2.1.5.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được.
Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu.
Một số khái niệm:
- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.
- Số trung vị (Median, kí hiệu: Me) là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
- Mode (kí hiệu: Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.
- Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.
17
2.1.5.2 Phương pháp phân tích mô hình ma trận SWOT
Phương pháp này được sử dụng để xác định được những cơ hội, xác định các lỗ hổng thị trường và đe dọa, thách thức từ môi trường bên ngoài có tác động đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn tím Phong Nẫm. Bên cạnh đó, giúp xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm nhãn tím so với các loại nhãn khác và trái cây khác.
Mô hình phân tích SWOT là một mô hình rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ hình thức kinh doanh nào. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của vấn đề phân tích, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài.
SWOT là công cụ giúp chúng ta tìm hiểu đánh giá môi trường của vấn đề. Mô hình SWOT đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn đề đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường.
WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của vấn đề đang nghiên cứu để tận dụng các cơ hội thị trường.
ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của vấn đề đang nghiên cứu để tránh các nguy cơ của thị trường.
WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của vấn đề đang nghiên cứu để tránh các nguy cơ của thị trường.
Mô tả sơ đồ một ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S,W,O,T); 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO, WT) và một ô trống.
18 Bảng 2.5: Ma trận SWOT
SWOT O: Những cơ hội T: Những thách thức
S: Những điểm mạnh Các chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST: Vượt qua các bất trắc bằng cách tận dụng các cơ hội
W: Những điểm yếu Các chiến lược WO: Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng cơ hội
Các chiến lược WT: Tối thiểu hoá các điểm yếu và tránh khỏi các nguy cơ
Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (2013)