THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢ NỞ VIỆT

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 40 - 44)

NAM VÀ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trong những năm gần đây việc xây dựng thương hiệu đã được chú ý đầu tư và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Ở Việt Nam hiện có rất nhiều đặc sản gắn liền với những địa danh nổi tiếng như: Mận hậu Bắc Hà, gạo tám Điện Biên, nhãn lồng Hưng Yên, mơ Chùa Hương, sầu riêng Cái Mơn… Nhưng hiện chỉ mới có 3 địa danh là nước nắm Phú Quốc, chè xanh Mộc Châu và cà phê Buôn Ma Thuột được công nhận có chỉ dẫn địa lý tại châu Âu… Gần đây, không ít thương hiệu nông sản nổi tiếng của nước ta do không biết cách bảo vệ và xây dựng nên đã bị một số hàng nước ngoài đăng ký mất. Những sản phẩm đã bị mất thương hiệu có thể kể đến là nước mắm Phú Quốc, tuy đã được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Tương tự, chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cũng từng bị một công ty ở Trung Quốc chiếm thương hiệu, sau gần 1 năm Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đấu tranh mới lấy lại được thương hiệu. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý này hiện bị từ chối đăng ký bảo hộ tại các nước Mỹ, Đức, Anh, Canada, Hàn Quốc và Nhật. Không những bị mất chỉ dẫn địa lý, nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam cũng từng và đang gặp tranh chấp tại nước ngoài như Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), kẹo dừa Bến Tre, mì gói Vifon, võng xếp Duy Lợi, bia Sài Gòn, thuốc lá Vinataba... Nhiều trường hợp chủ sở hữu phải tốn không ít tiền của, công sức để đi đòi lại.

ĐBSCL không chỉ là vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản của cả nước mà còn là nơi bảo đảm “sức khỏe” cho nền nông nghiệp Việt Nam, có vị trí đặc biệt quan

31

trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước. Tại đây, có nhiều thương hiệu nổi tiếng chủ lực của vùng như gạo nàng thơm Chợ Đào, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, bưởi Năm Roi, khoai lang Bình Tân, dừa sáp Cầu Kè - Trà Vinh, nước mắm Phú Quốc; các sản phẩm chế biến từ cá tra, tôm… Thế nhưng đến nay, hầu hết các mặt hàng này vẫn chưa có được thương hiệu mạnh. Yêu cầu xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực của vùng, gắn với các doanh nghiệp thành đạt, uy tín, trên cơ sở liên kết vùng, liên kết “bốn nhà”... đã được đặt ra thời gian qua, nhưng đến nay vẫn chưa như mong muốn. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa có một chương trình thương hiệu vùng miền trong chiến lược thương hiệu quốc gia, khiến nhiều sản phẩm, lợi thế vẫn chỉ ở dạng “tiềm năng”.

Cho đến nay, không riêng gì ĐBSCL mà trên cả nước số lượng hàng nông sản đăng ký nhãn hiệu còn rất khiêm tốn. Nhiều loại nông sản mang tính bản địa, đặc sắc của địa phương vẫn chưa được đăng ký. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ thì số đơn nhãn hiệu hàng hóa nộp trực tiếp liên quan đến hàng nông sản trên tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu toàn quốc, chỉ chiếm một phần nhỏ, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng nông sản trên tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2009-2013

Năm Số đơn nhãn hiệu hàng hóa nộp trực tiếp

Số đơn mặt hàng nông sản Tổng số tất cả các mặt hàng Tỷ lệ (%) 2009 5.124 58.634 8,74 2010 6.024 60.584 9,94 2011 6.413 71.039 9,03 2012 7.094 70.833 10,02 2013 8.460 76.659 11,04

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ (12/2013)

Từ những số liệu trong bảng trên, ta có thể lập biểu đồ thấy được tỷ lệ số đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàng nông sản không cao. Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò then chốt sản xuất hàng nông sản, chiếm 25% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhưng số hàng nông sản được nộp đơn đăng ký so với tổng số mặt hàng đã nộp đơn đăng

32

ký chỉ chiếm khoảng 11%. Tình hình có chút khởi sắc là vào thời điểm năm 2013 tăng lên khá nhiều so với những năm trước đó, được thể hiện qua biểu đồ.

Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ

Hình 3.3: Thể hiện tỷ lệ đơn có đăng ký hàng nông sản trong tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ từ năm 2009 - 2013

Nhìn toàn diện ta nhận thấy rằng cho đến nay số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nông sản có xu hướng tăng dần xong chưa nhiều so với tiềm lực thực tế có thể, vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ bé trong tổng đơn đăng ký về các mặt hàng. Nông sản là mặt hàng nhạy cảm, một mặt hàng quan trọng trong quá trình kinh tế hội nhập như hiện nay. Vì thế chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến mặt hàng đặc biệt này, nhất là việc xây dựng thương hiệu cho chúng.

Theo thống kê mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ cho thấy, đến nay Việt Nam có tới 933 sản phẩm, dịch vụ đặc thù gắn với 721 địa danh trên cả nước, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 136 sản phẩm có đăng ký bảo hộ. Trong đó, 59 nhãn hiệu tập thể, 24 chỉ dẫn địa lý, 53 sản phẩm được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nổi tiếng. Mặt khác, tất cả các sản phẩm được đăng ký bảo hộ trên chỉ có hiệu lực trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn tạm” hoặc lấy lại như trường hợp về thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên,… vẫn bị mất một cách đơn giản. “Ngay các sản phẩm trái cây, giống gạo, nông sản nói chung rất nổi tiếng của Việt Nam và được một số thị trường nước ngoài biết đến, nhưng các chủ sở hữu vẫn chưa nhận thức được sự

33

cần thiết của việc đăng ký chỉ dẫn địa lý hay bảo hộ thương hiệu” (Theo bà Karine Lutnaes Aigner, một chuyên gia tư vấn cấp cao về sáng chế công nghiệp đến từ Na Uy).

Mặt khác, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn tổng thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong năm tháng đầu năm tăng 10,5% so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, riêng trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của ngành lại sụt giảm tới 18%. Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới, tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu vẫn còn yếu. Với dân số hơn 1,3 tỉ người, Trung Quốc luôn là thị trường hấp dẫn với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Cùng với việc gia nhập WTO, tham gia thị trường thương mại chung cùng các điều kiện vị trí địa lý thuận lợi... hàng hóa Việt Nam cũng dễ dàng đến thị trường Trung Quốc. Nông sản Việt Nam phụ thuộc thị trường Trung Quốc do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan. Thị trường Trung Quốc chủ yếu dưới dạng tiểu ngạch không kén chọn hàng hóa, bản thân thị trường không có hàng rào kĩ thuật, một thị trường dễ cho hàng hóa Việt Nam. Điều này tạo điều kiện thuận lợi doanh nghiệp, tiểu thương Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản dạng thô sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sự dễ dãi vô hình chung làm tăng sức ì cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thụ động trong tìm kiếm thị trường mới, thụ động trong đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng hàng hóa trong xuất khẩu và hơn hết là không quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu cho nông sản cũng gặp không ít khó khăn do quy mô sản xuất còn nhỏ, lẻ, tự phát. Trong khi đó, nông sản chưa được đầu tư đúng mức để xây dựng những thương hiệu mạnh, cạnh tranh được trên thị trường. Một khuyết điểm nữa của doanh nghiệp Việt Nam là tính đoàn kết trong chia sẻ lợi nhuận yếu, vì thế không liên kết được với nhau trong xây dựng chiến lược tạo thương hiệu lâu dài.

Như vậy, dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quan tâm đến xây dựng và quảng bá thương hiệu nhưng do còn nhiều hạn chế về nhận thức và tài chính mà việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam chưa đạt được kết quả cao. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho nông sản cần có đầu tư bài bản và nhất là sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước.

34

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)