Lạm phát và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 54 - 55)

- Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của NHNo, cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh.

2.3.3.Lạm phát và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh

2 Thông tư số: 15/010/TT-NHNN về Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính

2.3.3.Lạm phát và tăng trưởng tín dụng của chi nhánh

Lạm phát chính là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế; nó là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của chúng ta, và thực tiễn giai đoạn 2008 – 2011 đã cho thấy lạm phát cao kìm hãm sự phát triển, làm nghèo đi mỗi cả thể, tổ chức của nền kinh tế. Và để đo lường lạm phát chúng ta thường dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để làm đại diện.

Vì thế việc xem xét mối liên hệ giữa CPI và tăng trưởng tín dụng là hết sức có ý nghĩa và được thể hiện như hình bên dưới đây:

Hình 2.7: Mối quan hệ giữa CPI và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Agribank Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2014

21,25% 20,32% 20,32% 14,02% 15,66% 13,34% 6,63% 6,52% 11,75% 18,13% 6,81% 6,04% 4,09% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Agribank Kiên Giang và tính toán của tác giả

Diễn biến đồ thị cho thấy khi CPI ở mức thấp thì tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao (22.25% năm 2009) và khi CPI tăng vọt lên mức cao 18.31% năm 2011 thì tín dụng lao dốc rất mạnh; và khi CPI có dấu hiện hạ nhiệt suy giảm từ 2012 tới nay thì tăng trưởng tín dụng cũng ở trong xu thế tương tự.

Như vậy chúng ta có thể thấy giữa CPI và Tăng trưởng tín dụng có mối liên hệ với nhau theo cả hai chiều hướng thuận và nghịch; đồng thời cả 2 yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả ảnh hưởng tới yếu tố còn lại. Do tính chất lưỡng tính này nên việc xem xét mối quan hệ này cần phải xét trong mối liên hệ qua lại giữa chúng; và cần xét trong khoảng diễn biến tăng trưởng; khoảng CPI để có được trạng thái hợp lý cho cả hai yếu tố.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng trưởng tín dụng tại agribank chi nhánh kiên giang (Trang 54 - 55)