Xác định thẩm quyền 2a Thuộc thẩm

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 58 - 62)

- Quyền ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thuế.

2.Xác định thẩm quyền 2a Thuộc thẩm

2a. Thuộc thẩm quyền Nhận quyết định, thông báo Cung cấp bằng chứng, tài liệu 5. Gửi quyết định, thông báo 2b. Không thuộc thẩm quyền 3a.Xác minh, xử lý 3b. Chuyển đơn, hƣớng dẫn 4. Ra quyết định, kết luận

Hành vi hành chính là việc hành động hay không hành động khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của cơ quan hải quan, công chức hải quan, ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn khiếu nại không thuộc các trƣờng hợp không đƣợc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận đƣợc đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan hải quan theo đúng cấp phải thụ lý để giải quyết.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn, nhƣng không quá 45 ngày. Ở địa bàn kiểm soát hải quan thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn này đƣợc tăng thêm tƣơng ứng là 15 ngày. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, vụ việc phức tạp có thể kéo dài đến 60 ngày. Ở địa bàn kiểm soát hải quan thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn này là 60 ngày và vụ việc phức tạp là 70 ngày.

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn có thể dài hơn, nhƣng không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý.

Có thể nói, thực hiện phƣơng pháp quản lý thuế mới, cơ quan hải quan phải đối diện nhiều hơn với khiếu nại của ngƣời nộp thuế. Thông qua công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế, tham vấn giá, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại... rất nhiều trƣờng hợp cơ quan hải quan phải xác định lại căn cứ, phƣơng pháp tính thuế cũng nhƣ số thuế phải nộp của ngƣời nộp thuế. Ngƣời nộp thuế không dễ chấp nhận, từ đó phát sinh khiếu nại, khiếu nại nhiều lần. Bên cạnh những doanh nghiệp có đủ cơ sở để chứng minh tính đúng đắn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, không ít doanh nghiệp sử dụng quyền khiếu nại nhƣ một sức ép đối với công chức hải quan trong quá trình thông quan, thậm chí tố cáo sai sự thật.

Khiếu nại, tố cáo về thuế và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế thực chất là tranh chấp về thuế và giải quyết tranh chấp về thuế. Do đƣợc phát sinh từ quan hệ pháp luật thuế - vốn dĩ mang bản chất là quan hệ pháp luật hành chính, nên tranh chấp này là tranh chấp hành chính.

2.2.6 Thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế

Ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan hải quan xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của từng loại thuế hoặc của tất cả các loại thuế; hoặc đề nghị cơ quan hải quan xác nhận số tiền thuế, tiền phạt còn phải nộp đến thời điểm đề nghị xác nhận.

Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế, ngƣời nộp thuế phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan hải quan, trong đó nêu rõ nội dung: tên ngƣời nộp thuế, mã số thuế; nội dung yêu cầu xác nhận; tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận. Nhận đƣợc văn bản đề nghị và đầy đủ hồ sơ yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế.

Nếu cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế trƣớc khi xác nhận, cơ quan hải quan gửi thông báo cho ngƣời nộp thuế biết lý do chƣa xác nhận. Trƣờng hợp không xác nhận, cơ quan hải quan phải có văn bản thông báo cụ thể lý do không xác nhận.

2.2.7 Thủ tục bồi thƣờng thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra cho ngƣời nộp thuế theo quy định của pháp luật[11] quan gây ra cho ngƣời nộp thuế theo quy định của pháp luật[11]

Cơ quan hải quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức hải quan phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức hải quan gây ra trong khi thi hành công vụ.

Khi ngƣời nộp thuế gửi hồ sơ yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại, cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, đồng thời kiểm tra, thông báo ngay cho ngƣời nộp thuế hồ sơ đủ điều kiện hay không đủ điều kiện xem xét giải quyết bồi thƣờng.

Nếu hồ sơ yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đã có kết luận cụ thể về hành vi vi phạm của công chức hải quan và mức độ thiệt hại tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thủ trƣởng cơ quan hải quan hoặc thủ trƣởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trƣờng hợp ngƣời gây thiệt hại là thủ

đồng ý thì ra quyết định bồi thƣờng thiệt hại; nếu không đồng ý, có quyền từ chối giải quyết và kháng án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trình tự giải quyết hồ sơ yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại mà tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án chƣa xác định cụ thể về mức độ thiệt hại:

- Cơ quan hải quan tiếp nhận đơn, lập hồ sơ xử lý bồi thƣờng thiệt hại và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn phải thông báo bằng văn bản cho ngƣời bị thiệt hại biết về dự kiến thời gian, địa điểm thƣơng lƣợng hoặc giải quyết yêu cầu bồi thƣờng.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn, thủ trƣởng cơ quan hải quan hoặc thủ trƣởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trƣờng hợp ngƣời gây thiệt hại là thủ trƣởng cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng) phải thành lập Hội đồng giải quyết bồi thƣờng thiệt hại.

- Trong thời hạn 10 ngày (đối với vụ việc phức tạp là 15 ngày) kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng giải quyết bồi thƣờng thiệt hại có trách nhiệm gửi văn bản kiến nghị tới ngƣời có thẩm quyền quyết định bồi thƣờng thiệt hại về mức và phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc văn bản kiến nghị của Hội đồng giải quyết bồi thƣờng thiệt hại, thủ trƣởng cơ quan hải quan hoặc thủ trƣởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trƣờng hợp ngƣời gây thiệt hại là thủ trƣởng cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng) căn cứ vào mức và phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại đƣợc kiến nghị để tổ chức thƣơng lƣợng với ngƣời bị thiệt hại và ra quyết định bồi thƣờng thiệt hại;

Quyết định bồi thƣờng thiệt hại phải căn cứ vào kết quả thƣơng lƣợng, trƣờng hợp thƣơng lƣợng không thành thì căn cứ vào kiến nghị của Hội đồng giải quyết bồi thƣờng thiệt hại để xem xét, quyết định. Quyết định bồi thƣờng thiệt hại phải nêu rõ số tiền, phƣơng thức, thời hạn bồi thƣờng thiệt hại (không quá 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định bồi thƣờng thiệt hại); gửi cho cơ quan hải quan có trách nhiệm bồi thƣờng, ngƣời đƣợc bồi thƣờng thiệt hại và công chức hải quan có nghĩa vụ hoàn trả.

Trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại không đồng ý với Quyết định bồi thƣờng của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên hoặc yêu cầu Toà án giải quyết.

SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT QUY TRÌNH THỦ TỤC BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI

Trên đây là các thủ tục quản lý thuế cơ bản và những phản ánh thực trạng thi hành trong lĩnh vực hải quan. Đối với từng nội dung quản lý thuế, pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế lại có thể quy định thủ tục cụ thể, chuyên biệt. Chẳng hạn, cùng là thủ tục miễn thuế, nhƣng với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, tài sản di chuyển, hành lý trong định lƣợng của hành khách xuất nhập cảnh, hàng hóa đƣợc viện trợ nhân đạo… lại có quy trình, thủ tục thực hiện riêng. Việc Bộ Tài chính công bố 239 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/08/2009 cho thấy tính đa dạng và phức tạp của hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan. Trong quá trình thực thi, không chỉ cơ quan hải quan, mà ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế và các chủ thể

Cơ quan hải quan

1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kiểm tra hồ sơ Ngƣời nộp thuế

Gửi hồ sơ yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 58 - 62)