Xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 67)

- Quyền ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thuế.

3.1.2Xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện

5. Ra quyết định bồi thƣờng

3.1.2Xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện

Một số nội dung của Luật Quản lý thuế chƣa xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện, vì vậy phần nào hạn chế tính khả thi, đồng thời chƣa khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của chủ thể có nghĩa vụ. Ví dụ, tại Điều 53, Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trƣờng hợp xuất cảnh “Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt

nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế”. Nếu không xác

định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan và cơ quan công an thì chắc chắn điều luật này không có tính khả thi. Bởi lẽ, cơ quan hải quan không thể biết đối tƣợng nào nợ thuế đang chuẩn bị xuất cảnh để thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và ngƣợc lại. Hoặc, Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của các bên có liên quan cho cơ quan hải quan. Do việc cung cấp chỉ đƣợc thực hiện khi có yêu cầu, cho nên, nhiều thông tin quan trọng nhƣng các chủ thể có liên quan không biết đầu mối để cung cấp hay yêu cầu cung cấp. Chẳng hạn nhƣ thông tin về tài khoản, cơ quan hải quan không thể biết doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản và ở những ngân hàng nào. Cho nên, cần có quy định trách nhiệm của ngân hàng phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế khi doanh nghiệp mở tài khoản.

Ngoài ra, quy định về chế độ thanh toán qua ngân hàng chƣa chặt chẽ cũng gây khó khăn cho cơ quan hải quan khi thực hiện thu thuế qua tài khoản, áp dụng biện pháp cƣỡng chế thuế vì tài khoản của ngƣời nộp thuế không có số dƣ.

Vụ việc của Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ giao nhận vận chuyển P.E.C năm 2007 là ví dụ về sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền với cơ quan hải quan, dẫn đến doanh nghiệp có thể tiếp tục vi phạm, nguyên tắc quản lý thuế không đƣợc thực thi[28]. Vi phạm các quy định về quản lý hải quan đối với hàng gia công, Công ty đã bị Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ra hai quyết định áp dụng biện pháp cƣỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan: Quyết định áp dụng biện pháp cƣỡng chế thu hồi mã số thuế và đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; Quyết định áp dụng biện pháp cƣỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau gần một năm gửi nhiều thông báo hoặc trực tiếp đến làm việc, Cục Thuế và Sở Kế hoạch - Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh vẫn chƣa thực hiện, với lý do vƣớng về thủ tục, trình tự thu hồi, và đang chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 66 - 67)