Tồn tại trong chính sách quản lý của công ty về vận tải hành

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 80)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.3.Tồn tại trong chính sách quản lý của công ty về vận tải hành

a. Chưa quản lý được yếu tố con người

Hiện tượng người điều khiển trực tiếp xe trên đường trong một số trường hợp không phải là lái xe đã đăng ký với Công ty. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra mất an toàn giao thông, an ninh trật tự tại các bến xe và trên đường vận chuyển, vì họ không chịu sự quản lý của cơ quan nào và họ không phải kỷ luật khi hành động vi phạm của họ làm giảm uy tín của Công ty trên thị trường vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô.

Người lái xe, khi hoạt động trên đường là thay mặt công ty phục vụ hành khách đi xe, đảm bảo phục vụ chu đáo, nhiệt tình, đưa khách đi đến nơi, về đến chốn một cách an toàn và thoải mái. Nhưng hiện nay, một số xe khách trong công ty chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Lái xe có hành vi chèn ép giá khách đi xe ngay tại các bến xe và trên đường vận chuyển. Đôi khi có tình trạng xe nhận khách đi nhiều tuyến cố định khác, trên hành trình khi gặp xe khách chính tuyến thì lái xe ép khách chuyển sang xe đó, “bán khách” trong mọi trường hợp khi không có sự đồng ý của khách.

Quá trình đào tạo lái xe ngoài kỹ thuật thì cũng bao gồm cả về luật pháp và đạo đức, nhưng sau khi hành nghề, hành nghề thì chưa có chế tài nào kiểm soát và xử lý các vi phạm liên quan tới tư cách, đạo đức lái, phụ xe. Nhiều lái, phụ xe chưa có ý thức được trách hiệm trong việc đảm bảo an toàn cũng như chất lượng các dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh, thái độ phục vụ nhiều khi rất thiếu văn hóa, tình trạng lái, phụ xe nghiện hút ngày càng gia

tăng gây lo ngại cho hành khách cũng như tiềm ẩn nhiều hơn các nguy cơ mất an toàn, an ninh.

Công tác tuyển dụng lái xe, nhân viên phụ xe chưa thực sự được quan tâm dẫn đến còn hiện tượng lái xe, nhân viên phụ xe phẩm chất đạo đức và trình độ tay nghề còn kém, thái độ phục vụ hành khách kém văn minh.

b. Phương thức quản lý còn chưa phù hợp

Công ty chưa thực hiện quản lý tập trung, đa số các xe chạy trên tuyến vận tải thường thực hiện cơ chế khoán doanh thu, chưa sát sao trong công tác tổ chức vận tải trên đường, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng phục vụ hành khách, giao quyền vận chuyển toàn bộ cho lái phụ xe từ khi xe xuất bến đến khi xe về đến công ty.

c. Quy định về bảo dưỡng sửa chữa còn chưa sát sao

Trong quá trình quản lý xe hoạt động, công tác kiểm tra chất lượng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện chưa được thực hiện đúng quy trình, công tác kiểm tra, bảo dưỡng sữa chữa giao quyền cho lái xe do đó, chưa thực sự đảm bảo được xe đủ điều kiện phục vụ trên tuyến đường dài liên tỉnh. Điều này đã có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là cần xác định phương thức quản lý lái xe và xe khi chạy trên đường sao cho hợp lý và phù hợp hơn, khắc phục được các tồn tại ở trên.

d. Chưa thực sự chú ý đến đối tượng hành khách

Xét cả 2 khía cạnh là quyền lợi khách hàng và trách nhiệm, sự thuận tiện của khách hàng này có thể là sự bất tiện cho hành khách khác, ý thức của người dân còn hạn chế trong nhìn nhận và sử dụng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh. Thực tế hiện nay, đa số các xe liên tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc các quy định vận chuyển, nổi bật nhất là vẫn còn hiện tượng:

- Không đảm bảo bảo lịch trình chạy xe đã đăng ký. - Dừng đón khách, trả khách tùy tiện trên đường.

- Hàng hoá vẫn còn xếp cùng hành khách trong xe.

- Các xe thường đón thêm khách lên xe quá số ghế quy định, nhiều khi gấp 2,3 lần sức chứa theo quy định.

- Giá vé vận chuyển lấy tuỳ tiện, đặc biệt là đối với hành khách lên xuống dọc đường thường bị lấy khá cao.

- Hiện tượng sang khách vẫn còn diễn ra khá phổ biến, kể cả sang khách cho xe buýt nội thành (xe không đăng ký vào bến).

Tất cả những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến chất lượng vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại Công ty.

Chƣơng 4

VẬN TẢI HÀNH KHÁCH LIÊN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Định hƣớng và mục tiêu nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh tại Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên

4.1.1.Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2015-2020

a. Kế hoạch về mở rộng thị trường từ năm 2015-2020

Năm 2014, tuyến Thái Nguyên - Cao Bằng (chạy đêm) được đưa vào hoạt động và mang lại hiệu quả lớn, cùng với việc tăng số chuyến chất lượng cao Thái Nguyên, Thái Nguyên - Hải Phòng, làm cho sản lượng vận tải của công ty tăng mạnh. Tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng, thu nhập tăng đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện.

Trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường vận tải công ty không ngừng nâng cao chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ. Duy trì đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở những tuyến cũ. Đặc biệt là các tuyến xe chất lượng cao. Bên cạnh đó tiếp tục mở rộng thị trường bằng cách mở rộng thêm các tuyến mới chiếm thị phần lớn hơn trong ngành vận tải ôtô.

b. Kế hoạch ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2015-2020

- Kinh doanh vận tải:

+ Chạy hợp đồng đối với các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

+ Vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe chất lượng cao trên các tuyến đang chạy và mở thêm một số tuyến mới.

- Đối với xưởng: Ngoài việc sửa chữa những xe của công ty, xưởng còn mở rộng quy mô sửa chữa thêm các xe ở ngoài khi khách hàng có nhu cầu. Ngoài ra, xưởng còn cung cấp cho khách hàng những linh kiện phụ tùng ô tô khi khách hàng muốn mua.

- Đào tạo và cấp bằng môtô hạng A1. - Mở đại lý kinh doanh xăng dầu.

c. Các chỉ tiêu cụ thể

- Tổng doanh thu của công ty đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/năm. - Lợi nhuận trước thuế tăng 12%

- Thu nhập lao động bình quân 9% - Năng suất lao động tăng 10%

* Vận tải hành khách:

- Tốc độ tăng doanh thu bình quân 12%/năm. Nâng cao chất lượng phục vụ mở rộng kinh doanh vận tải ra các tuyến mới, tăng lượt xe chạy trên các tuyến cũ như tuyến Thái Nguyên - Hà Nội, Thái Nguyên - Hải Phòng, Thái Nguyên - Bắc Kạn …

- Về phương tiện: Hiện nay, các phương tiện được sản xuất từ năm 2007 chiếm đa số còn lại rải rác ở các năm khác. Đa phần xe của công ty còn mới chất lượng xe tốt. Trong năm tới công ty đầu tư thêm một số xe chất lượng tốt để chạy các tuyến mới và tăng xe chạy các tuyến cũ đã có uy tín. Đáp ứng nhu cầu mở rộng từng bước nâng cao năng lực vận tải của công ty, dự kiến đến năm 2020 số xe sẽ là 90 xe, số xe thuê ngoài hoặc liên kết tuỳ thuộc vào tình hình biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phương thức quản lý: Công ty thực hiện phương thức khoán doanh thu và cơ chế quản lý khoán doanh thu đang dần được cải thiện theo cơ chế của công ty.

* Đối với xưởng BDSC:

- Tốc độ tăng doanh thu tăng 10%/năm.

- Nâng cao khả năng sửa chữa bảo dưỡng đối với thợ, mở rộng xưởng. Ngoài việc chữa xe của mình, công ty còn đáp ứng nhu cầu sửa chữa xe của khách hàng.

- Đầu tư thêm các trang thiết bị sửa chữa hiện đại, từng bước cơ giới hoá thiết bị sửa chữa qua các năm.

- Đầu tư thêm các linh kiện, phụ tùng ô tô chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sửa chữa thay thế cho khách hàng.

* Đối với kinh doanh dịch vụ:

- Doanh thu hàng năm tăng 5%/năm.

- Xây dựng và cải tạo hệ thống bãi đỗ xe cho thuê.

- Tăng cường mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo lái xe mô tô, ô tô các hạng.

4.1.2. Mục tiêu

4.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên, Công ty đang chuẩn bị tốt các điều kiện tiền đề cần thiết để tiến hành đẩy mạnh hơn nữa việc cổ phần hóa. Đây là chủ trương chung của UBND tỉnh Thái Nguyên đưa ra cho Công ty trong mấy năm gần đây. Đây là giải pháp nhằm giải quyết tốt nhất nguồn huy động vốn của công ty, ngoài ra đây cũng là động lực thúc đẩy công ty phát triển.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát chung, Công ty tính toán cân đối vào từng kế hoạch cụ thể nhằm đặt ra mức tăng trưởng cần thiết của các bộ phận trong công ty nhằm đạt được mục tiêu tổng quát chung. Tại từng bộ phận cụ thể hóa mức độ phấn đấu của đơn vị mình thành những chỉ tiêu cụ thể như phần trăm hoàn thành kế hoạch, tốc độ tăng trưởng…

4.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể hay mục tiêu của công tác nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh là nhằm:

Khắc phục được những bất cấp còn tồn tại trong công tác quản lý vận tải cũng như việc thực hiện cam kết chất lượng dịch vụ vận tải đối với hành khách sử dụng sản phẩm vận tải của công ty.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách. Từ đó công ty dễ dàng đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh, dễ dàng thực hiện phương hướng kinh doanh đã đề ra, nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh tại Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên

4.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ xe khách

4.2.1.1. Hệ thống bến xe

Hiện nay số lượng bến xe đạt chuẩn rất ít, phần lớn có quy mô nhỏ, hình thành trên cơ sở tận dụng diện tích hạn chế, không gian hẹp, sức chứa phương tiện nhỏ.... Bởi vậy cần quy hoạch đất sử dụng cho hệ thống bến xe.

, xe có thể vào bến để nghỉ ngơi và bảo dưỡng thay vì ch

.

Nâng cao chất lượng hạ tầng bến bãi, cảnh quan môi trường, điều kiện y tế, vệ sinh, vấn đề đảm bảo an ninh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và các dịch vụ gia tăng khác là khâu còn yếu tại hầu hết các bến xe khách.

4.2.1.2. Hệ thống điểm dừng đón trả khách

Hiện nay toàn bộ số điểm dừng đỗ đón trả khách không có nhà chờ. Tại các điểm dừng đỗ không cải tạo vỉa hè, không thiết kế dải tiếp cận trạm dừng cho xe khách, thiếu các trang thiết bị chỉ dẫn an toàn cũng như tính hợp lý trong công tác vận hành. Nên giải pháp đưa ra là cần lắp đặt hệ thống nhà cho trên các điểm dừng xe khách. Các điểm dừng đỗ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Vị trí phải đồng bộ, nên xén vỉa hè để xe vào điểm dừng đón trả khách không gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông khác tránh tình trạng do xe khách tạt vào điểm dừng đón trả khách đột ngột gây tai nạn giao thông hoặc ách tắc giao thông,

- Đảm bảo an toàn cho hành khách khi lên xuống phương tiện.

- Xây dựng các điểm dừng đỗ trên đường mà những điểm dừng đỗ phải không hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện và ảnh hưởng tới phương tiện khi hoạt động.

- Đảm bảo khả năng thông qua của tuyến đường.

- Thuận lợi cho việc chuyển tải trên các hành trình và các hình thức vận tải khác.

- Việc bố trí khoảng cách các điểm dừng đỗ đón trả khách cần phải điều chỉnh lại. Với quy định hiện nay là khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ tối thiểu là 5km, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của hành khách. Nên điều chỉnh khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành, nội thị từ 3-5km, ngoại thành từ 5-10km tùy từng vị trí cụ thể.

- Thông tin: tại các điểm dừng có cần bảng thông tin: tên các tuyến đi qua, lộ trình của các tuyến; cần ghi rõ để giúp hành khách định vị được nên đi theo hướng nào tránh trường hợp nhầm lẫn chiều đi; bảng thông tin phải đảm bảo thiết kế đúng tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ.

Tại một số điểm dừng có thể bố trí nhà chờ để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho hành khách; nhà chờ có diện tích chứa tối thiểu 8 người, thường xây dựng ở khu vực có lượng hành khách lên xuống nhiều. Ở nhà chờ có bản đồ mạng lưới tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, khoảng rộng có thể quảng cáo, có ghế ngồi nhằm nâng cao tính tiện nghi, các thông tin giúp hành khách thuận tiện khi tiếp cận dịch vụ. Việc bố trí nhà chờ cần bố trí sao cho sự tiếp cận các điểm dừng xe khách là dễ dang nhất, không làm giảm tầm nhìn của hành khách khi xe khách đi tới, không làm cản trở người đi bộ cũng như người băng qua đường.

Hình 4.1. Một số nhà chờ tham khảo của các nước khác

4.2.2.

4.2.2.1. Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đoàn phương tiện:

Bên cạnh việc áp dụng tiêu chuẩn ngành 22-TCN256-99 do Bộ giao thông vận tải ban hành các yêu cầu kỹ thuật của ô tô khách liên tỉnh, để đảm bảo tính tiên tiến về chất lượng đoàn phương tiện xe khách vận chuyển tuyến liên tỉnh, đề án đề xuất bổ sung và cụ thể một số yêu cầu về thiết kế cũng như tiêu chuẩn môi trường của phương tiện.

* Về nhiên liệu sử dụng

Trên thế giới nhiên liệu chạy xe ngoài diesel còn có các loại nhiên liệu khác như xăng, khí hóa lỏng, gas nén tự nhiên hoặc điện. Tuy nhiên, Diesel là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong giao thông tại Việt Nam. Việc lựa chọn xe chạy bằng nhiên liệu khí thiên nhiên (CNG, LPG) hoặc chạy điện cho tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh chưa khả thi do thiếu/không thuận lợi về hệ thống hậu cần cung cấp nhiên liệu.

Kiến nghị về nhiêu liệu sử dụng : Diesel

* Về sức chứa

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chú yếu của phƣơng tiện

STT Xe khách 29 Xe khách 34 Xe khách 34 Kích thước (mm) 7100 x 2035 x 2750 9050 x 2290 x 3140 10720 x 2500 x 3300 Chiều cao sàn (mm) 450 610 650 Số chỗ ngồi (ghế) 29 34 34

Nhiên liệu Diesel tiêu chuẩn

EURO 4

Diesel tiêu chuẩn EURO 4/ LPG/

CNG

Diesel tiêu chuẩn EURO 4/ LPG/ CNG

Tuyến xe khách Xe khách Xe khách Xe khách

Tùy thuộc vào cự ly hoạt động của tuyến mà có thể lựa chọn phương tiện có sức chứa phù hợp.

* Về tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện

Trong “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định 1327/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tại Điều 1 phần III mục 8 “Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ” xác định phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường tương đường EURO 4 vào năm 2020.

Vì vậy, đề án xác định tiêu chuẩn môi trường của đoàn phương tiện đầu tư mới trong các giai đoạn như sau:

- Đoàn xe khách thay thế trong giai đoạn 2015-2020 đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu mức EURO III

- Đoàn xe khách đầu tư trong giai đoạn 2020-2026 đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 80)