Tiếp tục rà soát, hoàn thiện bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 88 - 95)

- Quy định quyền và nghĩa vụ của các đối tƣợng quản lý thuế;

3.7Tiếp tục rà soát, hoàn thiện bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan

chức năng cho phép tìm kiếm, so sánh các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, từ đó tạo ra tài liệu điện tử phù hợp với tiêu chuẩn đƣợc quốc tế công nhận. Những phần “lệch” giữa chuẩn quốc tế và chuẩn quốc gia cũng sẽ đƣợc ghi nhận, đánh dấu và xử lý thích hợp thông qua hệ thống này.

Trƣớc mắt, cần xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về ngƣời nộp thuế làm cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế, với các yêu cầu:

- Thông tin về ngƣời nộp thuế phải đầy đủ, kịp thời, đƣợc cập nhật liên tục, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý thuế. Đó là các thông tin về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kế toán, tài khoản, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình chấp hành pháp luật thuế, các thông tin khác có liên quan đến ngƣời nộp thuế. Bởi vậy, thông tin về ngƣời nộp thuế phải đƣợc thu thập từ nhiều nguồn, bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Thông tin về ngƣời nộp thuế phải chính xác, trung thực. Thông tin có độ tin cậy cao sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá, phân loại đối tƣợng quản lý và áp dụng phƣơng pháp quản lý phù hợp.

- Thông tin về ngƣời nộp thuế phải đƣợc phân loại theo những cấp độ khác nhau để phân quyền khai thác. Bao gồm: thông tin có thể công khai, có thể cung cấp và thông tin bí mật của ngƣời nộp thuế.

3.7 Tiếp tục rà soát, hoàn thiện bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan hải quan

Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/08/2009 của Bộ Tài chính đã công bố bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Triển khai giai đoạn 2 Đề án

30 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, ngành Hải quan dự kiến cắt giảm tối thiểu 30% thủ tục (từ 239 thủ tục xuống còn 168 thủ tục).

Cần có thủ tục hành chính để triển khai công việc quản lý hành chính nhà nƣớc. Thủ tục hành chính nhiều phản ánh giao dịch giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và đối tƣợng quản lý nhiều. Cho nên, số lƣợng thủ tục hành chính phụ thuộc vào số lƣợng giao dịch và cách thức xây dựng. Thủ tục hành chính có thể quy định chi tiết quy trình thực hiện một công việc cụ thể, nhƣng cũng có thể đƣợc thiết kế trong nó các thủ tục nhỏ khác. Vấn đề là thủ tục hành chính có công bằng, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hay không.

Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, trong đó có các thủ tục hành chính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Loại bỏ thủ tục, hồ sơ, giấy tờ không cần thiết, tránh quy định chung chung nhƣ “các giấy tờ khác có liên quan”, “hồ sơ hợp lệ”... Bổ sung thủ tục còn thiếu, pháp lý hóa các thủ tục hành chính cần thiết, hợp lý nhƣng chƣa hợp pháp. Đồng thời, nghiên cứu giảm tối đa các bƣớc thực hiện cụ thể trong từng thủ tục. Đó mới là tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về việc đơn giản hóa tối thiểu 30% thủ tục hành chính, mà hình nhƣ khi triển khai, các bộ, ngành và địa phƣơng lại hiểu là cắt giảm 30% số lƣợng thủ tục hành chính hiện tại.

Kết luận Chƣơng 3

Trên đây là một số đề xuất để tiếp tục hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan. Có những giải pháp có thể áp dụng ngay trong thực tiễn nhƣ đẩy mạnh thông quan điện tử, phát triển nhanh đại lý hải quan, xác định rõ cơ chế phối hợp... Có những giải pháp cần tiến hành thử nghiệm, sau đó tổng kết hiệu quả và triển khai mở rộng theo lộ trình nhƣ ủy nhiệm một số phần nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan cho công ty trung gian, xây dựng trung tâm thông tin quốc gia về quản lý thuế...

Căn cứ vào những vấn đề phát sinh từ quá trình thực thi, kinh nghiệm của hải quan các nƣớc trên thế giới và khuyến nghị từ Tổ chức Hải quan thế giới, cần tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật quản lý thuế trong tổng thể hệ thống pháp luật, xây dựng văn hóa thuế và nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia quản lý thuế.

KẾT LUẬN

Luật Quản lý thuế năm 2006 đƣợc ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế và cơ quan quản lý thuế thu - nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nƣớc.

Việc xây dựng và thực thi pháp luật quản lý thuế dựa trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật, tiếp cận với những kinh nghiệm của các nƣớc phát triển và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Sau hơn 2 năm thực hiện trong lĩnh vực hải quan, Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động quản lý thuế liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan cũng nhƣ của các tổ chức, cá nhân khác đƣợc xác định rõ ràng. Thủ tục hành chính thuế ngày càng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, quy định của pháp luật quản lý thuế và thực trạng áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn tồn tại những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, xây dựng cơ chế vận hành cho phù hợp.

Để góp phần làm rõ những nhận định nêu trên, nội dung của luận văn

“Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan” đã tập

trung phân tích, đánh giá các vấn đề sau:

1. Khái niệm thuế, quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế, mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; Kết cấu của pháp luật quản lý thuế gắn với việc thực thi trong lĩnh vực hải quan và các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

2. Thực trạng pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, bao gồm:

2.1 Thực trạng về quyền và nghĩa vụ của các đối tƣợng áp dụng pháp luật quản lý thuế.

Quyền và nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc quy định tƣơng ứng với trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan. Qua đó, tạo hành lang pháp lý cho việc đổi mới phƣơng pháp quản lý thuế, ngƣời nộp thuế chủ động thực hiện nghĩa vụ, cơ quan hải quan chủ yếu thực hiện công tác tuyền truyền, phổ biến hƣớng dẫn pháp luật, kiểm tra, thanh tra, quản lý sự tuân thủ.

Pháp luật cũng quy định trách nhiệm tham gia quản lý thuế của các chủ thể nhƣ cơ quan quyền lực, cơ quan hành pháp địa phƣơng, cơ quan tƣ pháp, mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, cơ quan truyền thông, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Một số quyền, nghĩa vụ của các đối tƣợng áp dụng pháp luật quản lý thuế còn chƣa phù hợp thực tiễn, chƣa có cơ chế bảo đảm thực hiện, dẫn đến tính khả thi thấp, thậm chí còn làm phát sinh rủi ro pháp lý.

2.2 Bên cạnh những thủ tục hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan đƣợc xây dựng rõ ràng, minh bạch, đầy đủ hơn, một số thủ tục còn phức tạp, chứa đựng các thủ tục nhỏ khác hay ngƣợc lại, thiếu những quy định cơ bản.

Về nguyên tắc, thủ tục hành chính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc thiết kế bao gồm sự tham gia của cơ quan hải quan, công chức hải quan và ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế. Trong từng thủ tục phải xác định rõ loại hồ sơ, giấy tờ, các bƣớc thực hiện, thời hạn cụ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên, một số phần việc nghiệp vụ của cơ quan hải quan mới chỉ đƣợc ban hành quy trình thực hiện nội bộ, chƣa phản ánh sự tham gia của ngƣời nộp thuế, chẳng hạn nhƣ quy trình xử lý vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan.

Thủ tục hành chính phải công bằng, tức là vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho ngƣời nộp thuế, nhƣng cũng không gây cản trở cho việc thực thi công vụ của cơ quan hải quan. Trên thực tế, nếu vi phạm thời hạn theo quy định của pháp luật quản lý thuế, ngƣời nộp thuế sẽ chịu hậu quả bất lợi hơn cơ quan hải quan. Hay cơ quan hải quan chỉ đƣợc dừng làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp nợ thuế quá hạn khi đã áp dụng nhiều biện pháp cƣỡng chế khác mà khả năng và

3. Từ kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 và chƣơng 2, chƣơng 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để tiếp tục hoàn thiện pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý: Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tạo lập hành lang pháp lý hoàn chỉnh, an toàn cho công tác quản lý thuế. Quyền, nghĩa vụ của các đối tƣợng áp dụng và thủ tục hành chính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phải đƣợc xây dựng phù hợp với thực tiễn quản lý thuế, đồng bộ với quy định của các ngành luật khác, nhất là Hiến pháp và tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Nhóm giải pháp xuất phát từ yêu cầu thực tiễn: Xác định rõ cơ chế áp dụng quy định của pháp luật quản lý thuế trong lĩnh vực hải quan. Đẩy mạnh thủ tục hải quan điện tử, bao gồm thủ tục thuế điện tử để đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện, tiết giảm chi phí. Khi giải quyết thủ tục hành chính thuế, nếu có nhiều sự lựa chọn cùng phù hợp với quy định của pháp luật, cần áp dụng nguyên tắc có lợi cho ngƣời nộp thuế. Phát triển nhanh đại lý hải quan và thử nghiệm ủy quyền một số phần việc quản lý thuế cho các tổ chức, cá nhân để giảm bớt áp lực công việc cho cơ quan hải quan và thực hiện xã hội hóa công tác quản lý thuế. Vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả theo nghĩa xác định đƣợc rủi ro để quản lý. Bởi lẽ, đây không chỉ là phƣơng pháp quản lý, mà còn là phƣơng pháp làm việc của cơ quan hải quan và ngƣời nộp thuế. Cho nên, cần nhanh chóng xây dựng trung tâm thông tin quốc gia liên quan đến quản lý thuế. Các chủ thể theo chức năng, nhiệm vụ phải cập nhật và chia sẻ dữ liệu một cách thống nhất. Qua đó, có thể tránh đƣợc sự chồng chéo, thừa thiếu thông tin và phiền hà, sách nhiễu nhƣ hiện nay.

Mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan từ nay đến giữa năm 2010 phải đƣợc hiểu là sự rà soát, kiểm tra theo các tiêu chí về tính

hợp pháp, sự cần thiết và tính hợp lý[9] để loại bỏ những thủ tục, giấy tờ, bƣớc

thực hiện không cần thiết, đồng thời, bổ sung những thủ tục còn thiếu để công tác quản lý thuế thực sự có hiệu lực và hiệu quả. Cần tránh hiện tƣợng cắt giảm theo chỉ tiêu, lồng ghép thủ tục dẫn đến sự phức tạp, khó khăn khi áp dụng.

Tóm lại, nghiên cứu pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan một cách toàn diện, thấu đáo, cả dƣới giác độ lý luận cũng nhƣ thực tiễn sẽ góp phần làm rõ những nội dung nêu trên, chỉ ra những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tác nghiệp, sự mâu thuẫn, chồng chéo, chƣa phù hợp hoặc còn thiếu cần đƣợc nhanh chóng sửa đổi, bổ sung. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để pháp luật quản lý thuế thực sự là công cụ hữu hiệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan, tạo thuận lợi tối đa cho thƣơng mại, nhất là làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 88 - 95)