Những thuận lợi và khó khăn mà thương hiệu đang đối mặt

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 51 - 52)

3.4.3.1 Thuận lợi

Nhãn tím hiện là một trong những “quốc bảo” của đất cồn Phong Nẫm với thế mạnh độc đáo hiếm có cùng với khả năng kháng bệnh vượt trội dưới sự chăm sóc của những lão nông với kinh nghiệm trồng nhãn lâu năm. Mặt khác, nó cũng là một loại nông sản được khá nhiều người ưa chuộng với nhiều công dụng khác nhau và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Đồng thời góp phần mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất và người kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó việc xây dựng nhãn tím được chính quyền địa phương cùng các cơ quan ban ngành, các trường đại học quan tâm hơn, cụ thể địa phương nên có nhiều định hướng chiến lược giúp cho nhãn tím trở thành điểm tựa kinh tế đóng góp vào tăng trưởng và phát triển nông thôn như quy hoạch vùng nhãn tím, phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp, phát triển loại hình du lịch, hỗ trợ vốn và có chính sách cho vay vốn hiệu quả, đào tạo về quy trình và kỹ thuật trồng nhãn tím, cách tiếp cận thị trường. Điều đó giúp nâng cao giá trị thương phẩm và tính cạnh tranh cho sản phẩm khi có thương hiệu.

3.4.3.2 Khó khăn

Nhãn tím đã xuất hiện nhiều năm qua nhưng vấn đề thương hiệu vẫn chưa hoàn thành do chính quyền địa phương chưa có kế hoạch xây dựng rõ ràng. Do đó chưa có bao bì nhãn mác nên khi xuất ra thị trường sẽ đối mặt với nguy cơ mang thương hiệu của vùng khác. Điều đó khiến cho người tiêu dùng không nhận ra được xuất xứ của sản phẩm, không nhận diện ra được thương hiệu của sản phẩm. Mặt khác, do chưa nhận thức đầy đủ về giá trị thương hiệu mang lại nên một số nông hộ đã bán nhánh cho một số vùng khác, việc đó có thể làm gia tăng đối thủ cạnh tranh, giống phân tán dẫn đến khó tập trung nguồn lực và thống nhất một nhãn hiệu tập thể.

42

Vấn đề khó khăn nhất của nông hộ hiện nay vẫn là thiếu vốn canh tác, họ chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của mình, không vay mượn từ các nguồn khác. Vì thế các nông hộ không dám mạnh dạng đầu tư mặc dù các nông hộ rất muốn nhân rộng diện tích canh tác, phát triển nhãn tím trở thành đặc sản với sản phẩm chất lượng.

Bên cạnh đó, kiến thức về thị trường của nông hộ trồng nhãn thì hoàn toàn mù tịt, đây là nguyên nhân chủ yếu làm nhiều nhà vườn chịu thua lỗ. Cùng với các vấn đề trên là việc đồng bộ hóa về kỹ thuật và chất lượng chưa được thực hiện tốt. Nguyên nhân là việc tổ chức các buổi hội thảo và tập huấn về canh tác nhãn còn ít và chưa thu hút được đông đảo nông dân tham gia

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 51 - 52)