tượng kiểm tra, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu.
Quy định này thể hiện tính dân chủ hơn trong quan hệ thu - nộp thuế giữa ngƣời nộp thuế và cơ quan hải quan liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu - quan hệ vốn dĩ mang bản chất của quan hệ hành chính. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra cơ chế để hạn chế sự tùy tiện và đảm bảo tính chịu trách nhiệm trong quá trình kiểm tra, thanh tra của công chức hải quan. Chẳng hạn, kết luận thanh tra định kỳ sẽ là bằng chứng để ngƣời nộp thuế là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, khiếu nại quyết định thanh tra định kỳ tiếp theo của cơ quan hải quan, nếu khoảng cách giữa hai lần thanh tra dƣới một năm.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế.
Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan nếu không đúng quy định của pháp luật, đồng thời gây thiệt hại về mặt vật chất cho ngƣời nộp thuế, thì cơ quan hải quan có trách nhiệm bồi thƣờng cho ngƣời nộp thuế.
Cơ quan hải quan thực hiện bồi thƣờng có trách nhiệm yêu cầu công chức hải quan có hành vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời nộp thuế hoàn trả khoản tiền mà cơ quan hải quan đã bồi thƣờng cho ngƣời nộp thuế. Mặc dù mức độ hoàn trả đƣợc xem xét dựa trên yếu tố lỗi, khả năng kinh tế của công chức hải quan đó, nhƣng trên thực tế, chƣa có một vụ việc nào công chức hải quan hoàn trả khoản tiền mà cơ quan hải quan đã bồi thƣờng cho ngƣời nộp thuế. Bởi lẽ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổng số tiền thuế thƣờng có giá trị rất lớn, với mức thu nhập nhƣ hiện tại, việc yêu cầu công chức hải quan hoàn trả lại tiền bồi thƣờng là không khả thi. Thêm nữa, đây cũng đƣợc xem là rào cản để công chức hải quan đƣa ra các quyết định trong những trƣờng hợp nhạy cảm, dẫn đến các khả năng đùn đẩy trách nhiệm cho ngƣời khác, chuyển vụ việc thuộc thẩm quyền lên cấp trên, đặc biệt là tâm lý xuôi theo lập luận của ngƣời nộp thuế để tránh
khiếu nại, kiện tụng. Hệ quả là công việc có thể bị bê trễ, thậm chí thiệt hại thực tế có thể là thất thu thuế, gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Trách nhiệm giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan hải quan thực hiện giám định để xác định số thuế liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu khi cơ quan điều tra, cơ quan tƣ pháp yêu cầu đối với hàng buôn lậu. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, hàng hóa thực tế và thời điểm tính thuế, cơ quan hải quan sẽ xác định cụ thể các loại thuế có liên quan mà ngƣời nộp thuế phải thực hiện.
Trên thực tế, giám định thuế thƣờng gặp khó khăn vì căn cứ tính thuế không đầy đủ, rõ ràng. Ví dụ, với hàng buôn lậu, không thể có chứng từ xác định trị giá, công chức hải quan phải áp dụng giá của mặt hàng giống hệt hay tƣơng tự. Nếu khác nhau về thời điểm đƣợc đƣa vào Việt Nam, việc lấy cùng một giá để tính thuế có thể dẫn đến kết quả giám định thiếu chính xác.
2.1.2.2 Quyền hạn của cơ quan hải quan
Thực hiện chức năng quản lý thu các loại thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan có những quyền hạn cơ bản nhƣ sau: