Xây dựng trung tâm thông tin quốc gia có liên quan đến quản lý thuế

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 86 - 88)

- Quy định quyền và nghĩa vụ của các đối tƣợng quản lý thuế;

3.6Xây dựng trung tâm thông tin quốc gia có liên quan đến quản lý thuế

thể tối đa hóa lợi ích.

Vì vậy, cần đẩy mạnh tiến độ thực hiện chƣơng trình “Thƣơng nhân ƣu tiên đặc biệt về thủ tục hải quan”, tiệm cận với chƣơng trình “Chủ thể kinh tế đƣợc công nhận” của Tổ chức Hải quan thế giới, để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong bối cảnh hội nhập sâu nền kinh tế thế giới. Cũng có nghĩa, cơ quan hải quan sẽ có điều kiện tập trung kiểm soát nhiều hơn vào ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế có độ rủi ro cao.

3.6 Xây dựng trung tâm thông tin quốc gia có liên quan đến quản lý thuế thuế

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động Nhật Bản - NACCS (Nippon

Automated Cargo Clearance System) [32] là trung tâm xử lý dữ liệu tự động phục vụ khai báo hải quan, thông quan hàng hóa, thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, kiểm soát các hoạt động khác liên quan đến quản lý hải quan. Ở đó, tất cả các chủ thể phải cập nhật dữ liệu điện tử theo chức năng, chịu trách nhiệm về tính xác thực của dữ liệu, đồng thời đƣợc phân quyền khai thác thông tin để thực hiện quyền cũng nhƣ nghĩa vụ. Chẳng hạn, cơ quan vận chuyển, cảng vụ, ngƣời khai hải quan phải cập nhật dữ liệu về mô tả hàng hóa, trị giá theo hóa đơn thƣơng mại, số lƣợng, trọng lƣợng...; lịch trình, thời gian lên tàu, dự định thời điểm đến cảng; tuyến đƣờng vận chuyển; ngƣời gửi hàng, ngƣời nhận hàng... Hệ thống của cơ quan hải quan phải truyền tới NACCS các thông tin nhƣ bộ tiêu chí quản lý rủi ro (gồm tiêu chí tĩnh và tiêu chí động); lịch sử chấp hành pháp luật của ngƣời khai hải quan. Cơ quan quản lý chuyên ngành cập nhật thông tin về giấy phép, chứng nhận chất lƣợng, hợp chuẩn... NACCS sẽ tự động xử lý và cho ra kết quả đối với lô hàng cụ thể. Vấn đề là các chủ thể có liên quan khi đƣợc truy nhập hệ thống sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết mà không phải liên

giản, minh bạch, không mất thời gian yêu cầu và giải trình, hạn chế tiêu cực phát sinh. Đặc biệt, cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác có thể sử dụng NACCS để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát trƣớc, trong và sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

Ở Hoa Kỳ, pháp luật liên bang quy định và thiết lập Trung tâm thông tin Hải quan và Nhập cƣ trực thuộc Bộ An ninh nội địa. Dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa và cá nhân xuất nhập cảnh ra, vào lãnh thổ Hoa Kỳ đƣợc cập nhật liên tục, chi tiết và lƣu trữ vô thời hạn. Thông tin đƣợc phân tích, đánh giá và trở thành thông tin tình báo. Cơ quan bảo vệ pháp luật nhƣ Hải quan, Cảnh sát, cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc ngoài... đƣợc truy nhập, kết xuất thông tin phục vụ công tác chuyên môn và hợp tác quốc tế [29]. Ví dụ, trong vòng 5 phút, cán bộ phụ trách điều tra hải quan và nhập cƣ của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh có thể lấy số liệu từ Trung tâm thông tin Hải quan và Nhập cƣ về đối tác của doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp này đã nhập khẩu vào Hoa Kỳ mặt hàng gì, số lƣợng bao nhiêu, bao nhiêu lần, thời gian và cảng bốc dỡ, có giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam hay không, tổng số thuế đã nộp... Các thông tin này rất quan trọng trong việc phối hợp với Hải quan Việt Nam xác minh, điều tra hành vi chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa từ nƣớc bị áp thuế chống bán phá giá qua Việt nam vào Hoa Kỳ, góp phần bảo vệ lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và thực hiện cam kết quốc tế. Thêm nữa, qua đó có thể xác định doanh nghiệp Việt Nam có khai khống hàng hóa xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nƣớc hay không.

Cho nên, trong ngắn hạn, cần nghiên cứu xây dựng trung tâm thông tin quốc gia liên quan đến quản lý thuế, thống nhất tất cả các chƣơng trình quản lý doanh nghiệp riêng lẻ mà cơ quan quản lý nhà nƣớc đang áp dụng. Các chủ thể có trách nhiệm phải cập nhập dữ liệu theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công, chia sẻ, truy xuất thông tin tập trung để phục vụ hoạt động quản lý thuế. Đồng thời, tạo lập tiền đề cho việc kết nối mạng lƣới hải quan liên quốc gia theo chuẩn dữ liệu của Tổ chức Hải quan thế giới.

Khi tham gia “chƣơng trình một cửa toàn cầu”, hàng hóa xuất khẩu đƣợc khai báo ở một nƣớc có thể đƣợc chấp nhận đồng thời là khai báo nhập khẩu ở một hoặc tất cả các nƣớc khác trong hệ thống, giúp tăng nhanh tốc độ và tính an toàn của thƣơng mại quốc tế.

Một trong những chức năng quan trọng của hệ thống kết nối mạng lƣới

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 86 - 88)