Hạn chế và xây dựng lộ trình bãi bỏ quy định về ân hạn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 75 - 76)

- Quyền thanh tra thuế (sửa đổi).

3.3.1Hạn chế và xây dựng lộ trình bãi bỏ quy định về ân hạn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Luật Quản lý thuế năm 2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã quy định điều kiện ân hạn thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trình tự thanh toán và biện pháp cƣỡng chế thi hành nếu ngƣời nộp thuế vi phạm nghĩa vụ. Do đó, tỷ lệ nợ thuế do ngành Hải quan quản lý thu đã phần nào giảm xuống. Rõ ràng, ân hạn thuế là một ƣu đãi lớn cho ngƣời nộp thuế. Tuy nhiên, do đƣợc hƣởng thời gian ân hạn, bên cạnh các doanh nghiệp tích cực nộp thuế đúng hạn, không ít doanh nghiệp lợi dụng chính sách này để trây ỳ, nợ đọng thuế. Thậm chí, có doanh nghiệp sau khi hàng hóa đƣợc thông quan đã bỏ trốn, mất tích… cùng với số thuế nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ đã giảm dần qua các năm (năm 2006 tỷ lệ nợ phải thu so với tổng số thu là 5,19%; năm 2007 là 3,61%; năm 2008 là 2,88%), nhƣng tính số tuyệt đối thì nợ đọng năm 2008 tăng 867 tỷ đồng so với tháng 12 năm 2007. Đáng chú ý là nợ của các doanh nghiệp thua lỗ, giải thể, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh lên tới 857 tỷ đồng, nợ thuế trây ỳ là 1.037 tỷ đồng [18].

Để hạn chế số thuế nợ đọng, cơ quan hải quan đã phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm đôn đốc, thu hồi và cƣỡng chế thuế. Một số doanh nghiệp cố tình không thực hiện nghĩa vụ thuế. Một số doanh nghiệp do khả năng tài chính hạn chế, chấp nhận bị phạt chậm nộp thuế và bị áp dụng biện pháp cƣỡng chế vì lãi suất ngân hàng cao hơn mức phạt chậm nộp thuế.

Ân hạn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện chỉ đƣợc áp dụng ở một vài nƣớc đang phát triển. Các quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, Vƣơng quốc Anh, Niu Di Lân, Nhật Bản, hay nhƣ Ma Rốc, Pê Ru… ngƣời nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trƣớc khi giải phóng hàng, với nguyên tắc nộp thuế là nghĩa vụ phải thực hiện ngay vào ngân sách và tạo ra sự bình đẳng trong thƣơng mại.

Vì những lý do nêu trên, cần xem lại hiệu quả của chính sách ân hạn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trƣớc tiên, có thể chuyển dần một số loại hình xuất nhập khẩu, một số hàng hóa xuất nhập khẩu, một số doanh nghiệp phải nộp

thuế trƣớc khi giải phóng hàng. Ngay cả với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan muốn đƣợc ân hạn thuế cũng cần phải có bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Sau đó, theo lộ trình, bãi bỏ quy định ân hạn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, để vừa đảm bảo thu ngân sách, vừa phù hợp với các cam kết quốc tế về tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 75 - 76)