Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh Kiên Giang trong giai đoạn 2009

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 46 - 49)

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.

2.2.1.Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh Kiên Giang trong giai đoạn 2009

chi phí và lợi nhuận của Agribank Kiên Giang có sự tăng giảm thất thường theo từng năm và như vậy có nghĩa là gắn với các biến động của năm tương ứng đó. Cụ thể

- Thu nhập Agribank Kiên Giang giảm mạnh trong năm 2010 tới 19.17%, năm 2011 tiếp tục giảm với mức giảm có ít hơn 5.26%, phục hồi mạnh năm 2012 tới 22.63%, giảm nhẹ 2013 là 8.63% và 2014 tăng trở lại 5.77%

- Chi phí của Agribank cũng có diễn biến giảm mạnh, tăng trở lại, giảm tương ứng với diễn biến của thu nhập.

- Từ đó lợi nhuận của Agribank có các biến động khá mạnh và không ổn định; giảm mạnh 2010 tới 29.96%, giảm tiếp 23% vào 2011, tăng 39.29% năm 2012, tăng tiếp 24.98% 2013 và lại giảm 11.74% năm 2014.

- Về mặt tỷ trọng lợi nhuận trong tổng thu nhập, chúng ta có thể thấy có xu hướng giảm tỷ trọng từ năm 2009 tới 2011, sau đó phục hồi dần tới nay; đồng thời chúng ta cũng thấy tỷ lệ chi phí trên thu nhập của Agribank Kiên Giang là khá cao luôn duy trì mức giao động quanh 90%.

Các diễn biến này cho thấy hiệu quả hoạt động của Agribank Kiên Giang là không ổn định và có nhiều yếu tố bất thường ảnh hưởng; nhìn chung là kết quả không cao và ẩn chứa nhiều vấn đề cần xem xét trong quản trị điều hành.

2.2. Phân tích thực trạngtăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên

2.2.1. Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank chi nhánh Kiên Giang trong giai đoạn 2009 - 2014 giai đoạn 2009 - 2014

Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014 , được mô tả như sau:

Nhìn chung về mặt quy mô tuyệt đối tín dụng của Agribank Kiên Giang tăng dần qua các năm từ mức 4,145,551 triệu đồng 2009 lên tới 7,949,073 triệu đồng 2014 và vấn đề này là hoàn toàn hợp lý xét theo góc độ tăng trưởng theo thời gian vi các nhu cầu về vốn bao giờ cũng ngày càng lớn lên. Tuy nhiên quy mô tuyệt đối không cho biết chính xác liệu chi nhánh có tăng trưởng tốt không, do vậy việc xem xét tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sẽ sát tình hình hơn. Số liệu phân tích đã cho thấy xét theo xu

hướng thì tăng trưởng tín dụng đang có dấu hiệu giảm dần từ mức tăng trưởng 20.32% năm 2010 xuống còn 6.63% năm 2014.Nguyên nhân của hiện tượng tăng trưởng giảm dần là do giai đoạn 2009 – 2012 nền kinh tê Việt Nam đang trên quá trình từ đỉnh đi xuống (suy thoái), cộng với các chính sách thắt chặn tiền tệ, và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu kém … dẫn tới việc gia tăng tín dụng khà khó khăn và suy giảm.

2009 2010 2011 2012 2013 2014 CN Kiên Giang 21.252% 20.32% 14.02% 15.66% 13.34% 6.63% Agribank 20.161% 17.12% 4.16% 11.21% 10.44% 14.08% Tỷ trọng tín dụng CN Kiên Giang so Agribank 1.17% 1.20% 1.32% 1.37% 1.40% 1.31%

Hình 2.3: Diễn biến tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả

Ngoài ra, nếu so sánh với toàn hệ thống Agribank thì mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Kiên Giang vẫn đang có mức tăng mạnh hơn ở giai đoạn từ 2009 đến 2013, đặc biệt năm 2011 tăng mạnh gấp hơn 3 lần so với hệ thống; tuy nhiên năm 2014 thì chi nhánh lại có mức tăng trưởng chỉ bằng gần nửa so với toàn hệ thống. Vấn

4.145.551 4.987.897 4.987.897 5.686.959 6.577.478 7.454.609 7.949.073 - 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 9.000.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CN Kiên Giang -tr đồng

đề này cho thấy về mặt xu hướng tăng trưởng tín dụng thì giữa chi nhánh và hệ thống là có sự tương đồng; do chi nhánh chịu sự chỉ đạo chung về mặt định hướng.

Tuy nhiên về diễn biến chi tiết thì có sự lệch pha và độ trễ; khi chi nhánh tăng mạnh thì hệ thống tăng yếu hơn và khi hệ thống đã phục hồi mức tăngtín dụng (2014) thì chi nhánh lại đang trong quá trình suy giảm và tìm kiếm sự phục hồi tăng trưởng tín dụng; nguyên nhân là do sự đặc thù của từng địa phương, chi nhánh cũng như do vấn đề quản lý, điều hành của từng đơn vị. Ngoài ra sau một quá trình tăng trưởng vượt hệ thống thì chi nhánh cũng không thể thúc đẩy việc gia tăng tín dụng mãi được mà cần có “khoảng lắng” để tìm hướng phát triển tín dụng bền vững, tối ưu.

Bên cạnh việc xem xét diễn biến tăng trưởng tín dụng chung của chi nhánh, với số liệu có được tác giả đã tiến hành xem xét việc tăng trưởng tín dụng theo 2 nhóm: (1) Ngắn hạn và (2) Dài hạn. Cụ thể diễn biến như sau:

Hình 2.4: Diễn biến tăng trưởng tín dụng ngắn và dài hạn của Agribank Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014

Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả

21,25% 20,32% 20,32% 14,02% 15,66% 13,34% 6,63% 27,65% 18,71% 16,86% 18,61% 15,38% 5,15% 6,93% 24,63% 6,78% 7,45% 7,05% 11,56% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Tăng trưởng tín dụng ngắn hạn

Diễn biến cho thấy tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn sau khi tạo đỉnh năm 2009 với mức tăng 27.65% đã suy giảm liên tục, rất mạnh cho tới nay chỉ còn 5.15% (biểu thị trên đồ thị là đường màu đỏ và giai đoạn 2009 – 2012 rất sát diễn biến tăng trưởng tín dụng chung, giai đoạn 2012 – 2014 thì ngược lại). Ngoài các nguyên nhân chung như với tổng dư nợ đã đề cập ở trên, việc nợ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn giảm mạnh còn do tính định hướng và tái cơ cấu tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank Kiên Giang nói riêng.

Trái ngược với diễn biến tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn, thì phần tăng trưởng dư nợ dài hạn (biểu thị đường có mầu xanh rêu, và khá tương đồng diễn biến tăng trưởng tín dụng chung vào giai đoạn 2012 - 2014) lại có xuất phát điểm tăng trưởng rất thấp (6.93% năm 2009), năm 2010 tăng vọt lên mức24.63% do chính sách tăng cường cho vay trung và dài hạn của NHNN và siết các nguồn vốn ngắn hạn; sau đó cùng với bối cảnh suy thoái của nền kinh tế dư nợ tín dụng dài hạn đã giảm vào năm 2011 còn 6.78% và từ đó dần dần phục hồi cho tới nay lên mức 11.56% (cao hơn nợ ngắn hạn).

Nhìn chung dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao với mức bình quân là 74.36% trong tổng dư nợ; đồng thời biến động tăng trưởng của dư nợ tín dụng dài hạn khá bất ổn và trái với biến tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 46 - 49)