ty cổ phần cổ phần vận tải Thái Nguyên chủ yếu là kinh doanh vận tải hành khách nên chất lượng phục vụ được đưa lên hàng đầu. Vì vậy dù trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường công ty vẫn đạt được những kết quả cao, doanh thu các năm tăng hơn so với năm trước.

Trong vài năm trở lại đây nền kinh tế phát triển có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động vận tải trong vùng hoạt động của Công ty chính vì vậy mà hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn cụ thể có kết quả như bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Doanh thu 39.206.912 47.735.137 50.471.529

2. Khoản giảm trừ _ _ _

3. Doanh thu thuần 39.206.912 47.735.137 50.471.529

4. Giá vốn 36.899.132 45.333.745 47.435.466

5. Lãi gộp 2.307.159 2.401.392 3.036.062

6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 710.045 949.199 39.073

7. Chi phí hoạt động tài chính 81.633 75.946 238.699

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.920.584 1.922.391 1.956.827

9. Chi phí bán hàng 610.180 565.591 278.201

10. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 404.806 786.662 601.404

11. Thu nhập khác 1.051.550 741.418 1.265.657

12. Chi phí khác 579.000 534.347 1.010.546

13. Lợi nhuận khác 454.549 198.071 255.129

14. Lãi, lỗ 859.355 984.733 856.535

(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Vận tải Thái Nguyên trong các năm 2012, 2013, 2014 cho thấy năm 2014 có rất nhiều biến động so với 2 năm trước. Cụ thể là:

Năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 50.471.529.284 đồng tăng hơn năm 2013 là 5,73% mức tăng tương ứng là 2.736.391.978 đồng, so với năm 2012 tăng 28,73%. Cùng với đó là lợi nhuận gộp tăng nhưng hoạt động tài chính kém hiệu quả do đó đã làm cho lãi của năm 2014 giảm so với năm 2013.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 52 - 58)