Đối tượng nghiên cứu về thực trạng sản xuất kinh doanh nhãn tím của đề tài là chủ hộ trồng nhãn tím trên địa bàn xã Phong Nẫm với số quan sát là 3.
Bảng 3.3: Thông tin cơ bản của các nông hộ
Tên Giới tính Tuổi Trình độ văn hóa Thâm niên
Trần Văn Huy Nam 59 Lớp 1 38
Võ Trong Nghĩa Nam 50 Lớp 3 35
Dương Thanh Điền Nam 45 Lớp 9 30
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát 3 nông hộ năm 2014
Trong số 3 đáp viên được phỏng vấn thì nam chiếm 100% và không có đáp viên nữ. Các đáp viên đều là chủ hộ, có tham gia trực tiếp trồng nhãn tím nên các thông tin về chi phí, lợi nhuận, diện tích trồng và sản lượng,… được kỳ vọng có độ chính xác cao.
Về độ tuổi và thâm niên xét thấy mỗi đáp viên được phỏng vấn có độ tuổi (từ 45-60) và đều có kinh nghiệm trồng nhãn lâu năm (từ 30 – 40 năm). Độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự sẵn lòng thay đổi tập quán sản xuất, mức độ tiếp cận thông tin thị trường và sự sẵn lòng chuyển đổi mô hình sản xuất. Độ tuổi trung bình lớn có thể là trở ngại cho việc thay đổi các tập quán sản xuất và thương mại sẵn có.
Về trình độ văn hóa: Có 2 đáp viên có trình độ tiểu học và 1 đáp viên có trình độ trung học cơ sở. Nông hộ đã lớn tuổi, do đó họ phải trải qua những thời điểm kinh tế đất nước khó khăn nên họ ít có điều kiện học hành. Mặt bằng chung về trình độ học vấn còn khá thấp, điều này ảnh hưởng đến việc tiếp thu các kiến thức sản xuất mới và việc tiếp cận thông tin thị trường, tập quán sản xuất, thương mại...
Từ kết quả thống kê về độ tuổi, thâm niên và trình độ cho thấy hầu hết các đáp viên đều lớn tuổi và có kinh nghiệm trồng nhãn tím lâu năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là vùng tập trung trồng cây ăn trái và cây nhãn đã gắn bó ở đây từ rất lâu đời và đem lại hiệu quả kinh tế cho họ.
38
Cả 3 nông hộ đều nhận biết và quan tâm tới vấn đề xây dựng thương hiệu, họ cho rằng thương hiệu là danh tiếng của sản phẩm, nổi tiếng trên báo đài và phải đi đăng ký bản quyền thương hiệu. Không có gì bất ngờ khi các nông hộ này lại nhận biết thương hiệu vì nhãn tím mà họ trồng đang được xem là một loại trái cây lạ, thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đã được báo đài đưa lên phương tiện truyền thông nhiều, vì vậy cũng đã có nhiều cơ quan tổ chức tiếp cận họ (nhất là chú Huy) để đề cập đến vấn đề xây dựng thương hiệu cho loại trái cây lạ này. Mặt khác, cả 3 nông hộ đều cho rằng đây là đặc sản hiếm có, nhưng chưa có ai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì lí do phí thủ tục quá lớn và trình tự rắc rối. Khi được lấy ý kiến về việc nếu được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cho việc xây dựng thương hiệu nhãn tím Phong Nẫm thì tất cả đáp viên đều chắc chắn sẽ tham gia và hưởng ứng tích cực. Bên cạnh đó, để định hướng tốt cho sự phát triển thương hiệu về lâu dài một số việc các nông hộ cần biết và phải có chiến lược cụ thể để hoàn thành như mở rộng diện tích đất canh tác, liên kết vùng nguyên liệu để sản xuất ổn định lâu dài, nâng cao sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, hợp đồng truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm, liên kết với các nhà khoa học để chống thoái hóa giống.