trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
Nghĩa vụ này nhằm đảm bảo tiền thuế phải đƣợc nộp vào ngân sách nhà nƣớc bởi ngƣời nộp thuế, cho dù ngƣời đại diện của họ có hành vi vƣợt quá phạm vi đại diện, phạm vi ủy quyền hay không. Vụ buôn lậu điện thoại di động của Công ty Đông Nam Association là một ví dụ. Hà Kiều Anh - Giám đốc công ty đã ký khống rất nhiều tờ khai hải quan để Nguyễn Gia Thiều hợp thức hóa các lô hàng buôn lậu. Vụ việc đã bị xử lý hình sự, Công ty Đông Nam Association vẫn phải chịu trách nhiệm về số thuế bị truy thu.
Qua phân tích nêu trên, có thể thấy pháp luật quản lý thuế đã xác lập và xây dựng quyền của ngƣời nộp thuế theo xu hƣớng tăng. Cụ thể:
- Tăng cơ hội bảo vệ lợi ích cho ngƣời nộp thuế bằng cách tự mình thực hiện hoặc có sự trợ giúp, nhất là với quyết định của cơ quan hải quan mà ngƣời nộp thuế cho rằng quyền lợi của họ có thể bị xâm phạm.
- Đƣợc hƣởng dịch vụ thuế có chất lƣợng cao hơn do sự chủ động cung cấp của cơ quan nhà nƣớc nói chung và cơ quan hải quan nói riêng, ngƣời nộp thuế không chỉ tiết kiệm đƣợc chi phí, thời gian, mà còn có thể đƣợc giảm phiền hà, sách nhiễu...
Mặt khác, pháp luật quản lý thuế cũng đƣa ra một số yêu cầu mới đối với ngƣời nộp thuế:
- Phải nắm rõ quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế, có kiến thức về ngoại thƣơng, kế toán, hành chính... và mối quan hệ giữa các lĩnh vực này với nhau. Hiện tại, việc xử lý bộ hồ sơ hải quan còn mất nhiều thời gian, mà nguyên nhân chính là do một số doanh nghiệp vẫn chƣa nắm chắc chế độ chính sách và kỹ thuật thực hiện. Nhiều doanh nghiệp lại gặp khó khăn khi thay đổi phƣơng thức quản lý thuế, vì từ trƣớc đến nay họ thƣờng thụ động chấp hành quyết định của cơ quan hải quan.
- Với cơ chế tự chịu trách nhiệm, hình thức và mức độ xử lý cũng đƣợc thiết kế theo xu hƣớng tăng khi ngƣời nộp thuế có hành vi vi phạm.
2.1.2 Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan 2.1.2.1 Trách nhiệm của cơ quan hải quan 2.1.2.1 Trách nhiệm của cơ quan hải quan
Luật Quản lý thuế năm 2006 đã xây dựng quyền, nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế tƣơng ứng với trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nói chung và cơ quan hải quan nói riêng. Sự phân định trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan là trong mối quan hệ với ngƣời nộp thuế. Thực chất, cả trách nhiệm và quyền hạn đều thể hiện nghĩa vụ và phạm vi thẩm quyền của cơ quan hải quan trong công tác quản lý thuế.
Liên quan đến quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm nhƣ sau[1 Điều 8]: