3.1.1 Vị trí địa lý
Nguồn: ipc.soctrang.gov.vn
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Kế Sách
Huyện Kế Sách nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, nằm ở phía Bắc và cách Thành phố Sóc Trăng 20 km. Phía Tây - Bắc giáp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; phía Đông - Bắc giáp với huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, huyện Cầu Kè và huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh; phía nam giáp huyện Châu Thành, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Tuyến đường Nam sông Hậu dài 151 km, đoạn đi qua huyện Kế Sách dài 23,7 km.
27
Đơn vị hành chính: Huyện có 01 thị trấn và 12 xã, gồm: Thị trấn Kế Sách, xã An Mỹ, xã Nhơn Mỹ, xã Thới An Hội, xã Kế An, xã Kế Thành, xã Đại Hải, xã Phong Nẫm, xã An Lạc Thôn, xã Xuân Hoà, xã An Lạc Tây, xã Ba Trinh, xã Trinh Phú.
Huyện Kế Sách có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.260 ha, chiếm 10,66% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng.
Dân cư: Huyện Kế Sách gồm 3 dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa. Dân số là 157.317 người, mật độ dân số 446 người/km2.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Về khí hậu: Huyện Kế Sách nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết mang nét đặc trưng của vùng ĐBSCL, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,8C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37,8C (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 16,2C (vào tháng 12 – 1 hàng năm). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.342 giờ, bình quân 6,5 giờ/ngày. Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 1.846 mm; lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa trung bình là 136 ngày/năm. Trên địa bàn huyện có 2 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình 2m/s. Mỗi năm bình quân có trên 30 cơn giông và lốc xoáy, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống. Các yếu tố khí hậu thời tiết bất lợi và thiên tai có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Về đất đai: Huyện Kế Sách có 5 nhóm đất chính gồm nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất có nguồn gốc là đất mặn ít, nhóm đất phèn, nhóm đất nhân tác. Tài nguyên đất đai của Kế Sách đã được khai thác sử dụng với điều kiện tự nhiên và phát huy lợi thế của vùng ven sông Hậu. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Đồng thời, đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tích và sản lượng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Tài nguyên nước: Toàn bộ diện tích đất đai của huyện Kế Sách chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy văn sông Hậu, là địa bàn được cung cấp nguồn nước
28
ngọt khá dồi dào, hầu hết diện tích đất trồng cây hàng năm có đủ nước ngọt để sản xuất 2 -3 vụ/năm. Đồng thời có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt ven sông Hậu, nuôi cá ở các vùng cồn, bãi, nuôi trong mương vườn và nuôi kết hợp trồng lúa. Tuy nhiên, do chế độ thủy văn trên sông Hậu chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông có biên độ lớn (biên độ triều trung bình từ 3 – 3,5 m tại Cái Côn) nên về mùa mưa kiệt, nước mặn có thể xâm nhập sâu đến phà Đại Ngãi (ở mức 1‰). Cần đầu tư kiên cố hóa hệ thống bờ bao để chống xâm nhập mặn và giữ nước ngọt.
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Nguồn nhân lực2
Dân số trung bình của huyện Kế Sách năm 2009 là 157.449 người, mật độ dân số là 445 người/km2 (mật độ dân số trung bình của tỉnh 390 người/km2). Thị trấn Kế Sách có mật độ dân số cao nhất là 947 người/km2. Ở các xã, dân cư phân bố tương đối đồng đều, chỉ có xã Phong Nẫm, mật độ dân số thấp nhất là 284 người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động năm 2009 là 105.330 người (chiếm 66,9% so với dân số toàn huyện). Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; đồng thời, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Tuy nhiên, kinh tế của huyện Kế Sách chủ yếu là nông nghiệp nên số lượng lao động trong ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao, sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp còn chậm. Dự báo trong những năm tới, số người bước vào độ tuổi lao động của huyện sẽ tiếp tục tăng, nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện còn thấp. Do đó, cần coi trọng công tác tuyển chọn đưa đi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cung cấp nguồn lao động cho các Trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh; đồng thời, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
3.1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2014
9 tháng đầu năm, diện tích gieo trồng lúa hơn 35.000 ha, năng suất bình quân ước 64 tạ/ha; diện tích trồng màu đạt 115% kế hoạch; cây ăn trái duy trì hơn
29
14.000 ha; quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được mở rộng; nuôi thủy sản đạt hơn 93%; công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 80% kế hoạch; thương mại - dịch vụ đạt hơn 78%; thu ngân sách đạt hơn 78% kế hoạch; kéo điện sinh hoạt mới cho 486 hộ, nâng tổng số toàn huyện có 40.687 hộ có điện sử dụng, đạt 99% tổng hộ dân toàn huyện; đến nay có 3 xã đạt 13/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt 9 -12/19 tiêu chí; khởi công xây dựng mới 83 hạng mục công trình xây dựng cơ bản…Văn hóa xã hội được quan tâm thực hiện tốt, các chính sách an sinh xã hội triển khai kịp thời, quốc phòng an ninh được giữ vững và ổn định…
3.1.4 Giới thiệu xã Phong Nẫm
Cồn Phong Nẫm với bốn bề giáp sông nước, đất đai màu mở, phì nhiêu vì thừa hưởng các lợi thế về khí hậu, đất đai, sông ngòi của huyện kế Sách, nên nơi đây đã phát triển nghề trồng cây ăn trái từ rất lâu đời với bạt ngàn rừng cây ăn trái trĩu quả, đã dạng về giống cây như nhãn da bò, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn long, vú sữa, chôm chôm, xoài… được thương lái khắp nơi đổ về tìm mua các sản phẩm chất lượng để bán ra thị trường.
Phong Nẫm là cù lao nỗi lên giữa dòng sông Hậu, xã Phong Nẫm thuộc địa phận huyện Kế Sách gồm có 4 ấp: Phong Thạnh, Phong Phú, Phong Hòa, Phong Thới với diện tích đất tự nhiên (kể cả diện tích trên sông Hậu) và dân số ở mỗi ấp được phân bố như sau: ấp Phong Thạnh với diện tích 441,03 ha có 1238 nhân khẩu thuộc 304 hộ; ấp Phong Phú với diện tích 423,73 ha; ấp Phong Hòa với diện tích 623,37; ấp Phong Thới với diện tích 132,91, như vậy bình quân có từ 4 – 5 nhân khẩu/hộ.
3.1.5 Giới thiệu vài nét về nhãn tím
30
Năm 2004, ông Huy phát hiện một nhánh có màu đỏ tím khác thường đâm ra từ thân cây nhãn long cổ thụ. Về sau, ông luôn để mắt đến nhánh nhãn lạ lùng này. Không những chỉ cành, lá mà bông cũng trổ ra màu tím. Đến khi kết trái, nhánh nhãn cho trái màu tím đậm rất đẹp, trái to, cơm dày, màu đẹp, mùi thơm ngon… Tuy nhiên, ba công nhãn của ông Huy cách xa nhà vài trăm mét không có người chăm sóc, sợ mất giống nên ông đợi nhánh nhãn duy nhất này cứng cáp rồi chiết cành đem về sát nhà trồng thử. May mắn thay qua thời gian sau cây nhãn chiết phát triển rất tốt, cành, lá, bông, trái đều có màu tím rất đẹp, lại thơm ngon như ban đầu. Hiện nay, xung quanh nhà ông Huy có trồng cả chục cây nhãn tím, nhưng đặc biệt hơn hết là cách chăm sóc loại nhãn này không khác gì nhãn thường, có khi còn dễ hơn, vì nó sinh trưởng rất mạnh, đặc biệt kháng được bệnh chổi rồng gây thiệt hại lớn diện tích nhãn ĐBSCL mấy năm qua.
3.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM VÀ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NAM VÀ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trong những năm gần đây việc xây dựng thương hiệu đã được chú ý đầu tư và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Ở Việt Nam hiện có rất nhiều đặc sản gắn liền với những địa danh nổi tiếng như: Mận hậu Bắc Hà, gạo tám Điện Biên, nhãn lồng Hưng Yên, mơ Chùa Hương, sầu riêng Cái Mơn… Nhưng hiện chỉ mới có 3 địa danh là nước nắm Phú Quốc, chè xanh Mộc Châu và cà phê Buôn Ma Thuột được công nhận có chỉ dẫn địa lý tại châu Âu… Gần đây, không ít thương hiệu nông sản nổi tiếng của nước ta do không biết cách bảo vệ và xây dựng nên đã bị một số hàng nước ngoài đăng ký mất. Những sản phẩm đã bị mất thương hiệu có thể kể đến là nước mắm Phú Quốc, tuy đã được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Tương tự, chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cũng từng bị một công ty ở Trung Quốc chiếm thương hiệu, sau gần 1 năm Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đấu tranh mới lấy lại được thương hiệu. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý này hiện bị từ chối đăng ký bảo hộ tại các nước Mỹ, Đức, Anh, Canada, Hàn Quốc và Nhật. Không những bị mất chỉ dẫn địa lý, nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam cũng từng và đang gặp tranh chấp tại nước ngoài như Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), kẹo dừa Bến Tre, mì gói Vifon, võng xếp Duy Lợi, bia Sài Gòn, thuốc lá Vinataba... Nhiều trường hợp chủ sở hữu phải tốn không ít tiền của, công sức để đi đòi lại.
ĐBSCL không chỉ là vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản của cả nước mà còn là nơi bảo đảm “sức khỏe” cho nền nông nghiệp Việt Nam, có vị trí đặc biệt quan
31
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại đây, có nhiều thương hiệu nổi tiếng chủ lực của vùng như gạo nàng thơm Chợ Đào, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, bưởi Năm Roi, khoai lang Bình Tân, dừa sáp Cầu Kè - Trà Vinh, nước mắm Phú Quốc; các sản phẩm chế biến từ cá tra, tôm… Thế nhưng đến nay, hầu hết các mặt hàng này vẫn chưa có được thương hiệu mạnh. Yêu cầu xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực của vùng, gắn với các doanh nghiệp thành đạt, uy tín, trên cơ sở liên kết vùng, liên kết “bốn nhà”... đã được đặt ra thời gian qua, nhưng đến nay vẫn chưa như mong muốn. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa có một chương trình thương hiệu vùng miền trong chiến lược thương hiệu quốc gia, khiến nhiều sản phẩm, lợi thế vẫn chỉ ở dạng “tiềm năng”.
Cho đến nay, không riêng gì ĐBSCL mà trên cả nước số lượng hàng nông sản đăng ký nhãn hiệu còn rất khiêm tốn. Nhiều loại nông sản mang tính bản địa, đặc sắc của địa phương vẫn chưa được đăng ký. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ thì số đơn nhãn hiệu hàng hóa nộp trực tiếp liên quan đến hàng nông sản trên tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu toàn quốc, chỉ chiếm một phần nhỏ, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng nông sản trên tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2009-2013
Năm Số đơn nhãn hiệu hàng hóa nộp trực tiếp
Số đơn mặt hàng nông sản Tổng số tất cả các mặt hàng Tỷ lệ (%) 2009 5.124 58.634 8,74 2010 6.024 60.584 9,94 2011 6.413 71.039 9,03 2012 7.094 70.833 10,02 2013 8.460 76.659 11,04
Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ (12/2013)
Từ những số liệu trong bảng trên, ta có thể lập biểu đồ thấy được tỷ lệ số đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàng nông sản không cao. Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò then chốt sản xuất hàng nông sản, chiếm 25% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhưng số hàng nông sản được nộp đơn đăng ký so với tổng số mặt hàng đã nộp đơn đăng
32
ký chỉ chiếm khoảng 11%. Tình hình có chút khởi sắc là vào thời điểm năm 2013 tăng lên khá nhiều so với những năm trước đó, được thể hiện qua biểu đồ.
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ
Hình 3.3: Thể hiện tỷ lệ đơn có đăng ký hàng nông sản trong tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ từ năm 2009 - 2013
Nhìn toàn diện ta nhận thấy rằng cho đến nay số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nông sản có xu hướng tăng dần xong chưa nhiều so với tiềm lực thực tế có thể, vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ bé trong tổng đơn đăng ký về các mặt hàng. Nông sản là mặt hàng nhạy cảm, một mặt hàng quan trọng trong quá trình kinh tế hội nhập như hiện nay. Vì thế chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến mặt hàng đặc biệt này, nhất là việc xây dựng thương hiệu cho chúng.
Theo thống kê mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ cho thấy, đến nay Việt Nam có tới 933 sản phẩm, dịch vụ đặc thù gắn với 721 địa danh trên cả nước, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 136 sản phẩm có đăng ký bảo hộ. Trong đó, 59 nhãn hiệu tập thể, 24 chỉ dẫn địa lý, 53 sản phẩm được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nổi tiếng. Mặt khác, tất cả các sản phẩm được đăng ký bảo hộ trên chỉ có hiệu lực trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn tạm” hoặc lấy lại như trường hợp về thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên,… vẫn bị mất một cách đơn giản. “Ngay các sản phẩm trái cây, giống gạo, nông sản nói chung rất nổi tiếng của Việt Nam và được một số thị trường nước ngoài biết đến, nhưng các chủ sở hữu vẫn chưa nhận thức được sự
33
cần thiết của việc đăng ký chỉ dẫn địa lý hay bảo hộ thương hiệu” (Theo bà Karine Lutnaes Aigner, một chuyên gia tư vấn cấp cao về sáng chế công nghiệp đến từ Na Uy).
Mặt khác, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn tổng thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong năm tháng đầu năm tăng 10,5% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, riêng trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của ngành lại sụt giảm tới 18%. Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới, tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu vẫn còn yếu. Với dân số hơn 1,3 tỉ người, Trung Quốc luôn là thị trường hấp dẫn với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Cùng với việc gia nhập WTO, tham gia thị