- Quyền thanh tra thuế (sửa đổi).
3.3.4 Ủy nhiệm công tác kiểm tra sau thông quan cho doanh nghiệp trung gian
trung gian
Từ đầu năm 2006, Hải quan Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm phƣơng thức sử dụng công ty kiểm tra sau thông quan trung gian - IACA (Intermediate
Agency Customs Audits) để kiểm tra các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu [35].
Công ty IACA đƣợc chọn tham gia ở đây chủ yếu là các công ty kiểm toán trong nƣớc do cơ quan hải quan tìm hiểu, đánh giá và phê duyệt. Cơ quan hải quan tổ chức tập huấn cho công ty IACA; lập hồ sơ và xác định doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải kiểm tra sau thông quan. Công ty IACA đƣợc lựa chọn sẽ tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, sau đó nộp báo cáo tóm tắt kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan địa phƣơng. Cơ quan hải quan địa phƣơng làm việc tiếp với doanh nghiệp đã đƣợc kiểm tra sau thông quan để thực hiện một số bƣớc kiểm tra bổ sung, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp những vấn đề không tuân thủ, ấn định thuế, tiền phạt cũng nhƣ biện pháp điều chỉnh, khắc phục.
Phí thanh toán cho công ty IACA sẽ do cơ quan hải quan hoặc doanh nghiệp đƣợc kiểm tra sau thông quan chi trả hoặc cả hai cùng trả.
Năm 2008, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành văn bản số 181/2008, xác định 5 vùng hải quan là Thiên Tân, Thƣợng Hải, Thanh Đảo, Vũ Hán, Quảng Châu đƣợc chọn tham gia vào chƣơng trình thử nghiệm này. Công ty IACA có thể cung cấp ba loại hình dịch vụ kiểm tra sau thông quan:
- Loại hình 1: Tham gia toàn bộ hay một phần việc kiểm tra sau thông qua tại trụ sở doanh nghiệp. Cơ quan hải quan hỗ trợ công ty IACA trong quá trình kiểm tra và thanh toán các khoản phí chuyên môn. Công ty IACA có trách nhiệm lập báo cáo kiểm tra và gửi đến cơ quan hải quan.
- Loại hình 2: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan hải quan trong quá trình kiểm tra sau thông quan. Giống nhƣ loại hình 1, cơ quan hải quan cũng hỗ trợ công ty IACA trong quá trình kiểm tra và thanh toán các khoản phí chuyên môn. Điểm khác biệt duy nhất là công ty IACA không làm việc trực tiếp với doanh nghiệp đƣợc kiểm tra.
- Loại hình 3: Nếu đƣợc cơ quan hải quan đồng ý, công ty IACA có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp đang đƣợc kiểm tra sau thông quan để doanh nghiệp đó đáp ứng tốt yêu cầu của cơ quan hải quan về số liệu và thông tin. Theo loại hình này, doanh nghiệp đƣợc kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm thanh toán phí dịch vụ cho công ty IACA.
Với cả ba loại hình trên, nếu sau khi xem xét và đồng ý với báo cáo, kết luận kiểm tra sau thông quan do công ty IACA lập, cơ quan hải quan có thể kết thúc kiểm tra sau thông quan mà không cần tiến hành kiểm tra bổ sung.
Hải quan Việt Nam luôn chịu áp lực công việc khi cùng lúc phải hoàn thành các mục tiêu: duy trì số thu ngân sách đƣợc giao tăng mạnh hàng năm, tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và bảo đảm kiểm soát việc tuân thủ, trong khi biên chế có hạn. Cho nên, cần có hành lang pháp lý để cơ quan hải quan thử nghiệm ủy quyền cho doanh nghiệp độc lập tiến hành một số bƣớc của quy trình kiểm tra sau thông quan, trong một số trƣờng hợp nhất định. Sau đó, tổng kết, xem xét hiệu quả thực tế để nhân rộng mô hình này theo nguyên tắc tất cả các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.