Nhóm yếu tố bắt nguồn từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 26 - 28)

Những nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng có ý nghĩa quyết định tới sự tới tăng trưởng tín dụng, cụ thể có thể có những yếu tố sau:

(i) Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã được hoạch định, bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng đúng đắn đối với từng loại khách hàng sẽ thu hút được các khách hàng mục tiêu, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội.

(ii)Năng lực huy động vốn: Huy động vốn là quá trình NHTM nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân dưới các hình thức nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá…, tiền vay của NHNN và các NHTM khác. Năng lực huy động vốn của một NHTM là khả năng tạo lập và phát triển nguồn vốn nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng. Do vậy năng lực huy động vốn của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng, sự phù hợp giữa các kì hạn huy động vốn với các kì hạn cho vay, từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

(iii) Yếu tố con người: Trong mọi nguồn lực, nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của hoạt động kinh doanh. Năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý vàCBTD quyết định rất lớn tới sựthành công trong hoạt động tín dụng của NHTM, bởi nhu cầu của các nhóm khách hàng rất đa dạng, đòi hỏi các CBTD phải nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, thị trường, kĩ năng giao tiếp tốt, có khả năng tổng hợp thông tin và đánh giá khách hàng, từ đó thẩm định khách hàng chính xác sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro về tín dụng.

(iv) Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng giúp cho người quản lý đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao giúp nâng cao chất lượng tín dụng.

(v) Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm các bước tiến hành tương ứng với bốn giai đoạn của quá trình cho vay: quy trình xét duyệt cho vay; quy trình phát tiền vay; quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và quy trình thu hồi nợ vay. Một quy trình tín dụng khoa học, cụ thể, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng, dễ kiểm tra kiểm soát chính là một trong những điều kiện quan trọng giúp ngân hàng quản lý được các khoản vay đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng.

(vi) Năng lực quản trị rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủcả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt

động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, đồng tài trợ… Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 26 - 28)