và phối hợp với cơ quan hải quan để thực hiện pháp luật về thuế.
Mặc dù pháp luật quản lý thuế quy định đây là quyền của cơ quan hải quan, nhƣng cơ quan hải quan rất khó tiếp cận và khai thác thông tin từ nguồn này. Ví dụ: ngân hàng thƣơng mại yêu cầu cơ quan hải quan phải có quyết định khởi tố vụ án thì mới cung cấp thông tin về việc mở thƣ tín dụng và thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam, trong khi cơ quan hải quan chỉ muốn kiểm soát sự tuân thủ của doanh nghiệp trong việc khai thuế. Cục trƣởng Cục Điều tra - Tổng cục Hải quan đã từng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam vì không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Có chủ thể lại đặt ra thêm các điều kiện phối hợp, kéo dài thời gian làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin. Chẳng hạn, Ngân hàng Quốc tế yêu cầu ngƣời ký quyết định cƣỡng chế thuế phải là Cục trƣởng Cục Hải quan, trong khi Phó cục trƣởng giải quyết vụ việc đã có giấy ủy quyền của Cục trƣởng...
- Quyền kiểm tra, thanh tra thuế.
Kiểm tra, thanh tra thuế là để kiểm soát sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế. Trong đó, kiểm tra thuế là công việc nghiệp vụ mang tính thƣờng xuyên, đƣợc thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan dựa trên hồ sơ khai thuế của ngƣời nộp thuế, hoặc đƣợc thực hiện tại trụ sở của ngƣời nộp thuế khi ngƣời nộp thuế không giải trình đƣợc các số liệu trong hồ sơ khai thuế. Thanh tra thuế đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng đƣợc thanh tra định kỳ mỗi năm một lần; để giải quyết khiếu nại, tố cáo hay theo yêu cầu của cơ
Cơ quan hải quan đã thực hiện nghiệp vụ kiểm tra thuế gắn liền công tác kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra tính thuế của doanh nghiệp, phúc tập hồ sơ, kiểm tra sau thông quan hay kiểm soát hải quan. Lực lƣợng thanh tra của cơ quan hải quan trƣớc đây chủ yếu thực hiện hoạt động thanh tra công vụ. Thanh tra thuế, với tính chất là một nghiệp vụ chuyên biệt của công tác hải quan theo Luật Quản lý thuế hiện nay vẫn chƣa rõ sẽ đƣợc thực hiện bởi bộ phận chức năng nào của cơ quan hải quan: Kiểm tra sau thông quan hay Thanh tra. Bởi lẽ, kiểm tra và thanh tra có căn cứ, trình tự, thủ tục khác nhau, nhƣng với tính chất thanh tra là cấp độ cao hơn của kiểm tra, và là một phần nghiệp vụ hải quan, thì đó là công việc lực lƣợng kiểm tra sau thông quan. Pháp luật quản lý thuế quy định đoàn thanh tra thuế phải có tối thiểu một thành viên là thanh tra thuế, có nghĩa nghiệp vụ này do thanh tra đảm nhiệm.