Khái niệm về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 25 - 26)

2.1.4.1 Khái niệm nông hộ

Theo Frank Ellis, 1998: hộ nông dân là đơn vị kinh tế có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu, tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoặc phi nông nghiệp.

Cụ thể hơn, ta có thể hiểu nông hộ là những họ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,.. hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ được kể là một đơn vị kinh tế tự chủ.

2.1.4.2 Khái niệm thương lái

Trong thương mại nói chung người ta thường sử dụng thuật ngữ “thương nhân”. Theo luật thương mại, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, thương lái không bao hàm tất cả các yếu tố trên mà thương lái được hiểu như là chủ thể tham gia hoạt động thương mại trong quá trình kinh doanh hàng hóa nông sản và đóng vai trò trọng yếu trong khâu tiêu thụ nông sản của nông dân. Thương lái thu gom hàng hóa nông sản của các hộ sản xuất nhỏ lẻ và bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp sản xuất. Là cầu nối giữa nông nghiệp nông hộ nhỏ lẻ và doanh nghiệp. Thương lái đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và bắt tay với nông dân giúp gia tăng khả năng ổn định đầu ra và tăng chất lượng và sự ổn định của nguồn nông sản.

2.1.4.3 Khái niệm về tiểu thương

Tiểu thương hay thường được hiểu là nhà buôn lẻ, là người trực tiếp giao dịch với người tiêu dùng. Người bán lẻ mua hàng hóa của các nhà bán buôn để thực hiện việc giao thương với người tiêu dùng, họ đóng vai trò là người phân phối lại nguồn hàng hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các khoảng chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch, giúp đưa các dịch vụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

16

2.1.4.4 Khái niệm về người tiêu dùng

Người tiêu dùng là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống. Trong bản hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ năm 1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, theo bản hướng dẫn này người tiêu dùng được hưởng 8 quyền lợi sau đây: quyền được thỏa mãn nhưng nhu cầu cơ bản; quyền được an toàn; quyền được thông tin; quyền được lựa chọn; quyền được lắng nghe; quyền được khiếu nại và bồi thường; quyền được giáo dục; đào tạo về tiêu dùng; quyền có môi trường sống lành mạnh, bền vững.

Một phần của tài liệu định vị và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhãn tím phong nẫm, kế sách, sóc trăng (Trang 25 - 26)