Biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 76 - 77)

- Quyền thanh tra thuế (sửa đổi).

3.3.2 Biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

vực hải quan

Các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm[7 Điều 43]:

“1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

3. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.

4. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

5. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

6. Cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

7. Cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

8. Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.

9. Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”

Các biện pháp cƣỡng chế này thực chất lại là các phƣơng pháp cƣỡng chế khác nhau. Việc phải thực hiện một cách tuần tự gây ra những khó khăn cho cơ quan hải quan về cơ hội thu đòi nợ thuế, nợ tiền phạt, mất thời gian, và phân bổ cán bộ thực thi trong khi biên chế ngày càng tỷ lệ nghịch với khối lƣợng công việc. Thêm nữa, khi áp dụng một số biện pháp cƣỡng chế, do thiếu lực lƣợng và

cơ chế bảo đảm thực hiện, công chức hải quan có thể gặp phải những rủi ro pháp lý.

Biện pháp cƣỡng chế mà cơ quan hải quan có thể chủ động thực hiện và có hiệu quả nhất trên thực tế là dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, nhƣng lại chỉ đƣợc áp dụng khi cơ quan hải quan không áp dụng đƣợc các biện pháp cƣỡng chế 1, 2 và 4 nêu trên, hoặc đã áp dụng nhƣng chƣa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.

Bị cƣỡng chế thuế có nghĩa là ngƣời nộp thuế đã vi phạm nghĩa vụ, việc cơ quan hải quan thực hiện cƣỡng chế là sử dụng biện pháp mạnh với vi phạm nghĩa vụ đó. Hơn nữa, cƣỡng chế thuế còn phải đóng vai trò ngăn chặn các hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế tiếp tục phát sinh. Vì vậy, pháp luật quản lý thuế nên quy định cơ quan hải quan có thể áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp, hoặc lựa chọn biện pháp cƣỡng chế tối ƣu nhất, nhằm thu đòi nợ thuế, tiền phạt của ngƣời nộp thuế. Chẳng hạn, cơ quan hải quan có thể áp dụng ngay biện pháp dừng làm thủ tục hải quan với hàng nhập khẩu của doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền phạt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)