Thủ tục xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế[10]

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 56 - 57)

- Quyền ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu thuế.

2.2.4Thủ tục xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế[10]

3. Giải quyết miễn thuế, giảm thuế hoặc thu thuế

2.2.4Thủ tục xử lý vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế[10]

thuế[10]

Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là hành vi vi phạm thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai báo sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế đƣợc hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.

Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bằng hình thức cảnh cáo, ngƣời có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, cơ quan hải quan không lập biên bản vi phạm hành chính và không ra quyết định xử phạt, mà ngƣời nộp thuế tự xác định số tiền phạt do chậm nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà ngƣời nộp thuế vẫn chƣa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan ra thông báo về số thuế nợ và số tiền phạt chậm nộp thuế tính đến thời điểm đó, đồng thời yêu cầu ngƣời nộp thuế, ngƣời bảo lãnh nộp thuế nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trƣờng hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Trong thời hạn 10

ngày kể từ ngày đƣợc giao quyết định xử phạt, ngƣời vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan hải quan.

Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trƣờng hợp cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ phục vụ việc ra quyết định xử phạt thì cấp có thẩm quyền xử phạt của cơ quan hải quan phải báo cáo thủ trƣởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn. Ví dụ, vụ việc xử phạt thuộc thẩm quyền của Đội Kiểm soát Hải quan thì Đội Kiểm soát Hải quan gửi văn bản xin gia hạn tới Cục Hải quan; vụ việc xử phạt thuộc thẩm quyền của Cục Hải quan thì Cục Hải quan gửi văn bản xin gia hạn tới Tổng cục Hải quan. Thời hạn gia hạn không đƣợc quá 30 ngày.

Nếu vụ việc có dấu hiệu phạm tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới [3 Điều 153 - 154], cơ quan hải quan phải xem xét khởi tố. Đối với trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khác, chẳng hạn nhƣ dấu hiệu của tội trốn thuế, cơ quan hải quan gửi hồ sơ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật quản lý thuế quy định thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế chỉ bao gồm trình tự các công việc do cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện. Trong quá trình thực thi, thủ tục này còn có sự tham gia của ngƣời nộp thuế ngay từ khi cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm hành chính đến lúc kết thúc quy trình xử lý. Đó là, đại diện ngƣời nộp thuế ký xác nhận vào biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; tham gia làm việc, cung cấp tài liệu, giải trình để xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ lỗi hoặc chứng minh không vi phạm; nhận và thực hiện quyết định xử phạt (nếu có)... Thông qua các hoạt động này, ngƣời nộp thuế không chỉ chấp hành nghĩa vụ, mà còn thực hiện quyền theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật quản lý thuế và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan Luận văn ThS. Luật (Trang 56 - 57)