Chọn lựa các nhóm chiến lược khả thi trong thực tế

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 86)

5.2.1.1 Chiến lược S-O

Chiến lược 1: Nhằm định vị trong tâm trí khách hàng và xâm chiếm thị trường bằng sự vượt trội về đặc tính sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ.

Chiến lược 2: Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chiến lược 3: Tận dụng thế mạnh sẵn có cùng với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo cho sản phẩm một thế mạnh vượt trội trên thị trường quốc tế theo hướng xuất khẩu qua các nước tiềm năng.

Chiến lược 4: Nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững.

5.2.1.2 Chiến lược S-T

Chiến lược 1: Nhằm phát triển giống có phẩm chất tốt hơn với số lượng lớn. Chiến lược 2: Định vị sản phẩm phù hợp nhằm tăng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường đầy biến động.

Chiến lược 3: Nhằm tối đa lợi nhuận. tế - xã hội địa phương. ĐIỂM YẾU (W) W1 W2 W3 W4 W5 Các chiến lược WO CL1: W1,3,4 + O5,2 Hợp tác và đăng kí các hình thức bảo hộ thương hiệu. CL2: W2,5 + O4

Đẩy mạnh hợp tác và liên kết xây dựng khu nguyên liệu ổn định chất lượng đầu vào.

Các chiến lược WT CL1: W1,4,3 + T2,4,5

Xây dựng thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu. CL2: W2,5 + T1,3

Nghiên cứu, cập nhật tiến bộ khoa học và tăng cường hợp tác, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

77

5.2.1.3 Chiến lược W-O

Chiến lược 1: Nhằm xây dựng nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.

Chiến lược 2: Nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định chất lượng đầu vào nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất.

5.2.1.4 Chiến lược W-T

Chiến lược 1: Nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Chiến lược 2: Tăng khả năng cạnh tranh nhờ vào sự liên kết của các nông hộ. 5.2.2 Cụ thể hóa các chiến lược khả thi thành các giải pháp hữu hiệu

5.2.2.1 Các giải pháp trực tiếp

Giải pháp 1: Triển khai xây dựng thương hiệu nhãn tím Phong Nẫm và hình thành bộ hệ thống nhận diện thương hiệu

Đầu tiên là phải hoàn thiện bộ hệ thống nhận diện của thương hiệu. Một hệ thống nhận diện tốt sẽ thể hiện thông điệp của doanh nghiệp, gia tăng niềm tin nơi khách hàng và nhân viên công ty, giảm chi phí marketing, tạo sự chuyên nghiệp để gia tăng giá trị của tổ chức và mở rộng quan hệ hợp tác và đặc biệt là giúp cho việc bán hàng, gia tăng doanh số. Thiết kế bộ hệ thống nhận diện bao gồm nhiều bộ phận: Tên thương hiệu, logo, slogan, nhãn hiệu, bảng hiệu và phương tiện vận chuyển. Cụ thể, tại nơi sản xuất nhãn tím Phong Nẫm cần có trang bị cho nông dân các dụng cụ hỗ trợ thu hoạch, chăm sóc, phương tiện vận chuyển,…; tại điểm bán: cần có bảng hiệu, phương tiện bán hàng, trang trí gian hàng, điểm bán, đồng phục cho nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị…; tại văn phòng làm việc: thiết kế bộ dụng cụ văn phòng theo thể thống nhất; các giấy tờ giao dịch, thẻ đeo nhân viên, danh thiếp, đồng phục nhân viên văn phòng; tại các tuyến đường chính của huyện thì nông hộ nên liên hệ với địa phương nhận sự hỗ trợ để đặt các biển quảng cáo ngoài trời với chi phí thấp, nhằm thu hút nhiều khách hàng mục tiêu trong chiến lược định vị hơn; để giảm bớt gánh nặng chi phí ban đầu trong công tác quảng bá thì các công cụ truyền thông, internet, mạng xã hội là hết sức cần thiết nên đầu tư xây dựng hợp lý; chủ động liên hệ với truyền thông và tạp chí địa phương để giới thiệu sản phẩm rộng rãi; hoàn thiện catalogue và brochure về sản phẩm để khách hàng hiểu rõ hơn về công ty. Đặc biệt, bao bì là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh sản phẩm. Do đó, cần tạo nên một thiết kế bao bì thật tiện dụng, hiệu quả mà lại đẹp mắt. Hơn hết là sản phẩm

78

của doanh nghiệp cần có dán nhãn, logo lên từng sản phẩm để khẳng định nguồn gốc của sản phẩm đối với người tiêu dùng và củng cố lòng tin của khách hàng khi thương hiệu này chưa phổ biến trên thị trường.

Kế đến là tiến hành đăng kí bảo hộ thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Tìm hiểu và nghiên cứu luật nhằm bảo hộ thương hiệu ở thị trường trong nước và cả thị trường nước ngoài. Cần hiểu luật và phải biết tự bảo vệ thương hiệu bản thân bằng cách duy trì và nâng cao chất lượng, phát triển kênh phân phối, tăng cường tiếp xúc với khách hàng….

Giải pháp 2: Tăng cường học hỏi để tự thay đổi tư duy và nâng cao kiến thức cho bản thân các nông hộ

Xây dựng thương hiệu chính là cách để người dân tạo lập, bảo tồn và phát triển được các giá trị nội tại, hay nói cách khác đơn giản hơn là giúp cho sản phẩm đặc sản địa phương có sức cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường. “Thay vì đưa cho họ con cá một cách đơn giản hay dạy họ cách câu cá thì cần dạy cho họ làm thế nào để bán con cá, để họ có tiền mua những thứ khác” Carlos Slim Helu chia sẽ. Do đó, người dân phải được nâng cao kiến thức về nông nghiệp nông thôn, về quy trình canh tác, chọn giống, sản xuất, bảo quản, tiếp thị sản phẩm, quản lý bán hàng.., học cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, tiến hành các công việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý để tránh bị xâm phạm… Đây cũng là cơ sở để bảo vệ và phát triển sản phẩm riêng, “đặc sản” của mình.

Giải pháp 3: Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Khó khăn mà nông dân đang gặp phải là tìm "đầu ra” cho sản phẩm. Hiện nay, nhiều sản phẩm đặc sản đã được đầu tư bài bản, từ việc chọn giống, canh tác, thu hoạch đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại nhưng vẫn khó tìm được đầu ra cho sản phẩm. Do đó, để giải quyết ổn thỏa bài toán đầu ra cho người dân, cần phải liên kết chặt chẽ giữa người dân (sản xuất) với doanh nghiệp thương mại/thương lái, chính quyền địa phương và các tổ chức. Có như vậy, việc triển khai tiêu thụ đặc sản địa phương mới ổn định, giúp người nông dân an tâm sản xuất. Như vậy, mục tiêu trong giai đoạn này là nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường nội địa, tạo được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là siêu thị vì hiện nay người tiêu dùng đang dần chuyển

79

sang thói quen mua sắm tại các siêu thị vì họ cho rằng siêu thị sẽ bán các mặt hàng an toàn, đảm bảo sức khỏe và có nhãn mác nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

5.2.2.2 Các giải pháp hỗ trợ gián tiếp của cơ quan quản lý nhà nước

Giải pháp 1: Xây dựng vùng nguyên liệu

Do phải chuyển dịch từ nông sản sang hàng hóa nông sản, các nhà sản xuất và nông dân cần chủ động tạo dựng mối liên kết trong sản xuất, hình thành các tổ chức liên kết, tổ chức tập thể những người sản xuất. Thông qua các tổ chức liên kết này, việc triển khai công tác chọn giống, áp dụng quy trình nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đồng nhất, hiệu quả và đảm bảo sản phẩm được đồng đều và chất lượng. Đồng thời, thông qua các tổ chức tập thể này thì việc nâng cao hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương mới trở nên có ý nghĩa và hiệu quả, giúp người dân chủ động và tích cực tham gia vào công tác xây dựng thương hiệu.

Giải pháp 2: Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tiến hành sản xuất theo hướng công nghiệp tập trung.

Các đặc sản địa phương tại Việt Nam chỉ được trồng và sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, nguồn giống cây trồng, vật nuôi thiếu sự kiểm soát và định hướng, quy trình sản xuất còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm, tập quán; công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn thủ công thô sơ; ứng dụng khoa học trong sản xuất và chế biến nông sản chưa nhiều dẫn đến chất lượng thiếu đồng nhất, thiếu ổn định. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của sản phẩm, dẫn đến thương hiệu đặc sản của địa phương khó bền vững. Do đó cần Hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, quy trình quản lý sản phẩm nhằm tạo sự ổn định và nâng cao giá trị sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ mới để quản lý, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Tổ chức các buổi hội thảo, cử cán bộ khuyến nông, các kỹ sư, các nhà khoa học đến tận địa phương để phổ biến và hướng dẫn bà con nông dân áp dụng mô hình trồng nhãn tím theo tiêu chuẩn Global GAP. Qua những buổi hội thảo, những diễn đàn nông nghiệp như thế, bà con nông dân sẽ được nâng cao nhận thức cũng như vai trò của quy trình trồng nhãn sạch, đạt tiêu chuẩn, nhận thức

80

được nguồn lợi lâu dài mà quy trình này mang lại, từ đó có bước tiến bộ hơn để sản xuất với quy mô lớn.

Giải pháp 3: Tăng cường công tác marketing

Công tác truyền thông quảng bá sản phẩm còn chưa được đầu tư nhiều. Do đó, chính quyền địa phương cùng các đoàn thể cần trợ giúp người dân tổ chức các sự kiện về nông nghiệp, về đặc sản địa phương như Festival, hội nghị, hội thảo, sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình nông nghiệp, hỗ trợ truyền thông, marketing cho các đặc sản địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… cần hỗ trợ, cung cấp thông tin về tình hình thị trường nước ngoài, trong đó có công tác giới thiệu, tư vấn, hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hợp tác và đầu tư quốc tế cho các đặc sản của Việt Nam.

Giải pháp 4: Cần có kế hoạch hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu nhãn tím Phong Nẫm

Kiến thức về pháp luật, về xây dựng và quản trị thương hiệu tại các địa phương còn hết sức hạn chế, dẫn tới việc thực hiện các công việc thường kéo dài, chồng chéo, nhiều công việc tỏ ra không thiết thực và hiệu quả. Do đó rất cần có các công ty tư vấn để hỗ trợ và tư vấn các địa phương trong việc xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương.

81

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu luôn là nhiệm vụ hàng đầu và cấp thiết hiện nay đối với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh. Đặc biệt, xây dựng thương hiệu mặt hàng nông sản. Kế Sách được biết đến với vùng đất nổi tiếng với nhiều loại trái cây và du lịch sinh thái, tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện một loại nông sản mới lạ, hấp dẫn được giới truyền thông săn đón đó là nhãn tím đất cồn Phong Nẫm. Nhãn tím Phong Nẫm, cái tên chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã khá quen thuộc đối với nhiều người ở cồn Phong Nẫm. Đây là một loại nhãn khoác lên mình sắc tím đẹp mắt và mùi vị thơm ngon được nhiều thực khách khen tặng, nhưng vì số lượng ít ỏi và ít người biết đến, nên có lẽ đây là niềm trăn trở mà nông hộ trồng nhãn tím và cả chính quyền địa phương đang phải đối mặt.

Đề tài đã tiến hành khảo sát khách hàng, tìm hiểu mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu nhãn tím Phong Nẫm và những yêu cầu đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm. Theo đó, mức độ nhận biết của khách hàng đối với nhãn tím Phong Nẫm là tương đối cao đồng thời về mặt yếu tố nhận diện thì nhãn tím Phong Nẫm đã được phân biệt tốt với các sản phẩm khác cùng loại. Bên cạnh đó, đề tài cũng khảo sát ý kiến của khách hàng về các yếu tố liên tưởng đến nhãn tím Phong Nẫm về hình ảnh, màu sắc, hình dáng, âm thanh liên tưởng…để làm cơ sở xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp và tổ chức các hoạt động truyền thông quảng bá theo đúng thị hiếu của người tiêu dùng trong thời gian tới. Để nhãn tím Phong Nẫm trở thành thương hiệu mạnh khắc sâu vào tâm trí của khách hàng không chỉ đơn giản là một sớm một chiều, mà đó là cả một quy trình đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực bao gồm cả thời gian, nhân lực, vật lực…và cần có sự hợp tác giữa nông hộ, thương lái, những người làm thương hiệu, cần sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nông dân sản xuất

Người dân cần chủ động tham gia vào Hợp tác xã để liên kết lại với nhau trong quá trình sản xuất để đảm bảo sản lượng cung cấp ra cho thị trường. Đồng

82

thời trao đổi, học hỏi kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất để cùng nhau cải thiện chất lượng sản phẩm.

Tích cực tham gia các buổi hội thảo về xây dựng thương hiệu để hiểu rõ hơn về vấn đề thương hiệu hiện nay, từ đó chủ động đầu tư, hợp tác với cơ quan ban ngành địa phương xây dựng thương hiệu nhãn tím Phong Nẫm.

Tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật do chính quyền địa phương tổ chức, trao dồi học tập thêm các kỹ thuật mới hiện nay. Sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn mà chính quyền địa phương hướng dẫn để đảm bảo được chất lượng nhãn tím khi ra thị trường.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện Hợp tác xã, nâng cao vai trò của Hợp tác xã và thu hút người trồng nhãn tím liên kết lại với nhau để đồng bộ hóa kiến thức cũng như quy trình sản xuất của bà con, đồng thời nâng cao chất lượng nhãn tím một cách đồng đều.

Tăng cường các buổi tập huấn kỹ thuật, các buổi hội thảo. Bên cạnh đó, cán bộ khuyến nông nên sắp xếp thời gian tiếp xúc, trao đổi định kỳ với nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và những thắc mắc cần giải đáp trong khi trồng nhãn, để nâng cao sự hiểu biết của nông dân về cách trồng nhãn tím đồng thời tạo được lòng tin của nông dân với cán bộ.

Ngoài ra, cần có nhiều chính sách để thu hút nhiều vốn đầu tư và hỗ trợ cho các mặt hàng nông sản. Đồng thời có kế hoạch phối hợp với các hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các tỉnh, địa phương nhằm tạo điều kiện cho những nông dân thiếu vốn sản xuất có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay với thủ tục đơn giản và dễ dàng hơn.

6.2.3 Đối với Nhà nước

Nếu sản xuất trái cây chất lượng tốt, sản phẩm nhiều, tiêu thụ mạnh trong và ngoài nước sẽ làm nên thương hiệu. Ngược lại, dù có chứng nhận nhãn hiệu nhưng sản phẩm không tiêu thụ được, nhãn hiệu sẽ dần mai một. Do đó để trồng nhãn tím theo tiêu chuẩn này cần có hợp tác, liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học. Tuy nhiên, thời gian qua, việc liên kết này còn lỏng lẻo, vai trò của Nhà nước và nhà khoa học mờ nhạt, nông dân và doanh nghiệp 'tự bơi'. Có được thương hiệu rồi, việc giữ được thương hiệu càng khó khăn hơn, cần sự tiếp sức của Nhà nước. Cụ thể:

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)