Thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nhãn tím

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 48 - 51)

3.4.2.1 Diện tích canh tác

Bảng 3.4: Tổng diện tích trồng nhãn tím của các hộ được phỏng vấn Hộ

Chỉ tiêu

Tổng diện tích đất (ha) Diện tích trồng nhãn tím (ha)

Trần Văn Huy 0.4 0.05

Võ Trọng Nghĩa 0.4 0.2

Dương Thanh Điền 0.7 0.2

Tổng 1.1 0.45

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát 3 nông hộ năm 2014

Mặc dù có khoảng 10 năm trồng nhãn tím, nhưng theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất của 3 hộ được phỏng vấn là 1.5 ha, trong đó diện tích đất trồng nhãn tím chỉ có 0.45 ha. Cho thấy quy mô trồng nhãn tím thuộc dạng nhỏ với tỷ lệ nhãn tím trên tổng diện tích đất canh tác chưa đến 30%.

39

Bảng 3.5: Đánh giá của nông hộ về việc chọn trồng và mua bán nhãn tím

Các chỉ tiêu Trung bình Ý nghĩa

Dễ tiêu thụ 4,00 Ảnh hưởng

Lợi nhuận cao 3,67 Ảnh hưởng

Đầu vào/ra ổn định 3,67 Ảnh hưởng

Hợp thổ nhưỡng 4,33 Rất ảnh hưởng

Nhu cầu thị trường cao 4,67 Rất ảnh hưởng

Có tiềm năng xuất khẩu 3,67 Ảnh hưởng

Sản phẩm khác biệt độc đáo 4,67 Rất ảnh hưởng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát 3 nông hộ năm 2014

Khi được hỏi về lý do vì sao trồng nhãn tím mà không phải là các loại cây ăn trái khác. Hầu hết các đáp viên đều trả lời là do nhu cầu thị trường cao và sản phẩm khác biệt độc đáo mà lại rất hợp thổ nhưỡng để trồng loại nhãn này. Do đó việc trồng nhãn tím khá thuận lợi như đầu ra tương đối ổn định, lợi nhuận cao hơn các loại nhãn khác và dễ tiêu thụ. Với sự khác biệt trên các chủ hộ trồng nhãn tím tin rằng loại nhãn này rất có tiềm năng xuất khẩu ra các thị trường quen thuộc cũng như các thị trường khó tính.

3.4.2.2 Thu nhập, chi phí sản xuất và tình hình tiêu thụ nhãn tím của nông hộ

 Chi phí

Nhãn tím có 2 vụ/năm, có thể xử ký ra hoa như nhãn long, thường có vào dịp tết và tháng 5 âm lịch với năng suất cho trái khoảng 5kg/cây và 20kg cho một cây lớn khi để tự nhiên chưa có tác động nhiều bằng phân, thuốc. Đặc biệt, nhãn tím có khả năng kháng bệnh “chổi rồng” tốt, đây là loại bệnh thường gặp trên cây họ nhãn và khiến nhiều nông hộ trồng nhãn tốn một chi phí rất lớn, do đặc tính kháng bệnh tốt của cây nhãn tím nên chi phí cho một hécta đất không cao.

Theo kết quả điều tra, chi phí thuê nhân công lao động khi thu hoạch và chăm sóc chủ yếu hộ tận dụng lao động nhàn rỗi trong nhà, sử dụng 100% vốn tự có không vay mượn từ các nguồn khác và tự chiết nhánh sẵn có. Đối với chi phí vận chuyển để bán nhãn tím thấp vì hầu hết các hộ đều có thương lái đến thu mua tận nhà nên chi phí của 3 hộ trồng nhãn tím vào khoảng 5 triệu/ha bao gồm thuốc, phân bón, nhiên liệu và một số chi phí khác.

40  Thu nhập

Tuy quy mô trồng nhãn tím nhỏ, sản lượng chưa nhiều và chủ yếu bán hoặc tặng cho khách tham quan khi đến tận nông hộ tìm hiểu, phỏng vấn, cũng có biếu tặng cho người thân, người địa phương, còn với thương lái thì có bán nhưng với số lượng rất ít và họ chưa từng bán ra chợ, siêu thị hay tại điểm du lịch nào do đó nhìn chung nhãn tím cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông hộ trồng nhãn tím. Khi được phỏng vấn đáp viên cho rằng khi nhãn tím được xây dựng thương hiệu trên thị trường thì thu nhập mang lại từ việc trồng nhãn tím sẽ là nguồn thu mới phát triển của 2 hộ (66,7%) và 1 hộ nhận định đây là nguồn thu đóng góp 60 – 70% thu nhập cho gia đình trong tương lai.

 Tình hình tiêu thụ nhãn tím

Theo các nông hộ trồng nhãn tím thì hiện nay chưa có ai trồng nhãn tím lâu năm và có sản phẩm bán ra ngoài 3 hộ nói trên. Hiện họ đã có bán nhánh và trái nhãn tím cụ thể nhánh cây được bán cho khách tham quan, người thân, người địa phương và nhất là bán cho công ty, doanh nghiệp có nhu cầu, theo tác giả biết chú Huy (người đầu tiên phát hiện ra giống nhãn tím) có ký hợp đồng bán nhánh nhãn tím cho công ty Gia Nguyễn cũng thuộc địa bàn huyện Kế Sách và nhánh nhãn tím cũng được bán cho các đối tượng ở các tỉnh khác trong cả nước. Đối với trái nhãn, 3 hộ chủ yếu bán hoặc tặng cho khách tham quan khi đến tận nông hộ tìm hiểu, phỏng vấn, cũng có biếu tặng cho người thân, người địa phương, còn với thương lái thì có bán nhưng với số lượng rất ít và họ chưa từng bán ra chợ, siêu thị hay tại điểm du lịch nào. Giá bán tại thời điểm thu thập số liệu là 1 nhánh nhãn tím là 1 triệu đồng và 100 nghìn đồng/kg đối với trái nhãn tím, đặc biệt ưu đãi cho thương lái tới tận hộ tìm mua với giá 80 nghìn đồng/kg. Cả 3 nông hộ đều xác định rằng kênh phân phối nhãn tím hiện tại là từ người trồng tới người tiêu dùng chưa qua thương lái/tiểu thương cho nên sản phẩm chưa từng xuất hiện tại các chợ đầu mối lớn nhỏ và cả trong hệ thống siêu thị cả nước vì lí do đó mà muốn mua được sản phẩm này rất khó. Điều này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sản phẩm.

Sau khi phỏng vấn trực tiếp với 10 thương lái lân cận địa bàn nghiên cứu, thì có tới 70% đáp viên có nhu cầu mua nhãn tím để phân phối đến các vùng khác. Nhận thấy đây là sản phẩm tiềm năng có giá trị kinh tế cao nên các nông hộ luôn mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển nhãn tím, cụ thể họ muốn mở rộng quy mô trồng nhãn tím ở địa phương và có dự định đăng ký thương hiệu và đăng ký bảo

41

hộ nhãn tím Phong Nẫm, ngoài ra họ cũng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.

Xét thấy đây là khu vực trồng cây ăn trái lớn và giàu tiềm năng phát triển du lịch vì vậy để nâng cao giá trị thương hiệu và giới thiệu, tiêu thụ nhãn tím một cách có hiệu quả. Tác giả đề xuất ý kiến liệu có nên kết hợp phát triển sản phẩm nhãn tím với việc quảng bá du lịch địa phương, các hộ đều hoàn toàn đồng ý và hỗ trợ nhiệt tình cho dự án.

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)